Bệnh vàng lá

Một phần của tài liệu giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng lúa cạn mô đun phòng trừ sâu bệnh hại (Trang 79 - 84)

- Xử dụng các giống ít nhiễm bệnh trên những vùng thường xuyên bị

6. Bệnh vàng lá

6.1. Triệu chứng gây hại

6.1.1. Nhóm bệnh vàng lá do virus

Bệnh tungo: Cây bị bệnh lùn và ít chồi. Phiến và bẹ lá ngắn hơn bình

thường, lá phát triển cong queo hay cuộn tròn. Mầu lá thay đổi từ xanh sang vàng cam, vàng nâu bắt đầu từ chóp lá già. Lá non thường có đốm không đều hay có sọc xanh chạy song song với gân lá. Quá trình chuyển màu vàng của lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng của lúa. Cây bị bệnh trỗ bông muộn, bông nhỏ, hạt lép và trỗ không hoàn toàn. Bệnh lan truyền do rầy xanh đuôi đen.

Bệnh vàng tạm thời: Cây bị bệnh thường lùn, lá biến màu vàng từ chóp

của lá dưới. Trên lá vàng có các chấm mầu gỉ sắt. Những lá non thường có mầu vàng lợt. Cây bị bệnh sớm thì không trỗ bông hoặc bông ngắn, hạt lép (triệu chứng này gần giống với bệnh tungo). Nguồn virus lan truyền do rầy xanh đuôi đen.

Bệnh vàng cam: Cây bệnh hơi lùn và ít chồi, lá mầu xanh vàng đến vàng

cam. Triệu trứng ban đầu xuất hiện ở chóp lá, trên lá xuất hiện nhiều sọc chạy song song với gân chính. Bệnh phát triển làm lá lúa cuộn tròn vào trong và khô từ chóp lá xuống. Lúa nhiễm bệnh sớm sẽ bị chết. Cây bị bệnh không có bông hoặc bông ngắn, hạt lép mầu nâu đậm. Nguồn virus lan truyền do rầy bông.

6.1.2. Nhóm bệnh vàng lá do vi khuẩn

Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Triệu chứng là những vệt hẹp, trong suốt giữa

các gân lá. Đầu tiên là chóp lá sau đến mép lá có các sọc mầu nâu chạy song song với gân lá. Ở giống nhiễm bệnh, toàn bộ lá chuyển mầu vàng nâu sau đó lá bị chết. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, giống nhiễm bệnh thì toàn ruộng lúa biến thành mầu vàng cam. Vi khuẩn được lan truyền qua hạt giống và vết thương cơ giới, vì vậy mưa và gió là tác nhân làm bệnh lây lan nhanh.

Bệnh khảm vàng: Cây bị bệnh hơi lùn, ít nhánh, lá có đốm không đều và

có các sọc mầu vàng. Cây bị bệnh nặng, toàn ruộng lúa biến thành mầu vàng cam. Bông lúa sẽ bị dị hình, trỗ không thoát và hạt bị lép lửng nhiều. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng sau khi cấy 3-4 tuần khi cây lúa bước vào đẻ nhánh rộ. Bệnh lan truyền do các côn trùng cánh cứng (sâu gai, bọ lá…).

Hình 3.3.15. Triệu chứng bệnh vàng lá do virus 6.1.3. Nhóm bệnh vàng lá lúa do nấm

Bệnh vàng lá chín sớm: Khóm lúa có chiều cao bình thường, vết bệnh trên

lá là những sọc vàng hình bầu dục kéo dài tới chóp lá. Bệnh xuất hiện trên cả lá non, lá bánh tẻ và lá già. Cây lúa bị bệnh thường trỗ bông và chín sớm nhưng bông ngắn, hạt lép.

Bệnh thối bẹ lá: Do nấm gây hại ở bẹ lá, nặng nhất là khi lúa bước vào

giai đoạn đứng cái làm đòng. Nấm gây hại tạo thành các đốm bầu dục dài, làm 80

phá vỡ các mạch dẫn của bẹ lá, dẫn đến lá lúa bị biến vàng. Khi bệnh đã gây hại tới lá đòng thì lúa trỗ không thoát và hạt bị lép hoàn toàn.

Trong nhóm bệnh này còn có bệnh thối thân và bệnh gạch nâu.

6.1.4. Bệnh vàng lá lúa do tuyến trùng

Bệnh này còn gọi là bệnh bứu rễ. Tuyến trùng tấn công vào rễ của cây mạ trên những chân ruộng khô hạn. Khi nhiễm tuyến trùng rễ cây lúa tạo thành những hạt bứu không còn khả năng hấp phụ nước và dinh dưỡng. Do đó, lá lúa biến thành mầu vàng rồi sau đó khô chết. Muốn phòng trừ tuyến trùng cần giữ cho ruộng mạ và ruộng lúa không bị khô hạn. Nếu lúa bị bệnh nặng có thể dùng thuốc trừ tuyến trùng như Mocap (lưu ý đây là thuốc rất độc với con người và môi trường).

