Để thực hiện được các yêu cầu đó, ngoài việc phải trang bị tàu lớn, máy mạnh, trang thiết bị hiện đại thì đòi hỏi trình độ chuyên môn của các thành viên trên tàu phải cao hơn và đặc biệt
Trang 3Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ01
Trang 4Nghề khai thác thủy sản đã có ở nước ta từ rất lâu đời, cho đến ngày nay phần lớn vẫn hoạt động theo phương thức cha truyền con nối, với cách làm theo dạng gia đình Với xu thế hội nhập và phát triển, đòi hỏi phải có các đội tàu cá
đủ lớn để tiến hành khai thác những ngư trường xa, sản lượng khai thác lớn và giá trị kinh tế của mỗi chuyến biển cao Để thực hiện được các yêu cầu đó, ngoài việc phải trang bị tàu lớn, máy mạnh, trang thiết bị hiện đại thì đòi hỏi trình độ chuyên môn của các thành viên trên tàu phải cao hơn và đặc biệt là khả năng quản lý của người truyền trưởng, máy trưởng cũng phải được ngày một nâng cao hơn
Đáp ứng yêu cầu thực tế đó, giáo trình mô đun: “Quản lý bộ phận máy” được biên soạn để cung cấp một số kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, quyền hạn của máy trưởng và cách quản lý thuyền viên, tài liệu kỹ thuật, máy móc thiết bị, dầu nhờn, dụng cụ và phụ tùng có trên tàu
Giáo trình này là phần đầu tiên của các giáo trình mô đun : “Vận hành máy chính” , “Vâ ̣n hành hê ̣ thống điê ̣n” , ”Vâ ̣n hành hê ̣ thống la ̣nh” , “Vận hành các thiết bị cơ khí”, “Xử lý khắc phục sự cố máy chính”, … Trong giáo trình
sơ cấp nghề : Máy trưởng tàu cá hạng 4
Các nội dung sẽ đề cập trong giáo trình mô đun này gồm :
+ Quản lý thuyền viên bộ phận máy
+ Quản lý hồ sơ kỹ thuật bộ phận máy
+ Quản lý máy móc, trang thiết bị
+ Quản lý nhiên liệu
+ Quản lý dụng cụ, phụ tùng
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực
tế tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng nghiệp tại các đơn vị Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người vận hành máy cũng như bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau
Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Trung học thủy sản, các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện Giáo trình này
Tham gia biên soạn
1 Chủ biên
2………
Trang 5MỤC LỤC
Trang 63 Quản lý nhiên liệu trên tàu 44
Trang 7MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY
Mã mô đun: MĐ01
GIỚI THIỆU MÔ ĐUN:
- Mô đun này nhằm cung cấp cho ho ̣c viên mô ̣t số kiến thức cơ bản về vai trò, vị trí và nhiệm vụ của máy trưởng các kiến thức về quản lý, và sử dụng các tài liệu, hồ sơ kỹ thuật máy và thiết bị trên tàu
- Mô đun quản lý bộ phận máy cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đánh giá năng lực, phân công công việc và kiểm tra kết quả công việc của các thuyền viên thuộc bộ phận máy Ngoài ra mô đun cũng cung cấp các kiến thức và kỹ năng để quản lý thiết bị, dầu nhờn, dụng cụ và phụ tùng trên tàu
- Trong quá trình ho ̣c , các học viên sẽ được trang bi ̣ thêm các kiến thức và rèn luyện ý thức an toàn lao động , ý thức tuân thủ các quy định
- Trong mô đun, phần lý thuyết được trình bày sơ lược và minh ho ̣a hình ảnh, chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thực hành của các ho ̣c viên trên máy
- Phần đánh giá kết quả dựa vào kết quả đa ̣t đươ ̣c khi thực hiê ̣n các bài thực hành
Trang 8Bài mở đầu: CHỨC TRÁCH THUYỀN VIÊN BỘ PHẬN MÁY
Mục tiêu:
A NỘI DUNG
1 Vai trò, vị trí của máy trưởng trên tàu cá
Máy trưởng là người chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về mặt kỹ thuật của toàn bộ thiết bị động lực trên tàu và trực tiếp lãnh đạo bộ phận máy
và điện trên tàu Là người tổ chức quản lý và khai thác các thiết bị động lực trên tàu, tổ chức lao động cho thuyền viên bộ phận máy và điện, lãnh đạo Hội đồng kỹ thuật của tàu (Điều 155 của điều lệ chức trách thuyền viên trên tàu biển Việt Nam)
Như vậy, vị trí và vai trò của máy trưởng trên tàu rất quan trọng và không thể thiếu được Máy trưởng có nhiệm vụ không chỉ đảm bảo các máy móc chủ yếu hoạt động an toàn và tin cậy để tàu hoạt động tốt mà còn phải đảm bảo sự hoạt động tốt cho các máy móc phụ khác (các máy tời, máy lạnh, …) Ngoài ra, máy trưởng còn là người tổ chức giờ giấc lao động; đảm bảo ca kíp, giờ nghỉ ngơi, giải trí; đảm bảo việc cứu sinh, cứu hoả và an toàn lao động
Máy trưởng còn có vị trí quan trọng ở chỗ là người phải biết tổ chức khai thác trang thiết bị động lực an toàn, tin cậy và mang lại hiệu quả kinh tế cao thông qua việc huấn luyện cho thuyền viên ngành máy nắm chắc và áp dụng các quy tắc vận hành kỹ thuật, quy trình bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật một cách nhuần nhuyễn
