Hình 3.1.32. Ch nh pét ca bình phun ỉủ

Một phần của tài liệu giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng lúa cạn mô đun phòng trừ sâu bệnh hại (Trang 32 - 49)

Sử dụng thuốc trừ cỏ theo nguyên tắc 4 đúng:

Trừ cỏ cho lúa bằng thuốc cỏ có nhiều ưu điểm là hiệu quả diệt cỏ cao, diệt cỏ sớm từ đầu vụ nên cỏ chưa cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sánh với lúa, giải quyết vấn đề thiếu lao động làm cỏ… Tuy nhiên, để sử dụng thuốc trừ cỏ cho lúa đạt hiệu quả cao nhất, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Dùng đúng loại thuốc trừ cỏ lúa: Cỏ dại trên mỗi ruộng lúa thường không giống nhau. Điều cần thiết trước hết là phải biết được thành phần cỏ trên ruộng gồm những loài cỏ nào để chọn loại thuốc có phổ tác dụng thích hợp. Nếu ruộng chỉ có cỏ một lá mầm thì dùng thuốc chuyên trừ cỏ một lá mầm. Nếu ruộng có cỏ thuộc nhóm cói lác và cỏ hai lá mầm chiếm đa số thì dùng thuốc diệt cỏ cói lác và cỏ hai lá mầm. Nếu ruộng có cả 3 nhóm cỏ thì dùng thuốc diệt cỏ phổ rộng. Chú ý xem xét điều kiện của ruộng, nhất là mặt bằng và khả năng chủ động nước, để đáp ứng yêu cầu của loại thuốc sử dụng.

- Dùng thuốc trừ cỏ lúa đúng thời điểm:

+ Thuốc trừ cỏ lúa tiền nẩy mầm tác động diệt cỏ khi hạt cỏ chưa hoặc đang nẩy mầm, cho nên cần phun sớm sau khi làm đất hoặc sau khi gieo cấy 1 - 4 ngày.

+ Thuốc trừ cỏ lúa hậu nẩy mầm tác động khi hạt cỏ đã mọc thành cây, thường dùng sau khi gieo trồng lúa từ 6 - 20 ngày. Có loại thuốc tác động khi cây cỏ còn nhỏ dưới 2 lá gọi là thuốc hậu nẩy mầm sớm, thường dùng sau khi gieo trồng từ 6-10 ngày. Cần tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất cho từng loại thuốc để phun cho đúng giai đoạn sinh trưởng của cỏ dại và cây lúa.

- Dùng thuốc trừ cỏ lúa đúng liều lượng: Tính toán pha đúng lượng thuốc cần cho mỗi bình phun và phun đủ số bình cho một đơn vị diện tích theo khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc. Khi sử dụng ở liều lượng quá cao hoặc phun chồng lối,

một số thuốc trừ cỏ có thể gây ngộ độc cho lúa làm lúa bị cháy lá, lùn, còi cọc thậm chí bị chết. Nhưng nếu dùng ở liều lượng thấp cỏ không chết, hiệu quả trừ cỏ thấp. Thuốc cỏ dùng để rải nên trộn với cát hay phân bón để rải cho đều khắp ruộng.

- Dùng thuốc trừ cỏ lúa đúng cách: Tùy theo đặc tính của thuốc cỏ là lưu dẫn qua thân lá hoặc hấp thụ qua rễ mà tuân thủ theo những hướng dẫn theo yêu cầu riêng của từng loại thuốc. Cần chú ý phải chuẩn bị mặt ruộng bằng phẳng, quản lý nước trước và sau khi phun hay rải thuốc cỏ là hết sức quan trọng để phát huy tối đa tác dụng diệt cỏ của thuốc. Không nên phun thuốc cỏ khi trời nắng nóng, đang có gió to hay sắp mưa. Sau khi phun thuốc cỏ l – 3 ngày cần cho nước vào ngập săm sắp mặt ruộng lúa để tăng hiệu lực của thuốc.

Lưu ý khi chọn thuốc trừ cỏ: Chọn lựa một loại thuốc trừ cỏ lúa để sử

dụng, chúng ta có thể chọn lựa theo những tiêu chí sau:

- Hiệu quả trừ cỏ cao, diệt được những loài cỏ chính trong ruộng lúa.

- Có tính chọn lọc cao, an toàn cho cây lúa, con người, động vật thủy sinh và côn trùng có ích.

