0
Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Biện pháp kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỀ TRỒNG LÚA CẠN MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI (Trang 75 -79 )

- Xử dụng các giống ít nhiễm bệnh trên những vùng thường xuyên bị

4. Bệnh khô vằn

4.2.2. Biện pháp kỹ thuật canh tác

+ Vệ sinh đồng ruộng: sau khi thu hoạch lúa nên dọn sạch rơm rạ để hạn chế hạch nấm.

+ Làm đất: Sau khi thu hoạch lúa nên cày ải lật đất, để chôn vùi hạch nấm trước khi gieo sạ.

+ Mật độ gieo trồng: nên gieo trồng với mật độ vừa phải để tiết kiệm giống, hạn chế bệnh đốm vằn; giảm chi phí phòng trừ. Nếu có điều kiện nên sạ theo hàng bằng máy. Không nên gieo sạ quá dày vì vừa tốn giống vừa tốn chi phí phòng trừ sâu bệnh đặc biệt là bệnh khô vằn.

+ Bón phân: bón phân đầy đủ, cân đối giữa tỷ lệ N:P:K. Tăng cường bón phân hữu cơ, kali giúp hạn chế bệnh. Nên sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân cho lúa, như vậy sẽ tiết kiệm được phân bón và chi phí phòng trừ bệnh.

+ Thâm canh tăng vụ: Ruộng thường xuyên bị bệnh đốm vằn gây hại nặng không nên gieo sạ nhiều vụ liên tiếp trong năm; nên luân canh với cây trồng khác không phải là cây ký chủ của bệnh đốm vằn.

+Quản lý cỏ dại, chăm sóc:

Cỏ dại vừa là ký chủ phụ vừa tạo môi trường sinh thái thích hợp cho bệnh đốm vằn. Quản lý ruộng sạch cỏ dại sẽ hạn chế được bệnh, nên áp dụng theo phương pháp "Quản lý tổng hợp cỏ dại hại lúa".

Hình 3.3.11. Một số thuốc trừ bệnh khô vằn Đặc tính thuốc Pink vali 5SL

Tên hoạt chất: Validamycin A

Đặc điểm: Pink Vali là một chế phẩm sinh học, được sản xuất qua quá trình lên men với tác động kháng sinh, ức chế nhanh nguồn bệnh, giúp cây khỏe, mượt lá, tăng năng suất và phẩm chất.

Công dụng: Phòng trừ các bệnh khô vằn cho lúa, ngô, gừng; bệnh lở cổ rễ, héo rũ, thối gốc cho rau, dưa, đậu, cà chua, khoai tây, cà phê; bệnh nấm hồng cao su, cà phê, cây ăn quả.

Hướng dẫn sử dụng:

- Lúa, bắp, đậu và các cây trồng khác: dùng 1,2-1,5 lít/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun khi bệnh chớm xuất hiện.

- Chú ý phun kỹ cả mặt trên và mặt dưới lá.

- Để tiết kiệm công phun, có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác nhưng không pha chung với thuốc có tính kiềm nhưBordeaux.

Đặc tính thuốc Fowanil 50SC

Là thuốc trừ nấm cao cấp, phổ rộng. Đặc trị bệnh khô vằn hại lúa và bệnh rỉ sắt hại cà phê.

Hoạt chất Chlorothalonil đã được đăng ký tại Việt Nam để trừ nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng như: Đạo ôn, khô vằn hại lúa; đốm lá, gỉ sắt hại lạc; đốm nâu hại thuốc lá; thán thư hại xoài; bệnh ghẻ nhám hại cây có múi; mốc sương hại dưa hấu, khoai tây; sương mai hại vải thiều; bệnh đốm vàng hại cà chua...

Liều dùng: 1,5 - 2 lít/ha. Pha 40-60ml cho bình 16 lít. Lượng nước thuốc:500 - 600lít/ha.

Thời điểm phun: Khi bệnh mới xuất hiện. 76

5. Bệnh cháy bìa lá5.1. Triệu chứng gây hại 5.1. Triệu chứng gây hại

Bệnh đốm cháy bìa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nấm gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vi khuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương, tiến vào bên trong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên. Vi khuẩn phát triển trong phạm vi pH từ 4 - 8,8. Nhiệt độ tối thích là 28- 30oC.

Bệnh phát sinh phá hại trong suốt từ thời kỳ cây con đến khi lúa chín, nhưng triệu chứng điển hình biểu hiện ở thời kỳ lúa từ sau đẻ nhánh đến trổ và chín sữa. Vết bệnh tạo thành các sọc như giọt dầu từ mép lá gần đỉnh và phát triển dần theo cả chiếu dài và chiều rộng tạo thành một vết cháy ở mép và đỉnh lá.