Nếu coi thiết bị động lực như trái tim của con tàu thì máy trưởng chính là người điều khiển trái tim ấy Thiếu máy trưởng thì toàn bộ thiết bị động lực và thiết bị phục vụ không thể hoạt động bình thường, dẫn đến con tàu cũng không thể hoạt động được
Như vậy, ở trên tàu, vị trí và vai trò của máy trưởng rất cần thiết và quan trọng, không thể thiếu được
2 Nhiệm vụ, quyền hạn máy trưởng
2.1 Nhiệm vụ của máy trưởng
- Máy trưởng có nhiệm vụ khai thác hết công suất với hiệu quả kinh tế cao nhất đối với các máy móc thiết bị như máy chính, máy phụ, máy lạnh, các hệ thống, … theo đúng quy tắc kỹ thuật Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc và các hệ thống, thiết bị trên boong và bộ phận phục vụ sinh hoạt và hướng dẫn vận hành thiết bị đúng quy tắc và chỉ dẫn sử dụng của nhà chế tạo
Trang 9- Máy trưởng hàng ngày phải kiểm tra việc ghi chép chính xác và có hệ thống trong các loại nhật ký máy về các thông số kỹ thuật trong quá trình vận hành, bảo quản, sửa chữa và sự cố máy móc thiết bị và ký tên vào nhật ký
- Máy trưởng phải tổ chức kịp thời cho thuyền viên bộ phận máy sửa chữa khắc phục các hư hỏng đột xuất, các sự cố và công việc bảo quản, bảo dưỡng định kỳ thuộc trách nhiệm của thuyền viên, lên các hạng mục sửa chữa định kỳ cho các máy móc thiết bị thuộc bộ phận mình phụ trách, kiểm tra chất lượng sửa chữa của các máy móc do các tổ sửa chữa trên bờ tiến hành đúng yêu cầu của Đăng kiểm đề ra
- Lập các bản yêu cầu cung cấp vật tư kỹ thuật, phụ tùng thay thế, nhiên liệu, … cho máy móc và các thiết bị khác, bảo quản và sử dụng tốt các vật tư, phụ tùng đó
- Máy trưởng phải trực tiếp điều khiển máy khi tàu ra vào cảng, điều động qua các luồng lạch hẹp, khu vực nguy hiểm hay khi điều kiện hành trình gặp khó khăn, tầm nhìn xa bị hạn chế, … chỉ khi nào được sự đồng ý của thuyền trưởng thì máy trưởng mới được rời khỏi buồng máy và giao cho thợ máy
- Máy trưởng phải nghiêm chỉnh chấp hành và kịp thời hoàn thành chính xác những mệnh lệnh điều động của thuyền trưởng
- Nếu vì một lý do nào đó không thực hiện được mệnh lệnh hoặc thực hiện chậm trễ thì máy trưởng phải báo cáo kịp thời để thuyền trưởng xử lý
- Máy trưởng có nhiệm vụ dự tính được những khó khăn, những hư hỏng
có thể xảy ra đối với máy móc thiết bị và đề ra những biện pháp để ngăn ngừa hoặc hạn chế những sự cố có thể xảy ra; đồng thời máy trưởng phải kịp thời thông báo cho thuyền trưởng biết rõ tình hình để có biện pháp xử lý Trường hợp có sự cố, máy trưởng hành động theo trách nhiệm và kinh nghiệm của mình và sau đó phải báo cáo kịp thời cho thuyền trưởng biết những biện pháp
đã thực hiện vừa qua
- Máy trưởng phải tổ chức ca kíp làm việc và nghỉ ngơi của thuyền viên bộ phận máy
- Máy trưởng phải theo dõi việc thực hiện quy trình, quy phạm an toàn kỹ thuật và an toàn lao động thuộc bộ phận mình phụ trách
- Máy trưởng có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện nội quy phòng cháy, chữa cháy ở buồng máy, kho thuộc bộ phận máy quản lý
- Máy trưởng có nhiệm vụ lãnh đạo bộ phận máy thực hiện đúng sự phân công đã được quy định khi có báo động cấp cứu
- Máy trưởng có nhiệm vụ kiểm tra và xác thực việc chuẩn bị cho chuyến
đi biển của bộ phận máy và điện Trước khi tàu khởi hành 2 giờ, máy trưởng báo cáo lại công việc chuẩn bị sẵn sàng của bộ phận máy cho thuyền trưởng biết
Trang 10thiết bị của tàu theo đúng chế độ quy định Khi sửa chữa, máy trưởng thay mặt chủ tàu để giao dịch với các cơ quan nhà nước (Đăng kiểm) về phần máy
- Khi được điều động đến tàu, máy trưởng có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ
bộ phận máy và điện về tình trạng kỹ thuật của tất cả máy móc thiết bị, nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn, dụng cụ đồ nghề, tài sản vật tư dự trữ, phụ tùng thay thế theo sổ tài sản và thực tế (kiểm tra bên ngoài và tiến hành thử hoạt động), tiếp nhận các hồ sơ kỹ thuật thuộc bộ phận máy và điện, và về nhân sự
(Biên bản tiếp nhận và bàn giao được lập thành 4 bản có chữ ký xác nhận của thuyền trưởng, 1 bản giao cho chủ tàu, 1 bản giao cho thuyền trưởng, 1 bản giao cho bên giao và bản còn lại được giao cho bên nhận bàn giao)
- Máy trưởng có nhiệm vụ căn cứ vào hợp đồng mà tiếp nhận bộ phận máy
và điện khi được giao trách nhiệm đến nhận tàu đóng mới, tàu sửa chữa và tàu mới mua
2.2 Quyền hạn của máy trưởng