6.1.5. Bệnh vàng lá do các yếu tố bất lợi của môi trường

Bệnh này xảy ra nếu đất thiếu đạm, đất bị ngộ độc (bệnh nghẹt rễ lúa), nước tưới bị ô nhiễm các hoá chất độc hại, ngộ độc không khí như khói lò gạch, khói nhà máy xi măng…

Hình 3.3.16. Triệu chứng bệnh vàng lá do thiếu đạm 6.2. Biện pháp phòng trừ

Biện pháp phòng trừ nhóm bệnh do vius: Với nhóm bệnh này phòng là

chính, hiện nay chưa có thuốc trừ virus trên cây lúa. Cần phòng trừ triệt để môi giới truyền bệnh (rầy nâu, rầy bông, rầy xanh đuôi đen…). Thời vụ gieo cấy cần tránh thời kỳ mẫn cảm của cây lúa trùng với thời điểm vũ hoá rộ của các lứa rầy. Khi phát hiện những bệnh này trên đồng ruộng cần nhổ bỏ, tiêu huỷ kịp thời để tránh lây lan.

Phòng trừ nhóm bệnh do vi khuẩn: Không lấy giống ở những ruộng bị

bệnh (đối với lúa thuần), xử lý hạt giống trước khi gieo, ngừng bón thúc đạm khi 81

lúa bị bệnh. Khi có nguy cơ thành dịch trên diện rộng cần phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc trừ vi khuẩn như Starner, Sasa…

Biện pháp phòng trừ do nấm: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ sau thu hoạch,

làm sạch cỏ dại vì đây là nguồn ký chủ của nấm. Bón phân cân đối theo từng giống lúa và chân ruộng, tránh bón thừa đạm sẽ làm bệnh thêm trầm trọng. Khi bị hại nặng có thể dùng các thuốc trừ nấm như Fujioan, Kitajin, Ridomil… phun trừ.

Biện pháp phòng trừ do tuyến trùng: Muốn phòng trừ tuyến trùng cần

giữ cho ruộng mạ và ruộng lúa không bị khô hạn. Nếu lúa bị bệnh nặng có thể dùng thuốc trừ tuyến trùng như Mocap (lưu ý đây là thuốc rất độc với con người và môi trường).

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Các câu hỏi

Câu hỏi 1: Anh chị hãy trình bày các loại bệnh hại chính trên cây lúa cạn? Câu hỏi 2: Bệnh đạo ôn lúa còn được gọi là bệnh?

a) Cháy lá.

b) Đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông. c) Cả a; b

Câu hỏi 3: Bệnh đạo ôn là do nguyên nhân nào gây ra? a) Do nấm.

b) Do vi khuẩn. c) Cả a và b.

Câu hỏi 4: Bệnh lem lép hạt lúa do nguyên nhân nào gây ra? a) Nhện gié.

b) Vi khuẩn c) Nấm d) Cả a,b,c 2. Các bài thực hành

2.1. Bài thực hành số 3.3.1: Nhận dạng các loại bệnh hại trên ruộng lúa cạn

- Mục tiêu: Giúp người học nhận biết triệu chứng, đặc điểm các bệnh hại trên ruộng lúa cạn

- Nguồn lực: ruộng lúa; bút, giấy.

- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 8-10 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút, ruộng lúa...

- Nhiệm vụ: Quan sát ruộng lúa và tìm đúng bệnh hại trên ruộng lúa - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ 1 nhóm

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định

đúng tên bệnh hại trên ruộng lúa.

2.2. Bài thực hành số 3.3.2: Phun thuốc trừ bệnh hại

- Mục tiêu: Giúp người học biết cách pha chế và phun thuốc trừ bệnh hại - Nguồn lực: Các loại thuốc trừ bệnh hại. Mỗi loại 3 chai hay gói.

- Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, mỗi nhóm chọn lựa 5 loại thuốc và dụng cụ pha thuốc, phun thuốc.

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện các bước: Chọn thuốc, tính lượng thuốc, pha thuốc và phun thuốc. Giáo viên quan sát học viên thực hiện, nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho mỗi học sinh trong nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên chọn đúng loại thuốc, tính đúng lượng thuốc, pha thuốc đúng cách và phun thuốc đúng kỹ thuật.

C. Ghi nhớ

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo an toàn cho người thực hiện, người sử dụng sản phẩm và môi trường sinh thái.

Bài 04: Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa Mã bài: MĐ 03-04

Ngày nay có nhiều tiến bộ kỹ thuật trong quản lí, kiểm soát sâu bệnh hại trên cây lúa, nếu người trồng lúa áp dụng đúng thì sẽ tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế. Những tiến bộ kỹ thuật đó là gì và áp dụng như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong quản lí, kiểm soát sâu bệnh hại để trả lời các câu hỏi vừa nêu trên.

Mục tiêu:

- Liệt kê được các nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp

- Thực hiện được các biện pháp của quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa cạn đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Thực hiện tốt an toàn trong lao động và bảo vệ môi sinh, môi trường.

Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng lúa cạn mô đun phòng trừ sâu bệnh hại (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w