Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 71 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
71
Dung lượng
524,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Báo cáo tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2009- 2011 Error: Reference source not found Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh của công ty Error: Reference source not found Bảng 2.2: Tổng sản lượng hàng hóa giao nhận của Mercury giai đoạn 2009-2011 Error: Reference source not found Bảng 2.3: áo cáo kết quả kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Mercury trong giai đoạn 2009- 2011 Error: Reference source not found Bảng 3.1: Thống kê về nhu cầu vận tải Error: Reference source not found LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn mở cửa hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những triển vọng phát triển kinh tế mang lại kết quả tích cực cho đất nước. Với nền kinh tế phát triển, dịch vụ giao nhận vận tải đã trở thành một ngành dịch vụ tích hợp nhiều hoạt động có giá trị gia tăng cao, đem lại lợi ích kinh tế lớn, Việt Nam với môi trường kinh doanh thuận lợi, cơ hội phát triển cao hứa hẹn phát triển mạnh thị trường dịch vụ trong thời gian tới. Có thể nói, ngành giao nhận đã phục vụ tốt khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng trong những năm qua, đồng thời làm cho thị trường ngày một mở rộng và thương mại quốc tế ngày một phát triển. Tuy nhiên, hoạt động giao nhận cũng ngày càng phức tạp hơn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày một gay găt hơn, chính vì vậy mà hoạt động trong lĩnh vực này cũng này một khó khăn và chưa đi vào thống nhất. Do nhiều lý do mà ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta hiện còn nhiều hạn chế, để có thể phát triển mạnh hơn nữa, cần phải xem xét đến nhiều yếu tố và phương hướng phát triển. Do đó tìm hiểu kỹ lưỡng trong quá trình học cũng như trong thực tế, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay, nên em đã chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Tiếp vận Mercury” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Nội dung của khóa luận bao gồm ba chương như sau: - Chương 1: Khái quát về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu - Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của 1 Công ty TNHH Tiếp vận Mercury - Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Tiếp vận Mercury Do trong quá trình trình bày, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo để em có thể hoàn thiện được kiến thức cũng như có thể đáp ứng được cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các bạn sinh viên, những người đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và rèn luyện tại ngơi trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là thầy giáo – PGS, TS Nguyễn Văn Tuấn – giảng viên Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 5/12/2012 2 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Khái quát chung về giao nhận 1.1.1. Giao nhận và vai trò của giao nhận trong Thương mại quốc tế 1.1.1.1. Khái niệm giao nhận Buôn bán quốc tế là sự trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán ở những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng buôn bán được ký kết, đó là lúc người bán phải giao hàng cho người mua. Để đến tay người mua, cần phải qua khâu vận chuyển. Hay nói cách khác, buôn bán quốc tế được cấu thành từ một bộ phận quan trọng đó chính là vận chuyển hàng hóa quốc tế. Vận chuyển hàng hóa quốc tế là một khâu không thể thiếu trong quá trình lưu thông nhằm đưa hàng hóa từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu dung. Như vậy, dịch vụ giao nhận có nghĩa là gì? Dịch vụ giao nhận, theo “Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận”, là bất kỳ loại dịch vụ nào có liên quan đến vấn đề vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đế hàng hóa. Theo Luật Thương mại Việt Nam, giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hay của người giao nhận khác. Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). 