- Máy trưởng có quyền đề nghị cung cấp vật tư, sửa chữa, thay thế thiết bị nếu nhận thấy chúng không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
- Nếu thuyền viên ngành máy có hành vi làm hư hại hoặc có nguy cơ gây
hư hại đến máy móc thiết bị, không chấp hành sự phân công lao động thì máy trưởng có quyền đình chỉ công tác của người đó sau khi đã báo cáo với thuyền trưởng
- Trường hợp tàu neo đậu, máy trưởng có quyền lên bờ nghỉ ngơi khi được
sự đồng ý của thuyền trưởng sau khi đã giao việc cho thợ máy và cho địa chỉ liên lạc
- Khi tàu di chuyển trong cảng, chạy trong luồng lạch hẹp hoặc tàu đang hành trình trên biển, máy trưởng không được tuỳ tiện thay đổi tốc độ quay của máy, ngừng hoạt động hoặc cho hoạt động lại các thiết bị kỹ thuật quan trọng hoặc tự tiện điều chỉnh nhiên liệu, nước dằn tàu ở các két khi chưa có sự đồng ý của thuyền trưởng
- Khi tàu hành trình, gặp trường hợp có sự cố hay có nguy cơ đe doạ đến sinh mạng con người thì máy trưởng có quyền cho ngừng máy chính hay máy móc khác, đồng thời phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng biết
- Trường hợp xét thấy việc thực hiện lệnh của thuyền trưởng có nguy cơ gây thiệt hại cho máy móc hoặc đe doạ đến tính mạng con người thì máy trưởng phải báo ngay cho thuyền trưởng biết những hậu quả có thể xảy ra và đề nghị huỷ lệnh vừa ban ra Nhưng nếu thuyền trưởng vẫn yêu cầu thực hiện lệnh
đó thì máy trưởng phải thực hiện lệnh và cả hai cùng ghi vào nhật ký của mình (nhật ký máy và nhật ký tàu)
Trang 113 Yêu cầu đối với máy trưởng
Máy trưởng phải là người có phẩm chất đạo đức tốt Đó là người có ý thức
tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm với công tác được giao, có đức tính cần cù, chăm chỉ và sáng tạo trong lao động, có đức tính kiên trì, dũng cảm trong khi tàu có sự cố trên biển hoặc trong điều kiện khắc nghiệt của biển cả Máy trưởng biết tổ chức thực hiện, biết lãnh đạo bộ phận thuyền viên ngành máy, đồng thời biết phục tùng và chịu sự lãnh đạo của thuyền trưởng, biết phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận điều khiển và bộ phận máy Là người trung thực, quả quyết, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm
Máy trưởng phải có trình độ học vấn tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi mới có thể hướng dẫn về quy trình, quy tắc vận hành kỹ thuật; tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng, bảo quản các máy móc, thiết bị trên tàu và tổ chức khai thác hợp lý thiết bị động lực Yêu cầu máy trưởng phải có kiến thức rộng và sâu, nắm chắc nguyên lý hoạt động, kết cấu của trang thiết bị, những đặc điểm, tính năng của từng loại máy móc như máy chính điêden, máy phát điện, các máy phụ, … Ngoài việc am hiểu phần cơ, máy trưởng còn phải hiểu biết phần điện, lạnh, phần tự động, điều khiển từ xa, …
Máy trưởng phải là người tìm hiểu nắm chắc luật hàng hải về phần máy, các thủ tục đăng kiểm, các quy định liên quan đến phần máy như bảo vệ ô nhiễm môi trường biển, cứu người trên biển, cứu hoả, cứu sinh, … nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do bộ phận máy gây ra
Máy trưởng phải là người biết tổ chức quản lý, phân công lao động nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao Máy trưởng cần am hiểu tâm sinh lý con người, đặt biệt là người đi biển, đảm bảo sự đoàn kết nội bộ, yêu thương, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn Phải biết tổ chức ca kíp làm việc hợp lý
Máy trưởng phải là người biết đúc rút kinh nghiệm, thu thập kinh nghiệm
và biết học hỏi kinh nghiệm từ các máy trưởng khác trên các lĩnh vực tổ chức khai thác máy móc thiết bị, kinh nghiệm xử lý những sự cố của chúng, kinh nghiệm tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, kinh nghiệm tổ chức lao động và quản lý nhân lực, …
B CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
C GHI NHỚ
Trang 12Bài 1: QUẢN LÝ THUYỀN VIÊN BỘ PHẬN MÁY
Mục tiêu :
Sau khi kết thúc môn học này người học có khả năng
- Biết được sơ đồ tổ chức trên tàu
- Biết được quy định, trách nhiệm của các vị trí trong bộ phận máy
- Đánh giá năng lực của các thuyền viên trong bộ phận máy
- Phân công được công việc cho các thuyền viên trong bộ phận máy theo đúng khả năng từng người
- Thực hiện bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn cho các thành viên trong bộ phận
A NỘI DUNG
1 Tổ chức bộ phận máy trên tàu cá
Sơ đồ tổ chức của bộ phận máy trên tàu cá như sau :
Máy trưởng
Máy phó
Thợ máy Thợ máy