- Điều kiện sử dụng dễ dàng, thích hợp với đặc điểm, khả năng canh tác và giá cả hợp lý.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Các câu hỏi

Câu hỏi 1: Phân loại cỏ dại theo chu kì sinh trưởng có mấy nhóm? a) 1 nhóm: cỏ hằng niên b) 2 nhóm: cỏ hằng niên và cỏ đa niên c) 3 nhóm: cỏ hằng niên, cỏ đa niên, cỏ hòa bản

d) 4 nhóm: cỏ hằng niên, cỏ đa niên, cỏ hòa bản, cỏ lá rộng.

Câu hỏi 2: Anh chị hãy trình bày các loại cỏ dại hại chính trên cây lúa cạn? Câu hỏi 3: Tác hại của cỏ dại đối với cây lúa như thế nào?

a) Cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa.

b) Cạnh tranh nước và ánh sáng với cây lúa.

c) Là ký chủ và môi trường tốt cho sâu, bệnh, động vật hại lúa phát triển. d) Cả a; b và c.

Câu hỏi 4: Phòng trừ cỏ dại cho ruộng lúa cạn bằng phương pháp nào sau đây? a) Biện pháp cơ giới.

b) Biện pháp hóa học. c) Biện pháp canh tác d) Biện pháp thủ công.

e) Cả a,b,c,d

2. Các bài thực hành

2.1. Bài thực hành số 3.1.1: Phân biệt hình dạng cỏ dại theo hình thái

- Mục tiêu: Giúp người học nhận biết hình dạng các nhóm cỏ theo hình thái - Nguồn lực: Cỏ 1 lá mầm; cỏ 2 lá mầm; cỏ cói, chác, lác; bút, giấy.

- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 8-10 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút, các nhóm cỏ dại...

- Nhiệm vụ: Quan sát các nhóm cỏ và phân biệt đặc điểm hình thái các nhóm cỏ.

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định

đúng các nhóm cỏ.

2.2. Bài thực hành số 3.1.2: Nhận dạng các loại cỏ hại trên ruộng lúa cạn

- Mục tiêu: Giúp người học nhận biết hình dạng các cỏ dại trên ruộng lúa cạn

- Nguồn lực: ruộng lúa; bút, giấy.

- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 8-10 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút, ruộng lúa...

- Nhiệm vụ: Quan sát ruộng lúa và tìm đúng chủng loại cỏ dại - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ 1 nhóm

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định

đúng tên cỏ dại hại trên ruộng lúa.

2.3. Bài thực hành số 3.1.3: Phun thuốc trừ cỏ dại

- Mục tiêu: Giúp người học biết cách pha chế và phun thuốc trừ cỏ - Nguồn lực: Các loại thuốc diệt cỏ. Mỗi loại 3 chai hay gói.

- Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, mỗi nhóm chọn lựa 5 loại thuốc và dụng cụ pha thuốc, phun thuốc.

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện các bước: Chọn thuốc, tính lượng thuốc, pha thuốc và phun thuốc. Quan sát học sinh thực hiện. Nhận xét, ghi điểm. Giáo viên quan sát học viên thực hiện, nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho mỗi học sinh trong nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên chọn đúng loại thuốc, tính đúng lượng thuốc, pha thuốc đúng cách và phun thuốc đúng kỹ thuật.

C. Ghi nhớ

- Sử dụng thuốc trừ cỏ theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo an toàn cho người thực hiện, người sử dụng sản phẩm và môi trường sinh thái.

Bài 2: Phòng trừ sâu hại lúa Mã bài: MĐ 03-02

Sâu hại lúa luôn luôn là vấn đề được quan tâm của những người trồng lúa. Sâu là gì, chúng hại lúa như thế nào, phòng trừ làm sao cho có hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài ”Phòng trừ sâu hại lúa”

Mục tiêu

- Mô tả được hình thái, triệu chứng của một số loại sâu hại chính trên cây lúa cạn.

- Liệt kê được các phương pháp phòng trừ sâu hại.

- Phòng trừ được một số loại sâu hại chính theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động.

- Có ý thức tiết kiệm vật tư, đảm bảo an toàn lao động.

A. Nội dung

Có nhiều loại sâu hại trên ruộng lúa cạn nhưng phổ biến nhất là: Bọ trĩ, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít hôi.

