Các nội dung sẽ đề cập trong giáo trình mô đun này gồm : - Kiểm tra hệ trục chân vịt - Kiểm tra hệ thống lái - Vận hành máy tời, cẩu - Vận hành máy nén khí - Vận hành máy bơm nước ly t
Trang 1GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN:
QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY
MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ: Máy Trưởng Tàu Cá Hạng 4
Trình độ: Sơ cấp nghề
Trang 3Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ05
Trang 4LỜI GIỚI THIỆU
Nước ta với chiều dài hơn 2.000 Km bờ biển trải dài từ bắc tới nam Nghề khai thác thủy sản của nước ta hình thành từ rất sớm và ngày càng phát triển với rất nhiều loại nghề khai thác khác nhau Mỗi loại nghề có một đặt thù riêng
và có những trang thiết bị riêng Với sự phát triển chung của xã hội , trang thiết
bị phục vụ cho nghề cá ngày một cải tiến và hiện đại hơn Chính vì lẽ đó mà người máy trưởng trên tàu cá phải được trang bị kiến thức ngày càng nhiều hơn, nắm vững được các cấu tạo, vận hành và sửa chữa được các loại trang thiết bị hiện đại và phức tạp
Đáp ứng yêu cầu thực tế đó, giáo trình mô đun môn học : “Vận hành các thiết bị cớ khí” được biên soạn để cung cấp một số kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý và cách vận hành cũng như cách xử lý, sửa chữa các sự cố của một
số máy móc, thiết bị thường gặp trên tàu cá, giúp cho người máy trưởng sử dụng các thiết bị đó có hiệu quả cao hơn, tạo cơ sở để nâng cao tính hiệu quả của từng chuyến biển, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho tàu
Giáo trình này là phần tiế p theo của các giáo trình mô đun : “Vâ ̣n hành máy chính” , “vâ ̣n hành hê ̣ thống điê ̣n” , ”Vâ ̣n hành hê ̣ thống la ̣nh” , “Chuẩn bi ̣
vâ ̣t tư thiết bi ̣”
Các nội dung sẽ đề cập trong giáo trình mô đun này gồm :
- Kiểm tra hệ trục chân vịt
- Kiểm tra hệ thống lái
- Vận hành máy tời, cẩu
- Vận hành máy nén khí
- Vận hành máy bơm nước ly tâm
- Vận hành máy khai thác
- Khắc phục các sự cố trên các thiết bị cơ khí
Trong quá trình biên soạn tài liệu này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều đóng góp và tài liệu của các đồng nghiệp, của các máy trưởng, thợ máy đang làm việc ở xi nghiệp đóng sửa tàu và dưới tàu cá Nhóm biên soạn chúng tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu đó và sẽ cố gắng hơn nữa trong những giáo trình sau
Tham gia biên soạn
1 Chủ biên
2………
Trang 5MỤC LỤC
2 Ảnh hưởng của hệ trục chân vịt đến tính năng của tàu 8
3.3 Kiểm tra bạc trục chân vi ̣t 14
2 Cấu tạo hệ thống lái thủy lực (hình 2.9) 17
3 Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái cơ 20
4 Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái thủy lực 21
4.1 Kiểm tra và vệ sinh két dầu thủy lực 21
4.2 Kiểm tra mối nối và vệ sinh đường ống dầu 22
4.5 Kiểm tra, vệ sinh xilanh thủy lực 23
Trang 63.1 Cấu tạo 32
4.1 Chọn và kiểm tra xích, cáp, ma ní 35
4 Bảo dưỡng và vê ̣ sinh máy nén khí 48
1 Thiết bị khai thác trên tàu lưới Vây : 57
3.2 Vận hành thiết bị cơ khí trên tàu câu vàng 72
Bài 7 : XỬ LÝ, KHẮC PHỤC SỰ CỐ CÁC THIẾT BI ̣ CƠ KHÍ 74
1 Khắc phục sự cố về Hệ thống thủy lực 74
Trang 72 Khắc phục sự cố về tời 76
4 Khắc phục sự cố về máy nén khí 77
5 Khắc phục sự cố về máy bơm ly tâm 78
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH 92
Trang 8MÔ ĐUN VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ
Mã mô đun: MĐ05
Giới thiệu mô đun:
- Mô đun này nhằm cung cấp cho ho ̣c viên mô ̣t số kiến thức về cấu tạo , nguyên lý làm việc và cách kiểm tra một số thiết bị cơ khí thường gặp trên tàu cá
- Mô đun cũng cung cấp các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc vận hành các thiết bị trên tàu như : máy tời, máy cẩu, máy nén khí, máy bơm nước,… Cũng như cách sửa chữa, khắc phục một số hư hỏng thường gặp trên các thiết bị đó
- Trong quá trình ho ̣c , các ho ̣c viên sẽ đươ ̣c trang bi ̣ thêm các kiến thức và rèn luyện ý thức an toàn lao động , ý thức bảo vệ môi trường