Thợ máy Thợ máy
Trong một số tàu có đặc thù riêng có thể có thêm các chức danh khác như thợ điện, thợ cơ, …
Các chức danh, nhiệm vụ và quyền hạn của từng vị trí do thuyền trưởng và máy trưởng quy định
Theo đó :
Trang 13- Máy phó : là người phụ cho máy trưởng trong công tác điều hành, vận hành máy Máy phó có thể thay máy trưởng trực ca, giám sát sửa chữa tàu, kiểm tra bơm nhiên liệu lên tàu, mua vật tư, phụ tùng cho máy
- Thợ máy :
+ Thợ máy chịu sự lãnh đạo của máy trưởng Thợ máy trực ca làm việc trên tàu theo kế hoạch được phân công
+ Thợ máy trên tàu có nhiệm vụ hoàn thành các công việc sau:
+ Khi trực ca tàu hành trình cũng như neo đậu, theo sự phân công, tiến hành vận hành, chăm sóc, theo dõi, bảo dưỡng các máy móc thiết bị trong buồng máy theo đúng quy trình kỹ thuật vận hành máy móc thiết bị đáp ứng yêu cầu chung của tàu
+ Khi không làm công việc trực ca thì làm các công việc khác theo sự phân công như bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, làm vệ sinh buồng máy,…
+ Nắm được nguyên lý, cấu tạo và hoạt động của các máy móc thiết bị để có thể hoàn thành các công việc được phân công với năng suất và chất lượng cao + Phải nắm vững kỹ thuật vận hành các máy móc thiết bị phục vụ cho khâu đảm bảo an toàn như thiết bị phòng chữa cháy, thiết bị cứu sinh,…
Ngoài ra trên tàu phải luôn có một nhóm thực hiện công tác trực ca, và người đứng đầu ca trực được gọi là trưởng ca (trên các tàu lớn gọi là sỹ quan trực ca) Nhiệm vụ của trưởng ca như sau :
+ Trưởng ca máy chịu sự chỉ huy trực tiếp của máy trưởng; chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hành động của mình liên quan đến việc vận hành các máy móc, thiết bị theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm sự hoạt động bình thường của tất
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ca trực ở buồng máy, buồng lò, bảo đảm trật tự
và vệ sinh công nghiệp ở buồng máy;
+ Bảo đảm các máy móc thuộc bộ phận máy hoạt động bình thường, an toàn và
xử lý kịp thời các sự cố xảy ra;
+ Theo dõi công việc sửa chữa của những người trên bờ xuống tàu làm việc thuộc
bộ phận mình phụ trách, bảo đảm an toàn lao động và an toàn kỹ thuật cho tàu; + Theo dõi tiêu hao nhiên liệu, sử dụng các vật tư kỹ thuật của tàu;
Trang 14nhiên liệu để điều chỉnh tàu theo yêu cầu của trưởng ca boong; khi tiến hành bơm nước thải các loại phải thực hiện theo đúng quy định;
+ Khi tàu hành trình, trực ca máy có nhiệm vụ thực hiện nghiêm chỉnh các mệnh lệnh từ buồng lái của thuyền trưởng hoặc trực ca boong;
+ Trưởng ca máy không có quyền tự ý thay đổi chế độ làm việc của máy chính hay các máy khác Trong trường hợp cần thiết nếu phải thay đổi chế độ làm việc hoặc cho ngừng làm việc thì trưởng ca máy phải báo trước cho trưởng ca boong và máy trưởng biết;
+ Khi có sự cố hay có nguy cơ đe dọa đến sinh mạng con người thì trưởng ca máy
có quyền cho ngừng máy chính hay các máy khác và phải báo ngay cho trưởng
ca boong và máy trưởng biết Trường hợp xét thấy việc ngừng máy chính hay các máy khác có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng cho tàu thì thuyền trưởng có quyền yêu cầu trưởng ca máy tiếp tục cho các máy móc đó hoạt động và phải chịu trách nhiệm về hậu quả có thể xảy ra Trong trường hợp này trưởng ca máy phải ghi mệnh lệnh của thuyền trưởng vào nhật ký máy và thuyền trưởng phải ghi vào nhật ký hàng hải;
+ Khi vắng mặt máy trưởng, trưởng ca máy không có quyền khởi động máy chính, trừ trường hợp thật cần thiết nhưng phải có lệnh của thuyền trưởng; + Không được tiến hành giao nhận ca khi tàu đang điều động cập hoặc rời cầu hay trong thời gian đang ngăn ngừa tai nạn và sự cố, nếu không có sự đồng ý của máy trưởng;
+ Khi bàn giao ca, người nhận ca có trách nhiệm tự mình kiểm tra trạng thái hoạt động của các máy móc, thiết bị động lực, chế độ làm việc, tình trạng kỹ thuật của máy móc và thiết bị Người giao ca có trách nhiệm bàn giao cụ thể và nói
rõ những khuyến nghị cần thiết cho người nhận ca
Với những người mới nhận việc, máy trưởng có trách nhiệm phổ biến sơ đồ
tổ chức và các nhiệm vụ cho từng vị trí trong bộ phận máy trên tàu
2 Kiểm tra, đánh giá và nâng cao trình độ thuyền viên bộ phận máy
Kiểm tra , đánh giá thuyền viên bộ phận máy :
Máy trưởng là người đứng đầu bộ phận máy trên tàu, việc nắm rõ tính cách, khả năng từng người trong bộ phận để phân công công việc phù hợp đóng vai trò quan trọng