1. Bọ trĩ

Tên khoa học: Stenchaetothrips biformis Bagnall Thuộc Họ: Thripidae

Bộ: Thysanoptera

1.1. Phân bố và kí chủ:

Bọ trĩ xuất hiện ở nhiều nước vùng Đông Nam Châu Á, kéo dài từ Đông Nam Trung Quốc, Ấn Độ đến các nước như Lào, Thái lan, Việt Nam..

Kí chủ chính của bọ trĩ là lúa, ngoài ra còn có thể tấn công trên cay bắp, cỏ lồng vực, lúa mì, thuốc lá, hành và các loại hoa màu lá hẹp khác.

1.2. Đặc điểm hình thái:

- Trứng hình bầu dục, khi mới đẻ có màu trong suốt, lúc sắp nở có màu vàng nhạt.

- Sâu non mới nở thân có màu trong suốt, sau lần lột các thứ nhất có màu vàng nhạt. Cơ thể hình ống, râu dài không quá ½ cơ thể, đầu nhỏ hơn ngực.

- Nhộng màu vàng sẫm, không di chuyển. Giai đoạn này phần phụ nhìn thấy rõ, cánh kéo dài tới đốt bụng thứ 4. Thường hoá nhộng ngay trong những lá đã cuốn lại.

- Con trưởng thành mới vũ hoá có màu nâu sáng, sau có màu đen bóng, rất nhanh nhẹn, thường bò cong bụng trên mặt lá. Râu đầu hình chuỗi hạt 7 đốt, đốt

gốc to hơn các đốt khác. Đầu hơi giống hình chữ nhật, mắt kép bé. Con đực có kích thước nhỏ hơn con cái.

Hình 3.2.1. Bọ trĩ non

Hình 3.2.2. Bọ trĩ trưởng thành 1.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái

+ Giai đoạn trứng: 4-5 ngày. + Giai đoạn sâu non: 5-8 ngày.

+ Giai đoạn tiền nhộng và nhộng: 2-3 ngày. + Giai đoạn trưởng thành: 10-20 ngày.

Tỷ lệ đực cái chênh lệch nhau rất lớn: 95% là con cái và 5% là con đực, những con đực không có vai trò sinh sản gì trong loài. Bọ trĩ sinh sản đơn tính là chủ yếu.

Con cái trưởng thành đẻ khoảng 3-160 trứng, chúng đẻ trong 5-7 ngày, nhưng đẻ nhiều nhất là ngày thứ 2, 3, 4. Một năm phát sinh 8-10 lứa, trong đó lứa 1 và 2 phát sinh trên cỏ. Lứa 2-3 và lứa 6 là quan trọng nhất. Nhiệt độ thích hợp để bọ trĩ phát sinh phát triển từ 15-25oC. Mưa làm giảm rõ rệt số lượng bọ trĩ, đặc biệt là trưởng thành. Quần thể bọ trĩ phát triển mạnh ở những năm hạn hán, con trưởng thành có khả năng kháng thuốc cao.

Hình 3.2.3. Vòng đời bọ trĩ 1.4. Đặc điểm gây hại

Bọ trĩ gây hại ở khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới, lúa sạ bị hại nặng hơn lúa cây. Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non đều hút nhựa lá làm

lá cong lại, ban đầu lá lúa bị hại có nhiều điểm trắng nhỏ, nhưng khi bị hại nặng lá lúa chuyển sang màu vàng đỏ cuốn quăn lại, và dần dần khi cả lá.

Bọ trĩ hút nhựa hoa làm cây lúa sinh trưởng còi cọc, hoa lúa không thụ phấn được. Bọ trĩ hại cả lúa nước và lúa cạn ngay sau khi lúa mới cấy được 1-2 tuần. Bọ trĩ thường gây hại giai đoạn mạ, thời tiết khô hạn là điều kiện thuận lợi để cho bọ trĩ phát sinh phát triển gây hại.

Hình 3.2.5. Triệu chứng gây hại bọ trĩ 1.5. Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ở các bờ ruộng.

- Dùng các loại thuốc thảo mộc để bảo vệ các thiên địch (gồm các loài nhện ăn thịt, bọ rùa Scymus sp), trong trường hợp mật độ cao dùng thuốc hoá học vị độc, lưu dẫn, tiếp xúc phun khi bọ trĩ phát sinh rộ.