- Trong mô đun , phần lý thuyết đươ ̣c trình bày sơ lươ ̣c và minh ho ̣a hình ảnh, chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thực hành của các học viên trên máy
- Phần đánh giá kết quả dựa vào kết quả đa ̣t đươ ̣c khi thực hiê ̣n các bài thực hành
Trang 9Bài 1 : KIỂM TRA HÊ ̣ TRỤC CHÂN VI ̣T
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được ảnh hưởng của hệ trục chân vịt đến các tính năng của tàu
- Trình bày được cấu tạo của hê ̣ trục chân vi ̣t
- Kiểm tra được chân vi ̣t
- Kiểm tra được trục chân vi ̣t
- Thực hiê ̣n đươ ̣c mô ̣t số công viê ̣c bảo dưỡng hê ̣ trục chân vi ̣t
- Có ý thứ c vê ̣ sinh và bảo vê ̣ môi trường
A NỘI DUNG
Hệ trục chân vịt là một trong ba bộ phận có ảnh hưởng lớn đến tính năng hoạt động của tàu Hư hỏng của hệ trục sẽ kéo theo các sai lệch chế độ làm việc
và hiệu suất của tàu
Kiểm tra hệ trục hệ trục chân vịt thường xuyên là công việc rất quan trọng,
nó đảm bảo tàu hoạt động ổn định và nâng cao hiệu quả khai thác
1 Cấu tạo hê ̣ trục chân vi ̣t
Hình 1.1 – Bố trí chung của hệ trục chân vịt
Trang 10Hình 1.2 – Cấu tạo của hệ trục chân vịt Cấu tạo của hệ trục chân vịt (hình 1.1 và 1.2) gồm các phần tử chính bắt đầu từ mặt bích hộp số như sau :
- Bích nối vào hộp số (mặt Túc tô) : Mặt này có nhiệm vụ kết nối trục chân vịt vào hộp số, truyền lực từ hộp số đến hệ trục chân vịt
- Trục trung gian : Với một tàu khi máy chính nằm cách xa đuôi tàu, hệ trục chân vịt có thêm trục trung gian để nối thêm vào trục chân vịt Tùy chiều dài của trục trung gian mà trên trục có thể có thêm gối đỡ trục
- Trục chân vịt : Là trục nối với chân vịt phía đuôi tàu
- Bạc trục chân vịt : là phần tử quan trọng trong hệ trục nó nằm trên vỏ tàu, làm nhiệm vụ giảm ma sát cho trục chân vịt đồng thời ngăn cản nước biển thâm nhập vào tàu
- Chân vịt : Là thiết bị biến đổi lực quay của máy truyền dẫn qua hệ trục thành lực đẩy để dẩy tàu Các thông số quan trọng nhất của chân vịt là số cánh, bước xoắn và đường kính cánh
Hình 1.3 – Chân vịt tàu
Trang 112 Ảnh hưởng của hệ trục chân vịt đến tính năng của tàu
(Sự đồng bô ̣ của hê ̣ Máy – Vỏ – Chân vi ̣t)
Trong quá trình hoạt động chạy tàu thì các thông số của hệ trục chân vịt có ảnh hưởng rất lớn đến tính năng chạy tàu Trong hệ trục chân vịt thì ảnh hưởng của chân vịt đến tính năng của tàu là lớn nhất
Khi một trong các thông số chính của chân vịt như : số cánh chân vịt , bước xoắn, đường kính cánh thay đổi thì sẽ làm cho lực đẩy của chân vịt thay đổi Sự thay đổi này tác động lên máy tàu làm cho máy chính hoạt động không đạt
- Khi lực đẩy của chân vịt giảm, tàu sẽ bị chạy chậm hơn dù tốc độ quay của chân vịt không giảm, hiện tượng này ta gọi là hiện tượng nhẹ tải
- Khi lực đẩy của chân vịt tăng , lực đạp của chân vịt vào nước tăng làm tăng lực cấp của máy chính dù tốc độ máy không đổi, hiện tượng này gọi
là hiện tượng nặng tải
Cả hai hiện tượng nhẹ tải và nặng tải đều không tốt cho máy, nó làm tăng chi phí nhiên liệu, giảm tuổi thọ máy Do vậy nên chọn lựa hệ thống chân vịt phù hợp với máy và vỏ tàu, đây chính là sự đồng bộ của máy – vỏ - chân vịt
3 Kiểm tra hệ trục chân vi ̣t
3.1 Kiểm tra chân vịt
- Do chân vịt có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hiệu quả của tàu Trong quá trình hoạt động chân vịt thường bị rỗ, xâm thực bề mặt hoặc bị biến đổi hình dạng cánh, độ nghiệng cánh thay đổi do va đập vật cứng Định
kỳ sau mỗi chuyến biển phải kiểm tra chân vịt
Hình 1.4 – Chân vịt bị rổ mặt Các công việc cần khi kiểm tra chân vịt là:
3.1.1 Kiểm tra bề mặt chân vịt
Trang 12- Khi bề mặt cánh bị rổ làm cho khả năng đẩy của chân vịt giảm tàu không đạt lên vận tốc thiết kế ban đầu
- Xoay chân vịt kiểm tra kỹ bề mặt cánh chân vịt xem có bị xâm thực hay
tỳ vết hay không Nếu cánh chân vịt bị rổ, xâm thực ta phải tháo chân vịt
ra và đánh bóng lại bề mặt cánh chân vịt (hình 1.4)
3.1.2 Kiểm tra hình dạng cánh :
- Khi hình dạng các cánh chân vịt bị thay đổi khiến cho lực đạp nước của các cánh không đều nhau, đuôi tàu rung lắc rất mạnh gây hư hỏng hệ trục cũng như thân tàu
- Nếu cánh chân vịt bị gãy, mẻ nặng ta phải thay mới, trong trường hợp bị nhẹ ta có thể đấp hàn và gò lại (hình 1.5)