Vết bệnh có màu vàng xám nhạt, giữa vết cháy và phần xanh còn lại của lá có ranh giới rõ ràng bởi một đường nâu sẫm, vết bệnh có thể lan rộng làm cả phiến lá khô bạc trắng. Vào sáng sớm khi còn ướt sương hoặc ngày mưa dầm ẩm ướt trên vết bệnh sinh những giọt keo màu vàng hoặc khô lại thành hạt nhỏ như trứng cá. Bệnh phát triển nặng có thể làm toàn bộ lá, kể cả lá đòng bị khô rạc nhanh chóng trước khi lúa chín, làm hạt kém mẩy và vỏ trấu bị đen.

Tuy là một loại bệnh có cự ly truyền nhiễm lây lan hẹp, song nó nguồn bệnh phong phú như: cỏ dại, đất, nước, hạt giống, tàn dư cây bệnh, hơn nữa các yếu tố mưa, gió, giông bão... có thể truyền lan bệnh với phạm vi không gian khá rộng, giọt keo vi khuẩn hình thành với số lượng nhiều, đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm bệnh phát triển mạnh sau những đợt mưa gió trong suốt vụ mùa ở nước ta.

Bệnh sẽ phát triển nặng trên các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm. Bệnh thường phát sinh sớm từ trung tuần tháng 8 ngay lúc lúa đang đẻ nhánh và tiếp tục phát triển mạnh vào những thời kỳ làm đòng, trổ đến chín.

Hình 3.3.12. Triệu chứng bệnh cháy bìa lá 5.2. Biện pháp phòng trừ

- Chọn giống sạch và kháng bệnh, có bộ lá dày, xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ, gieo sạ.

- Tăng cường bón phân hữu cơ, không bón quá nhiều phân đạm và không bón thúc muộn. Bón đủ lân, kali.

- Chọn mùa vụ thích hợp, nên làm đất và khử trùng đất kỹ, nếu có điều kiện nên luân canh với các cây trồng khác không phải là đối tượng lan truyền bệnh.

- Khi ruộng chớm bị bệnh cháy bìa lá thì có thể xử lý một trong các loại thuốc như Staner 20WP, Sasa 20WP, Xanthomix 20WP, Asusu 20WP...

Hình 3.3.14. Một số thuốc trừ bệnh cháy bìa lá

Đặc tính thuốc Starner 20WP

Hoạt chất: Oxolinic acid 20%

Công dụng: Là thuốc đặc trị bệnh vi khuẩn, có tác dụng nội hấp,tiếp xúc mạnh; có tác dụng phòng và trừ bệnh nên hiệu quả trừ bệnh cao, nhanh, kéo dài

- Là thuốc đặc trị chuyên dùng trừ bệnh vi khuẩn hại cây trồng: cháy bìa lá (bạc lá), đen lép hạt hại lúa, thối nhũn bắp cải

Liều lượng: Pha 10gr với 8-10L nước. phun ướt đều thân, lá

-Thời điểm phun: khi mép ngọn lá lúa có vết bệnh xuất hiện, đặc biệt khi lúa làm đòng trổ bông, nên phun thêm lần 2 khi trổ xong, nếu nặng có thể tăng liều 1,5-1,7 lần.

Đặc tính thuốc Xanthomix 20WP

Hoạt chất: Saikuzuo 20% + Phụ gia 80%

Công dụng: Xanthomix 20WP với hoạt chất Saikuzuo 20% tác động nội hấp mạnh, có tác dụng đặc trị vi khuẩn Xanthomonas Oryzae gây bệnh cháy bìa lá (bạc lá) chín sớm và bệnh đốm sọc vi khuẩn hại lúa.

Liều lượng: Đối tượng dịch hại: Bệnh cháy bìa lá (bạc lá) chín sớm và bệnh đốm sọc vi khuẩn hại lúa

- Liều lượng sử dụng: 1,2 - 1,5kg/ha

- Cách dùng: Pha 1gói thuốc 25g thuốc/bình 8lít nước, phun 2bình 8lít/sào Bắc Bộ (360m2), phun 3 bình 8lít/sào Trung Bộ (500m2). Hoặc pha 50g thuốc/bình 16lít nước, phun 2bình 16lít/công Nam Bộ (1000m2), nếu bệnh nặng phun 3 bình 16lít/công Nam Bộ (1000m2).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỀ TRỒNG LÚA CẠN MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI (Trang 75 -79 )

×