Khi người mới nhận việc hoặc định kỳ không quá 6 tháng, máy trưởng phải tiến hành kiểm tra lại năng lực từng thành viên trong bộ phận
Việc kiểm tra năng lực từng thành viên trong bộ phận máy phải được tiến hành minh bạch, công khai, có phiếu đánh giá rõ ràng
Trang 15Phiếu đánh giá phải được giải thích rõ các hạng mục bên trong và sau khi đánh gía xong phải công bố cho người được đánh giá biết kết quả và nguyên nhân
Dưới đây là bảng đánh giá mẫu
Bảng 1.1 – Mẫu đánh giá năng lực Cty …………
Tàu : …………
Bộ phận máy
BẢNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Tháng : /
Tốt Khá T.B Yếu
01 Vận hành máy chính
02 Vận hành máy phát điện
03 Vận hành máy lạnh
04 Vận hành tời neo cơ
05 Vận hành tời neo điện
06 Vận hành tời neo thủy lực
07 Vận hành tời kéo lưới cơ
08 Vận hành tời kéo lưới thủy lực
09 Vận hành tời kéo lưới điện
10 Vận hành tời lưới vây cơ
11 Vận hành tời lưới vây thủy lực
12 Vận hành tời lưới vây điện
13 Vận hành tời lưới rê cơ
14 Vận hành tời lưới rê thủy lực
15 Vận hành tời lưới rê điện
Trang 1617 Vận hành tời câu thủy lực
18 Sửa chữa sự cố nhỏ máy chính
19 Sửa chữa sự cố lớn máy chính
20 Sửa chữa sự cố nhỏ MPĐ
21 Sửa chữa sự cố lớn MPĐ
22 Sửa chữa sự cố nhỏ máy lạnh
23 Sửa chữa lớn máy lạnh
24 Sửa chữa sự cố máy khai thác
25 Kiểm tra dầu đốt (dầu D.O)
26 Kiểm tra dầu bôi trơn
27 Kiểm tra dầu thủy lực
Đào tạo, nâng cao trình độ của thuyền viên trong bộ phận máy :
Hằng năm, sau khi kiểm tra, đánh giá năng lực của các thuyền viên trong bộ phận, máy trưởng nên lập bảng kế hoạch đào tạo để nâng cao trình độ của các
Trang 17thuyền viên Việc tổ chức đào tạo tùy theo quy mô của bộ phận có thể cử đi học các khóa bồ dưỡng nghiệp vụ (đào tạo ngoài) hoặc tự trong bộ phận tổ chức đào tạo (đào tạo nội bộ)
Bảng dưới là mẫu bảng kế hoạch đào tạo
Trang 18Bảng 1.2 – Mẫu bảng kế hoạch đào tạo
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO Năm : ………… Tàu : ……… Số : ………
STT NỘI DUNG ĐÀO
TẠO
ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO
THỜI GIAN
CÁCH THỨC ĐÀO TẠO
Đào tạo ngoài
02 Vận hành máy lạnh - Nguyễn Văn
3 Phân công công việc
Căn cứ để phân công :
Căn cứ vào khả năng chuyên môn thông qua giấy chứng nhận trình độ chuyên môn và tay nghề thực tế của thuyền viên
Nội dung phân công :
- Nêu rõ công việc phân công
+ Nêu rõ tên công việc;
+ Người liên quan để thực hiện công việc;
+ Công việc thực hiện ở đâu;
+ Công việc thực hiện khi nào
Khi công việc được làm rõ sẽ giúp thuyền viên tiếp cận với công việc thuận lợi hơn
- Đưa ra lý do phải thực hiện công việc
Tức là phải giúp cho thuyền viên hiểu tại sao phải làm công việc này Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp thuyền viên hiểu rõ mục đích cuối cùng của
Trang 19công việc Nhờ vậy, khi gặp trở ngại trong lúc thực hiện công việc, họ sẽ cố gắng xoay trở để thực hiện bằng được công việc, nhất là khi không có người
hướng dẫn bên cạnh
- Hướng dẫn thực hiện công việc
Tùy theo mức độ thạo việc của thuyền viên mà ta thực hiện hay không thực hiện bước này Giao cho thuyền viên có kinh nghiệm cùng lĩnh vực chuyên môn hướng dẫn thuyền viên mới thực hiện công việc
Yêu cầu lập lại công việc
Đây là một cách giúp ta kiểm chứng xem cấp dưới đã hiểu và làm được công việc hay chưa Khuyến khích cho thuyền viên đặt câu hỏi, và lắng nghe họ trình bày những khó khăn, trở ngại khi thực hiện công việc để kịp thời hỗ trợ nhằm đảm bảo khả năng thành công của công việc ta giao
Theo dõi thực hiện công việc
Giao cho cán bộ hoặc thuyền viên có kinh nghiệm thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện công việc của thuyền viên mới, xem có những trở ngại phát sinh hay không Nếu có, ta hãy điều chỉnh yêu cầu công việc sao cho phù hợp với thực tế
Phân công ca trực : Do tàu làm việc hầu như 24 giờ trong ngày nên cần phải có người trực liên tục để theo dõi và vận hành các máy móc Tùy theo số lượng thợ máy và trình độ của các thợ máy trên tàu mà chia ra các ca trực cho hợp lý
Thường bộ phận máy chia làm 3 ca trực, mỗi ca gồm 2 đến 3 người, trong đó
Phân công công việc khi tàu vào luồng hẹp hoạt di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu hoặc khi có sự cố : Bình trường máy trưởng nên lập bảng phân công công việc cho từng thành viên trong bộ phận khi tàu gặp sự cố, khi đi trong luồng hẹp, khi tàu gặp thời tiết xấu, … và nên thực hành để cho các thành viên thuần thục công việc có khả năng làm việc độc lập
Trang 20B CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài tập 1 : Nêu các nhiệm của trưởng ca trực?