Hình 1.5 – Cánh chân vịt bị cong, biến dạng
3.1.3 Kiểm tra độ nghiêng của các cánh chân vịt:
Đây chính là kiểm tra bước xoắn của từng cánh chân vịt , tránh hiện tượng độ nghiêng của các cánh khác nhau khi chạy trong nước sẽ tạo lực đạp của từng cánh khác nhau làm cho tàu rung lắc
Cách thức kiểm tra như sau :
- Mở ốc hãm phía sau chân vịt, tháo cánh chân vịt ra khỏi hệ trục
- Đặt cánh lên mặt phẳng
- Vẽ vòng tròn có bán kính bằng 2/3 bán kính chân vịt
- Đánh ký hiệu A1 vào mép thấp chổ tiếp giáp vòng tròn với mép thấp cánh thứ nhất và B1 vào mép cao chổ tiếp giáp vòng tròn với mép cao cánh thứ nhất
- Làm tương tự cho các cánh còn lại
- Dùng thước đo khoản cách của các điểm A1, A2, A3,… với mặt phẳng đặt cánh chân vịt và kiểm tra độ đồng đều các kích thước đó
- Làm tương tự cho các điểm B1, B2, B3,…
Trang 13- Nếu có kích thước của cánh nào không giống các kích thước của các cánh khác, chứng tỏ độ xoắn của cánh đó bị thay đổi, ta phải nắn lại cánh
đó
Hình 1.6 – Kiểm tra bước xoắn cánh chân vịt 3.2 Kiểm tra trục chân vi ̣t
Trong quá trình vận hành tàu trục chân vịt có thể bị lệch khỏi vịt trí ban đầu, do
đó sau một thời gian hoạt động ta phải tiến hành kiểm tra lại trục chân vịt Các thông số cần kiểm tra là
Để kiểm tra độ thẳng của trục chân vịt ta làm theo cách sau :
+ Cách 1 : Đặt thước thẳng có độ dài từ 1,5 – 2m lên trục, tiến hành xoay trục
và quan sát độ hở giữa thước và trục (hình 1.7a) Nếu có khe hở giữa thước và trục thì ta xác định trục bị cong
Trang 14Hình 1.7a – Kiểm tra độ cong trục chân vịt bằng thước thẳng
Hình 1.7b – Kiểm tra trục chân vịt bằng thước góc + Cách 2 : Trong nhiều trường hợp, trục chân vịt ngắn và nằm trong đáy tàu nên không thể đặt thước và kiểm tra theo cách trên Lúc này ta có thể kiểm tra như sau :
- Tháo bulon mặt bích nối trục và hộp số máy
- Đặt thước đo góc vào vành bích nối sao cho tâm thước trùng với đường tâm trục (hình 1.7b)
- Xoay nhẹ trục và quan sát đầu thước Nếu đầu thước không chạm vào đường tâm trục ta có thể khẳng định trục bị cong
Trang 15- Độ lệch trục là khi đường tâm trục chân vịt và đường tâm trục máy (hộp số) có độ cao thấp khác nhau (hình 1.8b)
Hình 1.8a – Ngáp trục Hình 1.8b – Lệch tâm trục
Để kiểm tra độ ngáp trục ta làm như sau :
Tháo bulon mặt bích nối trục chân vịt và hộp số (mặt túc tô)
Dùng thước lá đo 4 điểm xung quang mặt bích,
So sánh độ hở của 4 điểm xác định độ ngáp của trục Nếu khe hở 4 điểm sai khác hơn 0.05 mm ta phải căn chỉnh lại hệ trục (hình 1.9a)
Hình 1.9a – Kiểm tra ngáp trục Hình 1.9b – Kiểm tra lệch trục
Hình 1.10 – Đồng hồ so và thước lá
Trang 16Để xác định độ lệch trục ta làm như sau :
- Tháo bulon bích nối trục chân vịt và hộp số (mặt túc tô)
- Gắn đồng hồ so vào mặt bích của trục, kim đồng hồ tỳ lên mặt bích hộp
- Tháo bulon bích nối trục chân vịt và hộp số (mặt túc tô)
- Kiểm tra xem trục chân vịt bị ngáp dương hay ngáp âm Nếu ngáp dương nghĩa là đầu máy cao hơn tâm trục, lúc đó ta phải hạ bớt chiều cao chân máy phía trước nếu ngáp âm nghĩa là đầu máy thấp hơn tâm trục ta phải căn thêm chiều cao chân máy phía trước
- Khi kiểm tra phát hiện trục bị lệch dương, tức là tâm trục máy cao hơm tâm trục chân vịt, khi đó ta phài hạ bớt cao độ chân máy (giảm miếng shim căn chân máy)
- Khi kiểm tra phát hiện trục bị lệch âm, tức là tâm trục máy thấp hơm tâm trục chân vịt, khi đó ta phài nâng cao độ chân máy (tăng miếng shim căn chân máy)
Thao tác căn chân máy như sau :
- Tháo bulon chân máy
- Dùng bulon căn vặn vào lỗ căn chân máy
- Vặn chặt bulon căn cho đến khi chân máy hở lên khỏi tấm chân máy
Trang 17Hình 1.11 – Căn chân máy
- Rút miếng shim căn trong chân máy ra, trong trường hợp muốn giảm cao
độ chân máy Nếu muốn tắng cao độ chân máy ta thêm miếng shim vào Lưu ý có nhiều cở shim với độ dày khác nhau , tùy theo cao độ chân máy muốn tăng hay giảm mà ta thêm hay bớt miếng shim có độ dày phù hợp 3.3 Kiểm tra bạc trục chân vi ̣t
- Do phải làm việc liên tục trong môi trường ma sát và tải trọng lớn, nên bạc trục chân vịt rất đễ bị hư mòn
