Sâu cuốn lá( Cnaphalocrocis medinalis Guenée) (Các phần mục bố trí lộn

Một phần của tài liệu giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng lúa cạn mô đun phòng trừ sâu bệnh hại (Trang 46 - 51)

- Diệt trừ bằng thuốc hoá học lưu dẫn và nội hấp trừ sâu như:

3. Sâu cuốn lá( Cnaphalocrocis medinalis Guenée) (Các phần mục bố trí lộn

xộn, nên đánh mục lại)

Họ Pyralidae (Ngài Sáng), Bộ Lepidoptera (Cánh Vảy).

3.1. Phân bố và kí chủ:

C. medinalis xuất hiện từ Nhật Bản, theo hướng Đông Nam Á xuống đến châu Úc và đã gây hại nhiều ở các quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh, Miến Điện, Cambodia, Indonesia, Hawaii, Lào, Madagascar, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Thái Lan và Việt Nam.

Ngoài lúa, sâu còn có thể phá hại trên cây bắp, mía, lúa hoang, lúa mì, cây lau, các loại cỏ.

3.2. Đặc điểm hình thái:

Trứng hình bầu dục, khoảng 0,5 mm, màu trắng, chuyển sang màu vàng nhạt khi sắp nở, có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ cả ở mặt trên và mặt dưới lá (nhưng chủ yếu ở mặt trên lá). Trứng mới đẻ màu hơi đục, khi gần nở chuyển màu ngà vàng.

- Sâu non mới nở màu trắng sữa, có lông nâu phủ khắp mình. Sâu tuổi 1 đã rất linh hoạt; tuổi 2-3 trở đi nhả tơ khâu hai mép lá cuốn thành tổ nằm bên trong gây hại; tuổi 4-5 nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang hoặc chập nhiều lá thành bao. Sâu non mới nở màu trắng trong, đầu màu nâu sáng, khi bắt đầu ăn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ. Sâu non đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao tìm chỗ hoá nhộng theo cách nhả tơ, cắn đứt hai mép lá khâu thành bao hoặc bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng.

- Nhộng: có mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở trồi lên, các đốt bụng thứ 6, 8 thót vào.

- Con trưởng thành: có màu vàng nâu, mép trước cánh trước màu nâu đen. Ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh con đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu nâu xẫm.

Hình 3.2.11. Nhộng và bướm sâu cuốn lá hại lúa 3.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái:

Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ từ 30-35 ngày: + Thời gian trứng: 6-7 ngày.

+ Thời gian sâu non: 15-25 ngày. + Thời gian nhộng: 6-8 ngày.

+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-7 ngày.

+ Nhiệt độ thích hợp đối với sâu cuốn lá nhỏ là 25-29°C, và ẩm độ trên 80%.

Ngài của sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng quang rất mạnh và con cái mạnh hơn con đực. Nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày thường ẩn nấp, nếu khua động thì chỉ bay lên bằng chiều cao ngọn.

Hình 3.2.12. Vòng đời sâu cuốn lá hại lúa 3.4. Đặc điểm gây hại

Bướm thường vũ hóa về ban đêm, từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau. Ban ngày bướm trốn trong khóm lúa hoặc cỏ dại, khi bị động thì bay một đoạn ngắn trên lá lúa. Tất cả các hoạt động như bắt cặp, đẻ trứng đều xảy ra ban đêm. Bướm bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn, nhất là bướm cái. Bướm thích cái đẻ trứng ở các ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm rạp và thích tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, gần nhà ở, gần vườn hoặc đường đi có bóng mát.

Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn, bò khắp trên lá, thân cây và chui vào lá non, mặt trong của bẹ lá ăn phần xanh, chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa. Sang tuổi 2, sâu bò đến các lá già nhả tơ ở 2 bìa lá lúa khoảng giữa lá, sợi tơ gặp không khí sẽ khô và rút hai bìa lá lại, mặt trên lá cuốn vào bên trong thành một cái bao theo chiều dọc lá lúa, sâu ẩn trong đó và cạp ăn phần xanh của lá để sinh sống.

