0
Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Sâu cắn gié (ít có trên lúa cạn) )

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỀ TRỒNG LÚA CẠN MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI (Trang 55 -59 )

- Diệt trừ bằng thuốc hoá học lưu dẫn và nội hấp trừ sâu như:

5. Sâu cắn gié (ít có trên lúa cạn) )

Tên khoa học: Leucania separata Walker Họ: Noctuidae

Bộ: Lepidoptera

5.1. Phân bố và kí chủ:

Sâu cắn gié có khắp các vùng trồng lúa, ngô ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Philipine, Ấn Độ, Ustralia. Sâu cắn gié có thể phá hại trên 80 loài cây khác nhau, chủ yếu là các cây họ lúa.

5.2. Đặc điểm hình thái:

- Trứng sâu cắn gié hơi tròn, không có lông tơ phủ bên ngoài, bề mặt trứng có những vân khía hình mạng lưới, mắt vân có hình đa giác không đầu. Trứng xếp thành hàng hoặc chồng lên nhau thành ổ. Trứng mới đẻ có màu vàng sáng sau chuyển màu vàng đậm, khi sắp nở có màu tím than.

- Sâu non (ấu trùng) có màu nâu vàng nhạt, phía lưng có 4 vệt màu đen xám chạy dọc, đầu có màu nâu đậm.

- Nhộng: có màu nâu đỏ, từ đốt bụng thứ 5-7 về phía mép trước có đường sống nổi ngang màu nâu đen, trên đường đó có một dãy chấm lõm, cuối bụng có một đôi gai thô và hai đôi gan nhỏ.

- Con trưởng thành: là loài bướm có thân dài màu nâu tro nhạt hoặc nâu vàng nhạt. Cánh trước có màu giống thân, có nhiều chấm đen nhỏ. Góc dưới buồng giữa cánh có chấm trắng rõ, hai bên chấm trắng có hai chấm đen. Có một đường vân đen chạy xiên từ đỉnh cánh tới mép sau của cánh. Mép ngoài cánh có 7 điểm đen. Phía trong của cánh sau có màu nâu tro nhạt, phía ngoài màu nâu.

Hình 3.2.19. Giai đoạn nhộng và sâu trưởng thành

Hình 3.2.20. Hình dạng sâu cắn gié 5.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái:

Vòng đời của sâu cắn gié từ 34-71 ngày có: + Thời gian trứng: 3-11 ngày.

+ Thời gian sâu non: 18-41 ngày. + Thời gian nhộng: 7-22 ngày.

+ Thời gian trưởng thành: 6-11 ngày.

Con trưởng thành đẻ trứng thành từng ổ và được che phủ bằng một chất keo, chúng đẻ chứng nhiều trên lá cuốn hơn là lá thẳng, trên lá chưa mốc và ở các lá dưới gốc. Trung bình một con cái đẻ khoảng trên 100 quả trứng, số trứng đẻ phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và nhiệt độ, ẩm độ và tỉ lệ nở của trứng cũng rất cao. Sâu non mới nở sống tập trung, ẩn nấp trong lá nõn hoặc mặt dưới lá hay bẹ lá. Lượng ăn của sâu tuổi 4-6 chiếm 90% tổng lượng ăn của cả đời sâu non. Sâu có thể di truyển thành đàn, sâu non tuổi càng lớn càng sợ ánh sáng, loài sâu này còn có tập tính giả chết. Sâu non đẫy sức di chuyển từ trên cây xuống đất để hoá nhộng, nằm nằm dưới đất ở độ sâu 5-10 cm dưới gốc cây lúa, cũng có thể sâu non di chuyển lên bờ ruộng để hoá nhộng.

Sâu cắn gié là loài ưa điều kiện mát mẻ, hơi lạnh và độ ẩm cao. Nhiệt độ cao, khô hạn, điều kiện thức ăn... ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng của con trưởng thành. Sâu thường phát sinh nhiều trên những cánh đồng thấp, cây cỏ rậm rạp, khó tưới tiêu nước, có độ ẩm cao.

5.4. Đặc điểm gây hại

Sâu xuất hiện tập trung nên còn gọi là sâu đàn. Sâu non tuổi 1 phá hại để lại những vệt trắng dài nham nhở; sâu tuổi 2-3 gặm khuyết lá; sâu tuổi 4-6 ăn từ mép, bìa lá vào chỉ chừa gân lá và thân; chúng còn cắn đứt ngang cuống bông và cuống gié lúa.

Con trưởng thành của sâu cắn gié hoạt động vào ban đem, ban ngày thường ẩn dưới gốc lúa hay trong đám cỏ. Bướm ưa thích mùi vị chua, ngọt và nó có thể bay xa hàng chục cây số.

Hình 3.2.21. Triệu chứng sâu cắn gié 5.5. Biện pháp phòng trừ

- Làm đất kỹ, dọn sạch cỏ dại trong ruộng lúa và cả trên bờ. - Không để ruộng khô nước khi lúa trỗ

- Khi mật độ sâu chưa đủ ngưỡng phun thuốc, áp dụng cách bẫy bằng những bó rạ khô tẩm dấm mật và thuốc trừ sâu.

- Từ tháng 11-12 nếu có điều kiền có thể cuốc sạch cỏ hay phun thuốc trừ cỏ để diệt trứng, sâu non và nhộng.

- Thiên địch của sâu cắn gié có nhiều loại như: ong ký sinh, nhện, kiến, vi khuẩn và nấm... Để bảo vệ thiên địch nên hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu, nhất là vào giai đoạn đầu vụ.

- Làm bẫy bã chua ngọt: 4 phần dấm+2 phần + 1% thuốc trừ sâu loại không có mùi. Buộc các bùi nhùi bằng rạ vẩy dung dịch chua ngọt vào sau đó cắm ra ruộng lúa xung quanh bờ 20 bó/1ha vào giai đoạn lúa đòng già để vừa bẫy bắt trưởng thành vừa xác định được mật độ bướm trên đồng ruộng. Chiều tối đem cắm, sáng hôm sau thu gom bướm, làm liên tục cho đến khi lúa trỗ , chín sữa.

- Những loại thuốc trừ sâu gốc Lân hữu cơ, Carbamate hoặc Cúc tổng hợp có tác dụng tiếp xúc, vị độc đều có thể được dùng để trừ sâu cắn gié.

Hình 3.2.22. Một số thuốc trừ sâu cắn gié Đặc tính thuốc CarboSan 25EC

Hoạt Chất: Carbosulfan 250g/l.

Carbosulfan là thuốc trừ sâu gốc carbamate, có tác dụng tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn.Trừ được nhiều lọai sâu ăn lá, chích hút, sâu đục cành, đục trái, tuyến trùng hại rễ.

Đặc tính thuốc Maxfos 50EC

Hoạt Chất: Chlorpyrifos Ethyl 500g/l.

Chlorpyrifos là thuốc trừ sâu phổ rộng gốc Lân hữu cơ, có tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi. Trừ sâu hại miệng nhai và chích hút trên vườn cây : sâu khoang trên rau đậu, sâu đục thân lúa, rệp sáp... Sử dụng là thuốc nền để hỗn hợp với các lọai thuốc khác.

- Khi phun thuốc nên: + Phun thuốc lúc chiều mát + Phun đủ lượng nước

+ Không để ruộng khô nước khi phun

+ Phun thuốc khi sâu đang ở tuổi nhỏ hiệu quả mới cao.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỀ TRỒNG LÚA CẠN MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI (Trang 55 -59 )

×