- Để kiểm tra độ mòn của bạc trục ta dùng thước kẹp đo đường kính trục
và đường kính lỗ bạc trục
Hình 1.12 – thước kẹp
Trang 18Hình 1.13 – Bạc trục chân vịt Khi bạc trục bị mòn quá giới hạn cho phép ta phải thay bạc trục mới
B Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Mô tả cấu tạo và chức năng của từng bộ phận chính trong hệ trục? Bài tập 2: Thực hiện công việc kiểm tra và căn chỉnh khi trục chân vịt bị ngáp,
lệch tâm
C Ghi nhớ:
- Hệ trục chân vịt có ảnh hưởng rất lớn đến tính năng của con tàu Phải kiểm tra cánh chân vịt, trục chân vịt, bạc trục chân vịt định kỳ sau mỗi chuyến biển
- Phải đảm bảo đường tâm trục chân vịt và đường tâm trục ra của máy luôn nằm trong giới hạn cho phép (0.05 mm) Nêu lớn hơn giới hạn phải căn chỉnh lại chân máy và trục chân vịt
- Trong quá trình kiểm tra phải tuân thủ đúng các quy tắc an toàn
- Nên kiểm tra độ chính xác của thiết bị đo trước khi sử dụng
Trang 19Bài 2 : KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Biết được cấu tạo của hệ thống lái cơ
- Biết được hệ thống lái thủy lực
- Kiểm tra được các chi tiết trong hệ thống lái cơ
- Kiểm tra được các chi tiết trong hệ thống lái thủy lực
- Thực hiện bảo dưỡng một số thiết bị trong hệ thống lái cơ
- Thực hiện bảo dưỡng một số thiết bị trong hệ thống lái thủy lực
- Có ý thúc vệ sinh môi trường
- Có tinh thần trách nhiệm và ý thức an toàn lao động
A Nội dung:
Hệ thống lái tàu là thiết bị dùng để điều khiển hướng di chuyển của tàu
Hệ thống lái phải thực thi chính xác các điều khiển của người lái tàu, các hành động sai với mong muốn của người điều khiển có thể gây ra các tai nạn nghiêm trọng
Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng nếu có của hệ thống lái là công việc hết sức quan trọng trong quá trình vận hành tàu
1 Cấu tạo hệ thống lái cơ (hình 2.1)
Hình 2.1 – Hệ thống lái cơ
Trang 20Hệ thống lái cơ gồm :
- Tay quay (vô lăng) : Là thiết bị mà người lái tàu điều khiển bánh lái
Hình 2.2 – Tay quay Hình 2.3 – Puly (ròng rọc)
- Hộp giảm tốc (hộp số) : Hộp này gồm bộ bánh răng và trục xoay cáp, thông qua bộ này làm tăng lực quay của bánh lái Việc quay vô lăng nhẹ nhàng hơn
- Pully chuyển hướng : Dùng để chuyển dây cáp lái đi theo đúng hướng
- Dây cáp truyền động : Dây này dùng để truyền chuyển động từ tay lái đến bánh lái
- Bánh lái : Dùng đế lái hướng chạy tàu
- Trục bánh lái : Dùng để đỡ bánh lái
Nguyên lý hoạt động của hệ thống :
- Khi người lái tàu quay vô lăng, thông qua bộ bánh răng sẽ làm quay trục cuốn cáp điều khiển
- Trục cáp quay sẽ cuốn cáp bên thuận chiều quay và thả dây cáp theo chiều ngược lại Nhờ lực căng của dây cáp tác động lên trục bánh lái làm bánh lái xoay theo
Hệ thống lái này rất đơn giản và được gắn lên hầu hết các tàu cở nhỏ
2 Cấu tạo hệ thống lái thủy lực (hình 2.9)
Hệ thống lái thủy lực trên tàu gồm các bộ phận chính sau:
- Vô lăng: dùng để người lái tàu điều khiển bánh lái
- Két dầu thủy lực: Là két dùng để chứa dầu thủy lực
Trang 21- Bơm thủy lực: là thiết bị cung cấp dầu có áp lực cho hệ thống thi hành Bơm thủy lực có rất nhiều dạng, nhưng trong thực tế có các dạng sau:
Bơm Piston: là loại bơm gồm nhiều piston lắp tròn quanh trục
Hình 2.4 – Cấu tạo bơm piston chuyển động xoay
Bơm cánh gạt : là loại bơm cao tốc, nhờ sự thay đổi độ lệch tâm của các cánh gạt mà thể tích bên trong bơm thay đổi, nhờ đó thay đổi áp lực dầu trong bơm
Hình 2.5 – Bơm piston hướng kính Hình 2.6 – Bơm cánh gạt
Bơm bánh răng : là loại bơm thấp tốc, có hành trình không thay đổi, bơm
có bánh răng chủ động và một bánh răng bên trong bơm, sự thay đổi thể tích của buồng hút và buồng nén do sự vào khớp và ra khớp của các bánh răng
Trang 22Hình 2.7 – Bơm bánh răng Hình 2.8 – Bơm trục vít
Bơm trục vít : cấu tạo của bơm này gần giống với bơm bánh răng, nó gồm 2 trục vít ăn khớp với nhau, nhờ chiều dài của trục vít nên áp lực nén của loại bơm này là rất lớn