Đặc tính thuốc Anfaza 250WDG:

Thành phần: Thiamethoxam Công dụng:

Công ty đăng ký thuốc đặc trị rầy nâu/ bọ trĩ hại lúa. Rệp sáp cà phê.

Ngoài ra hoạt chất này còn diệt được rầy xanh/ bọ xít muỗi hại chè. Rầy hại cao su/ cà phê/ tiêu/ điều/ ca cao/ ra màu/ cây ăn trái.

Sử dụng: 250WG : 1gam/ bình 8 lít. 350SC : 50 ml / ha.

Đặc tính thuốc Admitox 750WDG:

Thành phần: Imidacloprid Công dụng:

Imidacloprid là thuốc trừ sâu dùng để diệt trừ rầy nâu, rầy xanh, bọ trĩ hại lúa; rầy bông hại xoài; rệp hại bông vải; bọ trĩ hại dưa chuột, dưa hấu, nho; sâu vẽ bùa, rệp sáp hại cây có múi; rầy chổng cánh hại sầu riêng, cam; rệp sáp hại cà phê…

Hướng dẫn sử dụng:

Loại 750 WDG: pha 1 gói 1g cho bình 8 lít/ phun 4 bình cho 1.000m2.

2. Sâu đục thân

Tên khoa học là Scirpophaga incertulas (Walker) Họ Pyralidae (Ngài Sáng)

Bộ Lepidoptera (Cánh Vảy).

2.1. Phân bố và kí chủ

Các loài sâu đục thân lúa được ghi nhận xuất hiện tại các quốc gia như Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Burma, Indonesia, Cambodia, Lào, Malaysia, Nepal, New Guinea, Philippines, Pakistan, Sri Lanka, Việt Nam, miền nam các nước Nhật, Trung Quốc và Triều Tiên.

Ngoài cây lúa, các loài sâu đục thân lúa có thể sinh sống được trên các loại cây như mía, bắp, lúa hoang, các loại cỏ. Đặc biệt là S. incertulas chỉ sống trên lúa và lúa hoang.

2.2. Đặc điểm hình thái

- Trứng đẻ thành ổ hình bầu dục, trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen. Mỗi con bướm cái có thể đẻ từ 1 – 5 ổ trứng, mỗi ổ có khoảng 50 – 217 trứng tuỳ theo lúa. Sâu non có 5 tuổi

- Sâu non đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip.

- Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực có chân sau dài tới đốt bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt.

- Con trưởng thành:

+ Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen.

+ Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.

Ổ Trứng Sâu non Nhộng

Sâu trưởng thành

Hình 3.2.7. Các giai đoạn phát triển của sâu đục thân hại lúa 2.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái:

Vòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 54-66 ngày. Nhiệt độ từ 19- 25oC có:

+ Thời gian sâu non: 36-39 ngày. + Thời gian nhộng: 12-16 ngày.

+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày.

Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng, ban ngày ẩn nấp, bị khua động thì bay sang cây khác. Ngài cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, ngài đực từ 23-1 h sáng. Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có 100-150 quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân bướm 2 chấm phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại.

Hình 3.2.8. Vòng đời sâu đục thân hại lúa 2.4. Đặc điểm gây hại

Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng.Giai đoạn đòng sâu ăn phần đọt non làm cho nõn héo thành từng cụm trên đồng ruộng. Khi lúa trổ sâu đục thẳng vào thân nhả tơ bít kín lỗ đục không cho nước thấm, nhộng làm ổ bên trong thân lúa cách mặt đất 1-2cm và bướm vũ hóa làm đọt héo, bông bạc, làm ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa.

Trong một vụ thường có 2 đợt sâu non phát sinh gây hại nặng (Khi lúa GĐ đẻ nhánh và trỗ).

Hình 3.2.9. Triệu chứng gây hại sâu đục thân 2.5. Biện pháp phòng trừ

- Gieo trồng mật độ vừa phải, bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và bón đạm kéo dài.

- Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cắt gốc rạ sát đất để hạn chế sâu, nhộng tồn tại trong gốc rạ, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm nước (làm dầm) để diệt nhộng.

- Dùng các biện pháp thủ công: ngắt dảnh héo, ổ trứng; bẫy đèn đồng loạt

Một phần của tài liệu giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng lúa cạn mô đun phòng trừ sâu bệnh hại (Trang 32 - 49)