3 Giao nhận đã trở thành một Nghề, nó được xuất hiện cách đây 500 năm, cùng với sự phát triển về buôn bán quốc tế cũng như sự chuyên môn hóa về nghiệp vụ, phạm vi và mức độ giao nhận ngày càng được mở rộng, nên trong những năm gần đây, dịch vụ giao nhân đã và đang phát triển không ngừng, ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn. 1.1.1.2. Vai trò của giao nhận trong Thương mại quốc tế. Hoạt động giao nhận vận tải, với vai trò cơ bản nhất của nó, là một khâu không thể thiếu trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Giao nhận đảm trách một phần công việc trong quá trình lưu thông hàng hóa. Nó chuyên chở và thực hiện một số nghiệp vụ khác để đưa hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận hàng. Cho nên hoạt động giao nhận vận tải là chiếc cầu nối quan trọng giữa người gửi hàng và người nhận hàng Bằng việc đi thuê hay ủy thác cho một người thứ ba có chuyên môn về hoạt động giao nhận, người gửi hàng không những giảm bớt một số công việc, chia sẻ về mặt trách nhiệm và rủi ro mà còn tiết kiệm thời gian và giảm chi phí, do không phải đầu tư vào một số điều kiện cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ cho hoạt động giao nhận. Do vậy, mà theo thời gian phạm vi những công việc mà người gửi hàng giao cho người giao nhận ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, với sự áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực giao nhận, hoạt động giao nhận đã ngày càng đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng với tốc độ nhanh hơn, an toàn hơn và đảm bảo chất lượng của hàng hóa. Cùng với sự áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực này đã tác động làm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí của hoạt động giao nhận để nhằm phục vụ khách hàng ở mức tốt nhất. Qua đó mà hoạt động giao nhận sẽ góp phần làm giảm giá thành của sản phẩm và thúc đấy sự phát triển của thương mại quốc tế. Như vậy, hoạt động giao nhận đang ngày càng đóng vai trị quan trọng 4 thiết yếu trong hoạt động thương mại quốc tế. Cùng với nó là vai trò và trách nhiệm của người giao nhận ngày càng lớn trong mối quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng. 1.1.2. Người giao nhận 1.1.2.1. Khái niệm người giao nhận Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác có kinh doan dịch vụ giao nhận. Theo Luật Thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa phải là thương nhân có giấy nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Trước đây người làm giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc của nhà xuất khẩu, nhập khẩu như: xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục giấy tờ lo liệu vận tải nội địa, thủ thục thanh toán tiền hàng,… Nhưng với khái niệm giao nhận đang ngày càng mở rộng và trong vai trò người kinh doanh logistics như hiện nay, người giao nhận còn cung cấp thêm những dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa. Vì thế, người giao nhận không chỉ còn được biết đến như là đại lý (agent) như trước kia mà còn là người gom hàng (consolidator), người chuyên chở chính (principal carrier),… 1.1.2.2. Vai trò của người giao nhận Ngày nay, với sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức, người giao nhận không chỉ làm đại lý, người nhận ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trị như một bên chính (Principal) – người chuyên chở (Carrier). Người giao nhận đã làm chức năng và công việc của những người sau đây: Môi giới Hải quan (Customs Broker) Trước đây người giao nhận chỉ hoạt động trong nước. Nhiệm vụ của người giao nhận lúc đó là làm thủ thục hải quan đối với hàng nhập khẩu và giành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc vào quy định của 5 hợp đồng mua bán. Trên cơ sở Nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu để khai báo,làm thủ tục hải quan như một người môi giới hải quan. Đại lý (Agent) Nếu như trước kia người giao nhận không nhận trách nhiệm của người vận chuyển. Người giao nhận chỉ là cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như là một đại lý của người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho… trên cơ sở là hợp đồng ủy thác. Người gom hàng (Cargo Consolidator) Tại Châu Âu, người giao nhận đã có trách nhiệm cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho vận tải đường sắt từ rất lâu. Nhưng đặt biết nhất là trong vận tải hàng hóa bằng container dịch vụ gom hàng có thể nói là không thể thiếu được vì nó có thể biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên (FCL) nhằm tận dụng khả năng chở của container và giảm cước phí vận chuyển. Khi là người gom hàng, người giao nhận sẽ đóng vai trị là người chuyên chở hoặc là đại lý. Người chuyên chở (Carrier) Trong những năm gần đây, nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trị là người chuyên chở, có nghĩa là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng đồng thời chịu trách nhiệm đưa hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Người giao nhận đóng vai trị là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier) nếu người giao nhận ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Ngược lại, nếu người giao nhận trực tiếp chuyên chở thì họ là người chuyên chở thực tế (Performing Carrier) Khi người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải từ của đến cửa thì người giao nhận có vai trò như là người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO). Trong trường hợp này người kinh doanh vận tải đa 6 phương thức là người chuyên chở và cũng phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa. 1.1.2.3. Trách nhiệm của người giao nhận. Người giao nhận là người có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến vận chuyển hàng hóa nhằm giao nhận theo đúng sự ủy thác của khách hàng. Cho du người giao nhận hoạt động với tư cách là đại lý hay người chuyên chở thì đều phải có trách nhiệm với mọi lỗi lầm của mình, Với tư cách là người chuyên chở, người kinh doanh vận tải đa phương thức hay là người gom hàng thì không những người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hành vi sơ suất của mình mà họ phải còn chịu trách nhiệm về những vi phạm của nhân viên, hay nhân công do họ thuê. Vì vậy, nói một cách cụ thể thì người giao nhận có những trách nhiệm sau đây: Trách nhiệm của người giao nhận với tư cách là đại lý Trong danh nghĩa đại lý, người giao nhận phải chịu trách nhiệm với các bên sau: • Trách nhiệm đối với khách hàng Nếu trong quá trình làm nhiệm vụ có sai sót hay sơ suất gì do người giao nhận hay nhân công mà lỗi lầm ấy không phải do cố ý nhưng lại gây ra tổn thất về tài chính cho người ủy thách hoặc là gây thiệt hại về hàng hóa thì người giao nhận vẫn phải chịu mọi trách nhiệm. Những lỗi phải chịu này bao gồm: - Không thông báo cho người nhận - Giao hàng khác với chỉ dẫn của người ủy thác so với hợp đồng hay giao hàng đến sai nơi quy định. - Giao hàng không lấy vận đơn, các chứng từ liên quan. - Không làm đúng chỉ dẫn của khách hàng như không mua bảo hiểm, làm sai thủ tục hải quan cho hàng hóa. 7 - Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn thuế. - Giao hàng không đúng người nhận hàng, làm thất lạc hàng hóa, không thu tiền từ người nhận hàng. - Không có thái độ chu đáo, bảo quản và cẩn thận với hàng hóa, hay trong việc thay mặt khách hàng lựa chọn người chuyên chở, thủ kho hay các đại lý khác. • Trách nhiệm làm thủ tục Hải quan Từ khi được ủy thác nhiệm vụ thực hiện khai báo Hải quan, người giao nhận phải chịu trách nhiệm trước cơ quan hải quan về việc tuân thủ các quy định về khai tên hàng, số lượng hay giá trị để cơ quan Nhà nước không bị thất thu. Khi đó người giao nhận sẽ phải tự chịu tiền phạt và khách hàng không có trách nhiệm bồi hoàn cho người giao nhận. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm về tiền bạc cũng như trách nhiệm về mặt pháp lý, phải gánh chịu trước pháp luật về những hành vi mà mình gây ra. • Trách nhiệm với bên thứ ba Ngoại trừ một số công ty giao nhận có quy mô lớn có nhiều phương tiện giúp đỡ cũng như có lực lượng lao động lớn, có khả năng cao thì hầu hết những người giao nhận đều chỉ là những người làm dịch vụ bình thường, họ đều phải thuê các công ty khác làm các bước trong quy trình như: bốc xếp hàng hóa, vận chuyển đường bộ, kho hàng… Họ phải thực hiện đầy đủ và đúng với hợp đồng với bên thứ ba để cung ứng đủ những dịch vụ cần thiết có liên quan đến quá trình vận chuyển. Nhưng trong một vài trường hợp, người giao nhận có thể bị bên thứ ba khiếu nại. Các khiếu nại này sẽ rơi vào hai loại sau: - Người thứ ba bị thương, bị đau ốm thậm chí bị chết và hậu quả của việc đó. - Sự mất mát tổn thất về tài sản của bên thứ ba và hậu quả của việc đó. Không những thế, người giao nhận còn có thể phải gánh chịu rất nhiều chi phí trong khi điều tra khiếu nại để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như hạn chế tổn thất bao gồm các chi phí như: phí giám định, lưu kho, pháp lý… Nếu vào trường hợp mà chi phí quá nhiều đến nỗi người giao nhận không phải chịu trách nhiệm thì cũng không được phía bên kia hoàn trả lại những chi phí mà họ đã bỏ 8 [...]