- Ống dầu thủy lực : Là đường ống dẫn dầu áp lực từ bơm đến các bộ phận thi hành và đưa dầu về Nó gồm 1 ống dầu từ bơm đến bộ điều khiển, 2 ống từ bộ điều khiển đến cơ cấu thi hành như motor thủy lực hoặc xilanh thủy lực, 1 ống dầu hồi từ bộ điều khiển trở về két
- Bộ điều khiển van : Đây là bộ phận điều khiển đóng mở đường ống điều khiển cơ cấu thi hành như motor thủy lực hoặc xilanh thủy lực
- Xilanh thủy lực : Đây là cơ cấu thi hành, tùy theo cở tàu mà nó có thể gồm 1 hoặc 2 xilanh bắt vào trụ quay bánh lái
- Bánh lái : Là thiết bị dùng để điều khiển tàu
- Trụ bánh lái : dùng để đở bánh lái và trục để xoay bánh lái
Hệ thống lái này được lắp đặt nhiều trên các tàu cở trung trở lên Nó có ưu điểm là dễ vận hành, lực quay tay lái nhẹ, ít hỏng hoc và kết hợp được với nhiều thiết bị khác như tời, cầu,…
Trang 23Hình 2.9 – Hệ thống lái thủy lực
3 Kiểm tra và bảo dƣỡng hệ thống lái cơ
Do cấu tạo đơn giản của hệ thống lái cơ nên công việc kiểm tra và bảo dƣỡng
hệ thống này chủ yếu tập trung vào kiểm tra và bôi trơn dây cáp điều khiển nhằm giảm ma sát trên dây, làm giảm lực quay của vô lăng lái
Trang 244 Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái thủy lực
- Vì cơ cấu thủy lực là cơ cấu có độ chính xác cao, nên việc sửa chữa các thiết bị thủy lực phải do người am hiểu về thủy lực và có tay nghề cao thực hiện Trong khuôn khổ của giáo trình này chỉ trình bày việc kiểm tra
và bảo dưỡng bên ngoài của hệ thống
4.1 Kiểm tra và vệ sinh két dầu thủy lực
- Dầu thủy lực dùng trong hệ thống thủy lực thường loại dầu có độ nhớt thấp (độ nhớt 10) và có khả năng chịu nén rất cao Cũng như các loại dầu nhớt khác, dầu thủy lực sẽ bị hư nếu có lẫn nước Khi nước lẫn vào dầu, dầu sẽ có màu tắng đục như màu cà phê sữa và phải bỏ toàn bộ dầu và thay dầu mới
Hình 2.10 – Cấu tạo bơm và két dầu
Trang 25 Kiểm tra lọc dầu : Định kỳ sau khoảng 1000 giờ chạy phải kiểm tra và vệ sinh lọc dầu Các bước tiến hành như sau :
+ Bước 1 : Mở nắp bộ lọc dầu
+ Bước 2 : Lấy lọc dầu ra ngoài
+ Bước 3 : Để lọc vào khay đựng, vệ sinh lọc dầu bằng dầu mới + Bước 4 : Dùng vòi hơi xịt lại lọc Lặp lại bước trên cho đến khi sạch cặn bẩn trên lọc
+ Bước 5 : Lắp lọc vào
+ Bước 6 : Lắp nắp đậy bộ lọc
+ Bước 7 : Vệ sinh môi trường và dọn dẹp dụng cụ
Thay dầu trong két: Khi kiểm tra thấy dầu trong két bị lẫn nước hoặc quá
dơ ta phải thay mới toàn bộ dầu thủy lực trong két và trên đường ống
4.2 Kiểm tra mối nối và vệ sinh đường ống dầu
- Sau một thời gian hoạt động khoảng 1500 giờ đến 2000 giờ ta phải tiến hành kiểm tra các mối nối trên đường ống dẫn dầu Nếu mối nối nào bị
xì dầu ta tháo ra dùng cao su non quấn vào và nối lại
- Khi dầu bị quá dơ hoặc bị lẫn nước, tháo toàn bộ ống dầu và vệ sinh toàn
bộ đường ống
4.3 Kiểm tra, vệ sinh bơm thủy lực
Bơm thủy lực thừơng là loại bơm cánh gạt
hoặc bơm piston dọc trục Bơm thường được
dẫn động bởi motor điện hoặc trích lực từ
máy chính thông qua hệ thống ly hợp và dây
curroa
Bơm thủy lực có độ bền rất cao và yêu cầu
người sửa chữa phải am hiểu thiết bị thủy lực
Trang 264.4 Kiểm tra vệ sinh bộ điều khiển
Hình 2.12 – Bộ điều khiển
- Tương tự như bơm thủy lực, bộ điều khiển cũng có độ bền rất cao, hoạt động ổn định trong thời gian dài Việc sửa chữa bộ điều khiển phải do thợ có tay nghề và am hiểu bơm thủy lực thực hiện Định kỳ ta kiểm tra
co nối các ống dầu vào và ra xem có bị xì dầu hay không Nếu có ta vặn lại các co nối và vệ sinh bên ngoài
4.5 Kiểm tra, vệ sinh xilanh thủy lực
Hình 2.13 – Xilanh điều khiển bánh lái Xilanh thủy lực là cơ cấu chấp hành cuối, nó điều khiển bánh lái nhờ vào hoạt động vào, ra của ty xilanh Sau một thời gian hoạt động xi lanh có thể bị :
- Hư, mòn phốt và chảy dẩu ra ngoài
- Ty ben bị rổ mặt
Trang 27Hằng ngày phải kiểm tra và vệ sinh ty ben của xi lanh
Định kì sau khoảng 1500 giờ hoạt động ta nên kiểm tra lại tình trạng của xi lanh, vệ sinh thân xi lanh, kiểm tra các co nối ống dầu vào ra xi lanh
B Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Mô tả cấu tạo và chức năng của chi tiết trong hệ thống lái thủy lực ? Bài tập 2: Thực hiện công việc kiểm tra vệ sinh lọc dầu thủy lực ?