Chỉ có 1 sâu trong một cuốn lá. Sâu tuổi lớn có thể ăn 1-2 lá lúa trong một ngày và có khả năng nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang, đôi khi chập 2-5 lá cuốn thành một bao. Sâu nằm trong bao, có thể ăn phá suốt ngày đêm. Sâu còn có thể di chuyển hẳn ra khỏi bao củ để gây hại các lá mới.

Một con sâu từ khi nở đến trưởng thành có thể gây hại từ 3-5 lá. Sâu thường di chuyển vào buổi chiều, nếu trong ngày trời mưa hoặc râm mát thì sâu có thể di chuyển bất cứ lúc nào. Sâu non lớn đẩy sức chuyển từ màu xanh sang vàng hồng và có thể hóa nhộng ngay nơi đã sinh sống hoặc chui ra khỏi bao củ

tìm vị trí khác hóa nhộng. Sâu có thể nhả tơ, cắn đứt hai đầu lá và bịt lại thành bao kín để hóa nhộng bên trong. Lá lúa bị sâu gây hại sẽ khô, cây héo, giảm năng suất, nhất là khi sâu tấn công lá cờ.

Hình 3.2.13. Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá hại lúa 3.5. Biện pháp phòng trừ

- Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm.

- Điều chỉnh mật độ trồng hợp lý, vệ sinh đồng ruộng và diệt trừ cỏ dại. - Dùng các biện pháp thủ công: bẫy đèn bắt bướm…

- Diệt trừ bằng thuốc hoá học.

Hình 3.2.14. Một số loại thuốc trừ sâu cuốn lá hại lúa Đặc tính thuốc Comda gold 5WG

Comda gold 5WG, có khả năng thấm sâu qua tế bào biểu bì của lá, là thuốc có tác động vị độc và tiếp xúc, hiệu lực phòng trừ mạnh. Trên cây lúa, ngoài sâu cuốn lá nhỏ, thuốc còn diệt được cả rầy nâu, là đối tượng cũng thường có mặt trên ruộng lúa cùng lúc với sâu cuốn lá, vì thế khi sử dụng thuốc để trừ sâu cuốn lá thì đồng thời cũng đã góp phần hạn chế mật số của rầy nâu trong ruộng lúa.

Liều lượng lượng sử dụng từ 80-100gram thuốc/ha, tức dùng 1/3 gói thuốc (loại 10gram/gói) pha trong một bình xịt loại 16 lít, pha xong xịt 2,5-3 bình/1.000 m2 (xịt khi sâu còn nhỏ tuổi).

Đặc tính thuốc Quiluxny 72EC.

Hoạt chất: Emamectin benzoate (Avermecti B1a: 90% + Avermecti B1b: 10%) có tác dụng trừ sâu cuốn lá.

Đặc tính thuốc Patox 95SP

Hoạt chất Cartap có tác động thấm sâu, đặc biệt thuốc có cả tác động tiếp xúc, vị độc, nội hấp. Phổ tác động rộng, hiệu quả cao, nhanh và kéo dài. Trừ được nhiều loại sâu hại trên nhiều loại cây trồng như: lúa, mía, cà phê, cây ăn quả và cây công nghiệp

Patox diệt được cả pha trứng, sâu non và trưởng thành nên hiệu quả rất cao với sâu đục thân và cuốn lá hại lúa kể cả khi mật độ sâu rất cao và có sự xen gối lứa phức tạp

Hướng dẫn sử dụng Trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy Nâu…hại lúa; Sâu đục thân hại mía…

Lượng dùng và cách pha, phun: Patox 95SP: Lượng dùng 600-700 gam thuốc/ha. Pha 10-15 g am thuốc với 8-10 lít nước. Phun ướt đẫm đều tán lá cây.

Thời điểm xử lý: Phun thuốc sau cao điểm bướm rộ 5-7 ngày hoặc khi sâu non mới nở (tuổi 1 rộ)

Một phần của tài liệu giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng lúa cạn mô đun phòng trừ sâu bệnh hại (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w