Bài tập 2 : Tại sao phải đánh giá năng lực của từng thành viện trong bộ phận máy?
Bài tập 3 : Thực hành lập phiếu đánh giá năng lực của một thợ máy trên tàu?
- Máy trưởng phải quy định rõ các công việc, vị trí của từng thành viên trong
bộ phận khi tàu đi qua luồng hẹp, đi trong thời tiết xấu hoặc khi tàu gặp sự cố
Trang 21Bài 2 : QUẢN LÝ HỒ SƠ KỸ THUẬT MÁY TRÊN TÀU
Mục tiêu:
Sau khi kết thúc môn học này người học có khả năng :
- Biết được tầm quan trong của hồ sơ , tài liệu kỹ thuật máy
- Biết được cách thức tra cứu và lưu trữ hồ sơ , tài liệu kỹ thuật
- Trình bày được các nội dung cần có trong các hồ sơ máy
- Tra cứu, đọc được một số tài liệu kỹ thuật
- Cập nhật, ghi chép được tất cả các loại hồ sơ kỹ thuật trên tàu
- Có ý thức tuân thủ các quy định
A NỘI DUNG
1 Tài liệu kỹ thuật
Tài liệu kỹ thuật của máy là những tài liệu do nhà sản xuất, nhà cung cấp biên soạn và cấp kèm theo máy Người sử dụng không thể thay đổi nội dung bên trong nó
1.2 Các dạng tài liệu thiết yếu Thông thường khi xuất xưởng một lô máy, nhà sản xuất cung cấp kèm theo mỗi máy các tài liệu sau :
Hướng dẫn lắp đặt và vận hành máy (Operation and Maintenance Manual) : Đây là tài liệu bắt buộc phải kèm theo máy Trên tài liệu này thể hiện các thông số của máy, các phụ kiện đi kèm máy, cách lắp đặt máy, cách vận hành máy một cách chuẩn xác nhất Đây là cơ sở để người vận hành máy thực hiện theo
Trang 22
Hình 2.1 – Trang bìa của sách hướng dẫn vận hành và lắp đặt của máy
a) Của hãng Caterpillar; b) của hãng Cummins
Trang 23Hình 2.2 c Hình 2.2 d
Hình 2.2 – Sách hướng dẫn vận hành máy YANMAR 6CH-DTE
a) Trang bìa b) Trang thông số c), d) Trang nội dung
Sách hướng dẫn sửa chữa (Service Manual) : Tài liệu này hướng dẫn việc tháo, kiểm ra và sửa chữa các chi tiết và bộ phận bên trong máy Ngoài ra
nó còn cung cấp các giá trị của các bộ phận chính để người bảo trì đo, kiểm tra xác định chi tiết đó có đảm bảo về mặt kỹ thuật hay không, giới hạn nào cần phải thay thế, giới hạn nào phải chỉnh sửa, …
Hình 2.3 – Sách hướng dẫn sửa chữa máy Cummins KTA19-M
a) Trang bìa b) Trang nội dung
Trang 24
Hình 2.4 – Sách hướng dẫn sửa chữa máy Caterpillar D300
a) Trang bìa b) Trang nội dung
Trang 25
Hình 2.5 c Hình 2.5 d
Hình 2.5 – Sách hướng dẫn sửa chữa máy Yanmar 6CH a) Trang bìa b) Trang thông số c,d) Trang nội dung
Sách tra cứu phụ tùng (Parts Catalogue) : Tài liệu này cung cấp tất cả các
mã, tên, số lượng của các chi tiết trong máy giúp cho người sửa chữa dễ dàng tra cứu loại phụ tùng phủ hợp và chính xác nhất cho công việc sửa chữa máy
Trang 26Hình 2.6a Hình 2.6b
Hình 2.6 – Tài liệu tra cứu phụ tùng máy CUMMINS KTA19
a)Tra cứu bằng sách b) Tra cứu bằng đĩa CD
Hình 2.7 – Tài liệu tra cứu phụ tùng máy Caterpillar D300
a)Tra cứu bằng sách b) Tra cứu bằng đĩa CD
Trang 27
Hình 2.8 – Tài liệu tra cứu phụ tùng máy Yanmar 6CH
a)Bìa sách b) Nội dung bên trong
1.3 Lưu trữ và tra cứu tài liệu
Tài liệu kỹ thuật chứa rất nhiều thông tin có giá trị nó hướng dẫn cách lắp đặt, các bước cơ bản để vận hành hành máy một cách chính xác Ngoài ra nó cũng cung cấp các thông tin chi tiết về cách sửa chữa, các giới hạn của chi tiết cần thay thế, cách thức thay thế, …
Việc lưu trữ tài liệu đúng cách để mọi người trong bộ phận có thể tham khảo
dễ dàng, đồng thời dễ dàng trả về vị trí sau khi đọc xong
Tài liệu lưu trữ trong tủ hoặc trong ngăn kéo, phải có mã số dán vào gáy sách Toàn bộ tài liệu được lập thành danh mục để quản lý
Ví dụ : Trên tàu BT1234 có 12 tài liệu của các loại máy trên tàu, lập danh sách tài liệu như sau :
Bảng 2.1 – Danh mục tàu liệu
BT1234-MC1 Hướng dẫn vận hành máy