C Ghi nhớ:
- Hệ thống lái đảm bảo tàu di chuyển đúng theo ý muốn của người lái tàu Phài luôn kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái tàu nhằm thực hiện đúng các yêu cầu từ người điều khiển
- Luôn kiểm tra lượng dầu trong két trước khi vận hành tàu với các tàu dùng hệ thống lái thủy lực
- Trong quá trình vệ sinh lọc dầu, lọc nhớt tuyệt đối không được đổ dầu hoặc nhớt dơ ra ngoài môi trường
- Giẻ lau phải được thu gom về một chổ để xử lý theo quy trình xử lý rác công nghiê ̣p đô ̣c ha ̣i
Trang 28Bài 3 : VÂ ̣N HÀNH TỜI, CẨU
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Biết được cấu ta ̣o và nguyên lý làm viê ̣c củ a tời trên tàu cá
- Biết được cấu ta ̣o và nguyên lý làm viê ̣c của cẩu
- Nắm được cách vâ ̣n hành của tời
- Nắm được cách vận hành của cầu
- Biết được cách kiểm tra, xác dịnh các loại dây cáp, xích, ma ní
- Thực hiê ̣n đươ ̣c viê ̣c bảo dưỡng tời
- Thực hiện được các công biệc bảo dưỡng cẩu
- Có ý thức an toàn lao động
A Nô ̣i dung
1 Tờ i neo
Tời neo là thiết bị thu và thả neo tàu, có hai loại tời neo, tời phía trước mũi tàu
là tời neo chính hay còn gọi là tời neo mũi Ngoài ra còn có tời neo phía sau đuôi tàu, đây là tời neo phụ Thông thường trên tàu cá người ta trang bị tời mũi, còn phía đuôi là các trụ neo
1.1 Cấu tạo
Sơ đồ cấu tạo chung của tời neo như hình 3.1
Trong đó nguồn dẫn động tời neo thường từ 3 nguồn chính là :
- Dẫn động từ trích lực nguồn máy chính (hình 3.2)
- Dẫn động bằng motor điện (hình 3.3)
- Dẫn động bằng motor thủy lực (hình 3.4)
Tời neo thường gồm một tang trống dùng chứa cáp, 1 hoặc 2 tang ma sát hai bên và có 1 hoặc 2 tang thu xích neo Trên trống tang được lắp phanh hãm dùng điều khiển tốc độ thả hoặc thu neo Ngoài ra tời còn lắp thêm cá hãm hoặc cóc hãm để khóa cáp hoặc xích khi thả neo Phía trên đôi khi còn được lắp trục tay quay dùng để thu cáp/ xích neo khi nguồn dẫn động chính bị mất
Trang 29Hình 3.1 – Tời neo mũi
Trang 30
Hình 3.2 – Tời neo dẫn động cơ khí
Hình 3.3 Tời neo dẫn động điện Hình 3.4 – Tời neo dẫn động thủy lực
Trang 31
1.2 Vận hành
Chuẩn bị tời: Trước khi cho tời hoạt động phải kiểm tra tời, đảm bảo tời
đã sẳn sàng hoạt động
- Kiểm tra xung quanh tời dẹp bỏ các vật, thiết bị cản trở hay đè lên tời
- Kiểm tra phanh hãm, đảm bảo phanh hãm làm việc tốt
- Kiểm tra xích, cáp xem xích, cáp có bị kẹt hoặc bị gỉ sét
- Kiểm tra neo đảm bảo neo được gắn chặt vào xích, cáp
- Kiểm tra đường dẫn động cho tời : Trục các đăng, khớp nối ly hợp, dây điện, ống dẫn dầu thủy lực, …
Thả neo:
- Bước 1: Đóng nguồn dẫn động cho tời
+ Đóng cần gạt ly hợp dẫn động trục tời với tời dẫn động cơ khí
+ Đóng cần gạt cho bơm thủy lực với tời dần động bằng thủy lực
+ Đóng cầu dao điện với tời dẫn động điện
- Bước 2: Mở phanh trục tời đối với các tời dùng phanh cơ
- Bước 3: Đóng ly hợp cho hộp số đối với tời dẫn động cơ khí
- Bước 4: Thả neo
+ Gạt cần số hộp số, mở tời thả neo đối với tời dẫn động bằng cơ khí + Gạt tay gạt cần điều khiển motor bơm thủy lực để thả neo đối với tời dẫn động bằng thủy lực
+ Ấn nút thả neo đối với tời dẫn động điện
Trong quá trình thả neo có thể dùng phanh để điều chỉnh tốc độ thả neo
- Bước 5 : Khi kết thúc thả neo Ngắt ly hợp hộp số với tời dẫn động cơ; gạt cần gạt motor thủy lực về vị trí dừng với tời dẫn động thủy lực và ấn nút dừng motor điện với tời dẫn động điện
- Bước 6 : Đóng phanh khóa neo
- Bước 7 : Tắt nguồn dẫn động cho tời neo
Thu neo :
- Quá trình thu neo tiền hành tương tự như quá trình thả neo
