0
Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Con trưởng thành:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỀ TRỒNG LÚA CẠN MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI (Trang 41 -43 )

+ Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen.

+ Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.

Ổ Trứng Sâu non Nhộng

Sâu trưởng thành

Hình 3.2.7. Các giai đoạn phát triển của sâu đục thân hại lúa 2.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái:

Vòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 54-66 ngày. Nhiệt độ từ 19- 25oC có:

+ Thời gian trứng: 8-13 ngày.

+ Thời gian sâu non: 36-39 ngày. + Thời gian nhộng: 12-16 ngày.

+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày.

Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng, ban ngày ẩn nấp, bị khua động thì bay sang cây khác. Ngài cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, ngài đực từ 23-1 h sáng. Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có 100-150 quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân bướm 2 chấm phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại.

Hình 3.2.8. Vòng đời sâu đục thân hại lúa 2.4. Đặc điểm gây hại

Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng.Giai đoạn đòng sâu ăn phần đọt non làm cho nõn héo thành từng cụm trên đồng ruộng. Khi lúa trổ sâu đục thẳng vào thân nhả tơ bít kín lỗ đục không cho nước thấm, nhộng làm ổ bên trong thân lúa cách mặt đất 1-2cm và bướm vũ hóa làm đọt héo, bông bạc, làm ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa.

Trong một vụ thường có 2 đợt sâu non phát sinh gây hại nặng (Khi lúa GĐ đẻ nhánh và trỗ).

Hình 3.2.9. Triệu chứng gây hại sâu đục thân 2.5. Biện pháp phòng trừ

- Gieo trồng mật độ vừa phải, bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và bón đạm kéo dài.

- Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cắt gốc rạ sát đất để hạn chế sâu, nhộng tồn tại trong gốc rạ, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm nước (làm dầm) để diệt nhộng.

- Dùng các biện pháp thủ công: ngắt dảnh héo, ổ trứng; bẫy đèn đồng loạt bắt bướm…

- Bảo vệ thiên địch sâu đục thân 2 chấm: như các loài ong ký sinh trứng: Tricchogramma japonicum; Tri. Dendrolimi mats; Tri.Chilonis…

- Dùng bẫy đèn bắt bướm khi bướm rộ.

- Tập trung ngắt ổ trứng, gôm lại và đem tiêu huỷ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỀ TRỒNG LÚA CẠN MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI (Trang 41 -43 )

×