Tiếng Anh
Trang 28HINO V26 1 Anh BT1234-MC3 Parts catalogue HINO V26
BT1234-MP2 Hướng dẫn sửa chữa máy
phát điện Yanmar 4CH 1
Tiếng Việt BT1234-MP2 Parts catalogue Yanmar
Tiếng Việt
BT1234-TL1 Hướng dẫn lắp đặt thiết bị
Tiếng Việt
BT1234-TL2 Hướng dẫn sửa chữa bị
Tiếng Việt
BT1234-B1 Hướng dẫn vận hành bơm
Tiếng Việt
BT1234-B2 Hướng dẫn sửa chữa bơm
Tiếng Việt BT1234-MN1 Hướng dẫn vận hành máy
nén Puma PK200300 1
Tiếng Việt BT1234-MN2 Hướng dẫn sửa chữa máy
nén Puma PK200300 1
Tiếng Việt
Tra cứu tài liệu : Khi cần phải tra cứu tài liệu
- Tìm đúng tài liệu cần tra cứu
- Báo người quản lý mình cần mượn tài liệu để tra cứu
- Lấy tài liệu ra tra, với các tài liệu hướng dẫn, trước tiên phải đọc đề mục để tìm mục mình cần lấy thông tin,
- Giở đến trang cần đọc và đọc
- Sau khi tham khảo xong nội dung trong tài liệu, trả tài liệu về vị trí củ, báo cho người quản lý tài liệu
Trang 29Hồ sơ kỹ thuật máy của để căn cứ xác định trách nhiệm và các biện pháp
xử lý sự việc khi có xảy ra các sự cố về máy
2.2 Các dạng hồ sơ thiết yếu
Hồ sơ máy có rất nhiều dạng, nhiều loại Thường gặp nhất là các loại sau:
Biên bản nghiệm thu bàn giao thiết bị : Là biên bản đầu tiên máy trưởng phải ký với nhà cung cấp máy, thiết bị nhằm xác nhận với nhà cung cấp, thiết
bị hoặc máy móc đã được bàn giao đúng theo như các thông số đã thể hiện trên các tài liệu kỹ thuật
Mẫu biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị thường có dạng
Bảng 2.2 – Mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao
Logo & Tên
Công Ty
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
& BÀN GIAO THIẾT BỊ
Trang 30hãng sản xuất : ……… ,
CÁC HẠNG MỤC
NGHIỆM THU
YÊU CẦU THEO NHÀ SẢN XUẤT
KẾT QUẢ KIỂM TRA THỰC TẾ
GHI CHÚ
KẾT LUẬN : các kết quả kiểm tra … với yêu cầu
Hai bên đồng ý ký biên bản nghiệm thu và bàn gia thiết bị ……… Biên bản được lập thành 04 bản mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
Nhiệt
độ nước ngọt làm mát (oC)
Nhiệt
độ nước biển làm mát (oC)
Nhiệt
độ dầu bôi trơn (oC)
Áp lực dầu bôi trơn (Kg/cm2)
Ghi chú
Trang 31Bảng 2.4 – Mẫu nhật ký máy phát điện
SỔ NHẬT KÝ VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN TÀU
Số hiệu tàu : Thuyền trưởng : Máy trưởng :
Nhiệt
độ nước làm mát (oC)
Nhiệt
độ dầu bôi trơn (oC)
Áp lực dầu bôi trơn (Kg/cm2)
Điện
áp phát (V)
Tần
số phát (hZ)
Công suất phát (KVA)
Ghi chú
Trang 32 Biên bản ghi nhận sự cố
Biên bản ghi nhận sự cố là biên bản được lập để ghi nhận các sự cố xảy ra
cho các thiết bị như máy chính, máy phát điện tàu, máy lạnh, máy nén khí, máy
bơm nước, máy khai thác, …
Bảng 2.5 – Mẫu Biên bản ghi nhận sự cố
BIÊN BẢN GHI NHẬN SỰ CỐ
Số : Số hiệu tàu :
Máy trưởng : Thuyền trưởng :
Thời điểm xảy ra sự cố : h / / Trực ca
(ký & ghi rõ họ tên)
(ký & ghi rõ họ tên)
(ký & ghi rõ họ tên)
Những người tham gia
Trang 33và thiết bị hoặc kế hoạch khắc phục sự cố
Bảng 2.6 – Mẫu bảng dự trù vật tư sửa chữa
ĐƠN
VỊ
SỐ LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
GHI CHÚ
2.3 Lưu trữ và tra cứu hồ sơ
Cũng giống như tài liệu, hồ sơ phải được lưu trữ cẩn thận
Phải lập danh mục hồ sơ lưu trữ để dễ dàng tra cứu cách ghi danh mục hồ sơ cũng giống như cách ghi tài liệu
Trang 34Bảng 2.7 – Mẫu Danh mục hồ sơ
Tra cứu hồ sơ : Khi cần phải tra cứu hồ sơ nào đó
- Tìm đúng hồ sơ cần tra cứu
- Báo người quản lý hồ sơ, mình cần mượn để tra cứu
- Lấy hồ sơ ra, đọc hoặc sao lưu
- Sau khi tra cứu xong, trả hồ sơ về vị trí củ, báo cho người quản lý hồ sơ
B CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1 : Tại sao phải lưu trữ hồ sơ, tài liệu máy?
Bài 2 : Trình bày 3 loại tài liệu máy thông dụng?