Trang 322 Tờ i kéo lưới
2.1 Cấu tạo
Hình 3.5 – Hệ trích lực cho tời kéo lưới
Hình 3.6 – Tời kéo lưới tang đôi dẫn động bằng trích lực máy chính
Trang 33Hình 3.7 – Tời kéo lưới tang đôi dẫn động bằng thủy lực
Hình 3.8 – Tời kéo lưới tang đơn dẫn động bằng thủy lực
- Tời kéo lưới thường được dẫn động bằng hệ trích lực từ máy chính qua
hệ thống trục các đăng và ly hợp ma sát (hình 3.5) truyền đến bộ bánh răng côn nối vào tời thông qua hộp số, loại dẫn động này còn gọi là dẫn động cơ khí và loại dẫn động này được dùng rất nhiều trên tàu cá trước đây nhờ giá thành hạ, dễ chế tạo, dễ dàng kiểm tra và sửa chữa Tuy
Trang 34nhiên với sự phát triển của công nghệ, ngày nay loại hình dẫn động bằng thủy lực ngày càng được dùng nhiều nhờ khả nay chịu quá tải cao, dễ dàng điều khiển, kết cấu gọn và an toàn Loại dẫn động bằng thủy lực gồm 1 bơm thủy lực được kéo từ máy chính thông qua hệ thống ly hợp
và dây đai (dây curroa) , dầu thủy từ két được bơm cấp đến các bộ điều khiển như bộ điều khiển motor tời kéo, bộ điều khiển motor tời neo, bộ điều khiển hệ thống lái, … Khi người vận hành điều hiển cần , tùy theo
vị trí điều khiển mà dầu cấp vào motor nhiều hay ít và do đó làm cho tời quay nhanh hay chậm, mạnh hay yếu
- Tùy theo mục đích và nghành nghề khai thác mà tời có 1 hoặc 2 tang chứa và tang ma sát, các tang này liên kết với trục tời qua bộ ly hợp thủy lực hoặc ly hợp vấu Đề điều khiển tốc độ thả lưới trên mỗi tang có bộ phanh bố và có thể có thêm cá hãm
Hình 3.9 – Cơ cấu cá hãm Hình 3.10 – Cơ cấu cóc hãm
2.2 Vận hành
Chuẩn bị vận hành : Trước khi cho tời hoạt động phải kiểm tra tời, đảm bảo tời đã sẳn sàng hoạt động
- Kiểm tra xung quanh tời dẹp bỏ các vật, thiết bị cản trở hay đè lên tời
- Kiểm tra phanh hãm, đảm bảo phanh hãm làm việc tốt
- Kiểm tra cáp xem cáp có bị kẹt hoặc bị đứt
- Kiểm tra trục các đăng, khớp nối ly hợp đảm bảo chúng hoạt động trơn tru, không có vật cản
- Kiểm tra cầu dao, dây điện đối với các tời dẫn động điện, đảm bảo dây điện, cầu dao không bị chập, chạm, hở mạch, …
- Kiểm tra ống dầu thủy lực, bơm thủy lực đối với các tời dẫn động bằng bơm thủy lực, đảm bảo ống dầu không bể, gãy, …
Thả lưới : tùy theo yêu cầu đánh bắt mà công việc thả lưới có thể khác nhau, như cách vận hành chung như sau :
Trang 35- Mở ly hợp, đề tang chạy tự do trên trục
- Mở phanh cá hãm
- Mở phanh hãm cho tời thả lưới, dưới sức cản của lưới và tốc độ chạy tàu, lưới được thả ra Trong quá trình thả người vận hành có thể điều chình cần điều khiền phanh để có tốc độ thả lưới hợp lý
- Khi kết thúc quá trình thả lưới, đóng phanh lại, đóng ly hợp tời và chuyển sang chế độ dắt lưới
Thu lưới :
Khi bắt đầu chuyển sang chế độ thu lưới
- Đóng cần gạt ly hợp – trục các đăng hoạt động quay trục tời đối với tời dẫn động cơ khí Đóng cần điều khiển thủy lực , motor thủy lực quay đối với các tời dẫn động thủy lực
- Đóng tay gạt ly hợp của tang kéo cáp
- Mở từ từ phanh cho tời hoạt động Trong quá trình kéo lưới người điều khiển dùng cần điều khiển motor bơm để điều khiển tốc độ kéo lưới
- Khi kết thúc quá trình kéo lưới, đóng phanh hãm, ngắt ly hợp truyền động cho tời đối với các tời truyền động cơ khí, và tắt cần điều khiền thủy lực đối với các tời dẫn động thủy lực
Trang 36Hình 3.11 Cần cẩu nâng thủy lực
Hình 3.12 Cẩu neo dùng tời