... doanh giao nhận tổng hợp nhưng chưa có hãng nào đủ lớn mạnh để mở rộng phạm vi hơn nữa cung cấp dịch vụ của mình mà có sự chuyên môn hóa về từng loại hàng và theo từng khu vực địa lý CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN MERCURY 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Tiếp vận Mercury 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Mercury 21 Tân công ty: Công ty TNHH. .. thức của FIATA 1.2.3 Các công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam Vào khoảng những năm 1960, hầu như các tổ chức giao nhận ở Việt Nam đề có tính chất phân tán Các công ty xuất nhập khẩu đã thành lập riêng phòng kho vận, chi nhánh xuất nhập khẩu, trạm giao nhận ở các cảng, ga, đường sắt liên vận do các đơn vị xuất nhập khẩu tự đảm nhận việt tổ chức chuyên chở hàng hóa của mình Năm 1970, Bộ... nghề mà công ty hoạt động dịch vụ: - Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu: thực hiện dịch vụ có liên quan đến giao nhận, thuê các phương tiện vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu, thu gom hoặc chia hàng lẻ, thuê vỏ container, giao hàng đến tận nơi - Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu: nhận uỷ thác giao nhận vận tải trong nước và quốc tế bằng các phương tiện đường biển, đường hàng không... nhân lực của ngành VIFFAS đã xác lập hình ảnh và nêu cao vai trò, kết nối ngành nghề trong và ngoài nước, là chỗ dựa của các thành viên và là cầu nối với các cơ quan quản lý Nhà nước 1.3 Vài nét hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam 1.3.1 Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trước năm 1986 1.3.1.1 Khái quát chung về ngành giao nhận vận tải Ở Việt Nam, ngành giao nhận vận tải... thành lập hai tổ chức giao nhận nhằm tập trung đầu mối quản lý, chuyên môn hóa khâu vận tải, giao nhận Hai tổ chức đó là: Công ty giao nhận đường bộ, trụ sở ở Hà Nội Cục kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận Ngoại thương, trụ sở ở Hải Phòng Sau đó, Bộ Ngoại thương đã sát nhập hai tổ chức trên vào năm 1976 để thành lập một Công ty giao nhận thống nhất là Tổng công ty giao nhận và kho vận ngoại thương (Vietrans)... đích xuất nhập khẩu như: - Phí mậu dịch Mậu dịch/Thương mại Hành lý cá nhân Tài sản di chuyển Tạm nhập tái xuất Tạm xuất tái nhập Tạo tài sản cố định Dự án ODA Xuất nhập khẩu tại chỗ 23 - Sản xuất xuất khẩu Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất Chuyển cửa khẩu Xuất nhập khẩu vào/ra kho ngoại quan Dưới hình thức: - Hàng container: 20’DC, 40’DC, 40’HC, 20’RE, 40’RE, 40’OT, 40’FR - Hàng lẻ: hàng rời, hàng. .. mọi hoạt động mang tính chất phân tán Phần lớn các đơn vị xuất nhập khẩu tự thành lập riêng phòng kho vận, trạm giao nhận ở các cảng ga hoặc cán bộ phụ trách giao nhận Do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa thực sự quen với việc sử dụng dịch vụ của hãng giao nhận thay vì đứng ra thực hiện công tác giao nhận cho nên hoạt động của Vietrans cũng không sôi động và tấp nập Bên cạnh đó, xuất hiện thêm Công. .. khách hàng cũng tìm đến nhiều hơn, những hợp đồng với giá trị lớn được ký kết ngày càng tăng, đảm bảo sự tăng trưởng mới cho những năm sa này 2.2.2 Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của e ur y Tuy không phải là một trong những Công ty đứng ở top đầu trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại nhưng Mercury đã đảm nận củ a ba vai trò trong chức năng làm việc của. .. nhất của Nhà nước được phép giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở ủy thác của các đơn vị xuất nhập khẩu là Tổng công ty giao nhận và kho vận ngoại thương (Vietrans) Chính vì thế, có thể nói ngành kinh doanh này bấy giờ mang tính chất độc quyền dưới sự bao cấp của Nhà nước Cạnh tranh hầu như không có nên không thúc đấy sự phát triển của toàn ngành - Giao nhận vận tải chưa có hình hài rõ nét của. .. gian đó, Công ty Vietrans là công ty duy nhất của Việt Nam được cấp phép thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu dưới sự ủy nhiệm của các đơn vị xuất nhập khẩu Sau này khi nước ta đã dần chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự điều tiết của Nhà nước, chính vì vậy mà Vietrans không còn độc quyền trong dịch vụ 14 giao nhận hàng hóa nữa mà do nhiều cơ quan khác tham gia thậm chí nhiều chủ hàng còn . hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của 1 Công ty TNHH Tiếp vận Mercury - Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Tiếp vận Mercury Do. đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay, nên em đã chọn đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty TNHH. hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam 1.3.1. Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trước năm 1986 1.3.1.1. Khái quát chung về ngành giao nhận vận tải. Ở Việt Nam, ngành giao