Bài 3 : Lập bản ghi nhận sự cố khi máy chính bị gãy cốt do mất áp lực nhớt
C GHI NHỚ
- Tài liệu kỹ thuật được nhà sản xuất máy, thiết bị hoặc nhà cung cấp biên soạn và cấp kèm theo máy
- Hồ sơ máy được lập trong quá trình vận hành, sửa chữa máy
- Tài liệu kỹ thuật giúp cho người lắp đặt, vận hành, sửa chữa máy nắm được cách yêu cầu kỹ thuật của máy để thực hiện chính xác
- Hồ sơ, tài liệu phải được lưu trữ cẩn thận và khoa học, dễ dàng tra cứu
Trang 35Bài 3 : QUẢN LÝ MÁY MÓC TRÊN TÀU
Mục tiêu:
Sau khi kết thúc môn học này người học có khả năng :
- Biết được tầm quan trọng của vi ệc quản lý máy móc, trang thiết bị trên tàu
- Biết được thời điểm và nội dung thực hiện các công việc bảo dưỡng , sửa chữa các máy móc, thiết bị trên tàu
- Biết được tình trạng hiện tại của các máy móc và thiết bị trên tàu
- Tổ chức thực hiện được các công việc kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết
Để nắm được chính xác và kịp thời tình trạng máy móc, thiết bị trên tàu, ngoài chuyên môn phải có biết cách quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị
Khi quản lý tốt máy móc, thiết bị trên tàu sẽ :
- Lập được kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị cho phù hợp, nâng cao hiệu quả làm việc của thiết bị
- Xác định được chi phí cần thiết cho việc sửa chữa thiết bị
- Xác định được thời gian làm việc an toàn tiếp theo của thiết bị
- Nâng cao tuổi thọ của thiết bị
- Giảm chi phí, hư hao
2 Lập kế hoạch thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa
Đánh giá tình trạng máy móc và thiết bị :
Khi mới tiếp nhận nhiệm vụ hoặc theo định kỳ hằng năm, máy trưởng phải tiến hành kiểm tra toàn bộ máy móc và thiết bị có trên tàu đồng thời cho đánh giá lại tình trạng của các thiết bị đó Trên cơ sở nắm được tình trạng ban đầu
Trang 36xác nhất tình trạng của máy
Các tài liệu cần lập và các công việc cần tiến hành là :
- Kiểm tra và nhận toàn bộ tài liệu, hồ sơ kỹ thuật của máy móc, thiết bị
- Kiểm tra tất cả các máy móc, thiết bị
- Đánh gia tình trạng của máy móc và thiết bị
Bảng 3.1 – Mẫu bảng kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị bộ phận máy
BẢNG KIỂM TRA TÌNH TRẠNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ
Số : Tàu : STT MÁY MÓC, THIẾT BỊ Hiệu
Mode
l
Công suất (HP)
Năm sản xuất
Tình trạng
Hồ sơ, tài liệu kèm theo
01 Máy chính HINO V26C 600 2005
- Đã mài cốt
- Chạy ra khói đen
- HD Sửa chữa
- BB bàn giao
- HD lắp đặt
- HD vận hành
- HD Sửa chữa
- BB bàn giao
03 Máy lạnh MYCO
- Máy chạy ít lạnh
- Ồn
- BB bàn giao
- HD vận hành
Trang 37 Lập lịch bảo trì, bảo dưỡng máy móc và thiết bị :
Dựa vào các tài liệu của nhà chế tạo mà máy trưởng lập ra lịch bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị phù hợp (Xem thêm các mô đun : Vận hành máy chính, Vận hành máy phát điện, Vận hành Hệ thống lạnh, Vận hành thiết bị cơ khí, Vệ sinh bảo dưỡng công nghiệp để biết thêm cách lập lịch)
Từ lịch bảo trì, sửa chửa từng thiết bị, lập ra kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ thiết bị
Bảng 3.1 – Mẫu lịch bảo dưỡng hằng ngày
- Kiểm tra và châm nhớt máy
- Kiểm tra, xả cặn lọc dầu thô
-
03 Bơm nước lườn - Kiểm tra dây điện nguồn
-
04 Máy nén khí
- Kiểm tra dây curroa
- Kiểm tra nhớt động cơ lai
Trang 40
Chú thích :
- Ghi dấu “X” vào ô ngày thích hợp để báo kế hoạch
- Khoan tròn dầu “X” khi đã thực hiện xong công việc như trong kế hoạch
- Gạch chéo nguyên ô nếu ngày đó không thực hiện công việc, và phải lập lại kế hoạch cho ngày khác
Tương tự trên, lập được lịch sửa chữa thiết bị
Lập lịch sửa chữa máy móc và thiết bị :
Trên cơ sở tình trạng máy đã được kiểm tra định kỳ và thực tế phát sinh, máy trưởng phải lập ra kế hoạch sửa chữa máy cho kỳ hoặc quý, năm
Bảng 3.3 – Mẫu bảng kế hoạch sửa chữa thiết bị
KẾ HOẠCH SỬA CHỮA MÁY MÓC, THIẾT BỊ
Số : Năm : Tàu :
SỬA CHỮA
HẠNG MỤC SỬA CHỮA
GHI CHÚ
01 Máy chính 01/02/2009 - Thay xi lanh –
piston toàn bộ máy
- Mài cốt máy
- Thay bạc cốt, bạc biên
- Mạ ty và cân lại bơm cao áp
- Đưa lên đốc kết hợp sửa vỏ
02 Máy phát điện 15/03/2009 - Thay kim phun
- Mài cốt
- Thay bạc cốt, bạc biên
03 Máy lạnh 20/06/2009 - Thay bạc
piston
- Sạc lại ga