Trang 37 Cấu tạo của cẩu thủy lực : cẩu nâng đẩy thủy lực có cấu tạo như hình 3.11, gồm đế cẩu, bệ cẩu xoay quay trên đế cẩu nhờ hai xilanh thủy lực đặt hai bên bệ cần được nâng , hạ nhờ xilanh nâng đặt trên trụ cần, trên cần có thể có các dot cẩu cho phép cẩu dài ra hay thu ngắn lại nhờ 02 xilanh thủy lực đặt trên cần Ngoài cuối cần có móc cáp Móc cáp có thể được nâng lên hay hạ xuống nhờ hệ dây cáp thu trên tang chứa cáp Tang này mở ra hay thu vào nhờ motor thủy lực đặt trên nó
Với loại cần này, bộ điều khiển cẩu có có cần điều khiển sau :
- Cần 1 : điều khiển xoay cẩu
- Cần 2 : điều khiển nâng cần lên hay hạ xuống
- Cần 3 : điều khiển ra dot cần hay thu cần
- Cần 4 : điều khiển thu cáp hay thả cáp
Cấu tạo cẩu treo : Cẩu treo cũng có đế cẩu và bệ cầu quay quay nhờ motor điện hoặc xilanh thủy lực Cần cẩu được giữ nhờ dây cáp tren và việc nâng hay hạ cần nhờ vào việc thu hay thả dây cáp treo cần Cuối cần có móc cáp và điệc điều khiển bởi cáp cẩu
Bộ điều khiển cầu cẩu này có :
- Cần 1 : điều khiển xoay cẩu
- Cần 2 : điều khiển nâng cần lên hay hạ xuống
- Cần 3 : điều khiển thu cáp hay thả cáp kéo hàng
3.2 Vận hành cần cẩu
Chuẩn bị cẩu :
- Chuẩn bị dụng cụ cẩu : cáp thép, xích, cáp mềm, ma ní, móc cẩu Việc chuẩn bị dụng cụ cẩu phụ thuộc vào hàng hóa sẽ cẩu Như đã trình bày ở trên, cẩu là thiết bị đòi hỏi an toàn cao, người vận hành cẩu phải nắm rõ các quy định về an toàn lao động cũng như phải ước lượng được khối lượng hàng hóa cần cẩu để từ đó chọn được cáp, xích cho phù hợp, tránh chọn sai gây ra tai nạn lao động
- Chuẩn bị bơm thủy lực và đường ống : Bật bơm thủy lực, nếu bơm chỉ dùng riêng cho cẩu Kiểm tra toàn bộ đường ống thủy lực lên bơm
Vận hành cẩu nâng thủy lực :
- Đẩy cần điều khiển số 1 để xoay cần đến vị trí cần cẩu
- Điều khiển cần số 2 và số 3 để đưa móc cáp đến đúng vị trí đặt để hàng
- Điều khiển cần số 4 để thả cáp đưa móc cẩu đến gần kiện hàng
Trang 38- Móc cáp vào kiện hàng Người móc cáp phải ước lượng được trọng tâm của kiện hàng để móc cáp, xích không bị lệch, nghiêng
- Điều khiển cần số 4 để thu dây cáp Lưu ý quá trình thu cáp phải thận cẩn thận, kiểm tra hàng có bị lệch, hay còn vật cản, người nào nằm trên hoặc cản trở kiện hàng
- Điều khiển cần số 1, 2, 3 để đưa kiện hàng đến vị trí đặt để an toàn
- Thả cáp, để tháo cáp ra khỏi kiện hàng
- Thu móc cáp
- Thu cần và xoay cần về vị trí an toàn
- Khóa cần điều khiển
- Thu dẹp dụng cụ và vệ sinh môi trường
4 Bảo dưỡng tời, cẩu
4.1 Chọn và kiểm tra xích, cáp, ma ní
Tùy theo mục đích sử dụng và tải trọng làm việc mà chọn cáp đúng loại : cáp
17 tao, 19 tao, 36 tao, … Cáp thép có lõi hoặc cáp không lõi … Tương tự phải chọn xích, ma ní theo tải trọng làm việc tranh chọn sai loại hoặc thiếu tải sẽ làm đứt cáp, xích … gây ra tai nạn không thể lường trước được
Hình 3.13 – Cấu tạo của cáp, xích
Hình 3.14 – Cấu tạo của móc cáp, móc xích, ma ní
Trang 39 Chọn xích, cáp, maní, móc
Việc lựa chọn cáp, xích, ma ní, móc phù hợp vớt vật là hết sức quan trọng, người vật hành phải nắm được trọng lượng của vật cần treo, cẩu, kéo và biết được tải trọng tối đa của từng loại cáp, xích, móc, … để chọn cho phù hợp tránh các tai nạn đáng tiếc xãy ra Dưới đây là bảng lực kéo cho pháp của một
số cáp, xích móc thường dùng
Bảng 3.1 – Thông số kỹ thuật của dây cáp bạt
Bảng 3.2 - Thông số kỹ thuật của móc
Lực tối đa (tấn)
3/8 10 5664615 182464 1.8 4.00
½ 13 5664815 182471 3.0 6.8 5/8 16 5665015 182488 4.9 10.3 3/4 20 5665215 182495 7.1 16.0 7/8 22 5665415 152948 10.9 19.4
1 26 5661615 078965 15.3 21.6 1¼ 32 5662015 078972 23.6 32.8 Bảng 3.3 - Bảng chi tiết kỹ thuật của ma ní
Trang 40Loại
(tấn)
Trọng lƣợng (kg)