giáo trình quản lý dịch hại trên cây hoa ly hoa loa kèn

81 532 8
giáo trình quản lý dịch hại trên cây hoa ly hoa loa kèn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY HOA LILY, HOA LOA KÈN MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ: TRỒNG HOA LILY, HOA LOA KÈN Trình độ: sơ cấp nghề 2 Hà Nội, năm 2013 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05 3 LỜI GIỚI THIỆU Những năm gần đây tình hình dạy nghề của nước ta đã có những đổi mới, từ cách đào tạo theo truyền thống, hàn lâm chuyển sang đào tạo theo phương pháp mới dạng Môđun, giảng dạy công việc. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy; nhóm biên sọan chúng tôi đã bám sát theo yêu cầu đào tạo, sản xuất, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn tập tài liệu bài giảng tích hợp làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh trong quá trình đào tạo nghề. Tập bài giảng tích hợp và bộ phiếu phân tích công việc sẽ là cẩm nang của người học nghề. Chúng tôi tin rằng tập bài giảng tích hợp sẽ góp phần đáp ứng công tác dạy nghề cho chương trình nghề Trồng hoa Lily, hoa Loa kèn. Giáo trình này giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất hoa lily, hoa Loa kèn, nhận biết được các loại dịch hại trên cây hoa lily, hoa Loa kèn từ đó đưa ra được các biện pháp phòng chống chúng một cách an toàn và hiệu quả. Mô đun này được chia làm 4 bài: Bài 1: Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây hoa. Bài 2: Sâu hại trên cây hoa. Bài 3: Bệnh hại trên cây hoa. Bài 4: Dịch hại khác hại trên cây hoa Chúng tôi xin chân thành cám ơn Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Bắc Bộ, các hộ gia đình và cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa Lily đã tài trợ kinh phí, nhiệt tình đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành được giáo trình này. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn mô đun quản lý dịch hại trên cây hoa Lily, cây hoa Loa kèn này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu, của hội đồng thẩm định giáo trình, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật trong ngành và các thành viên có liên quan, về nội dung cũng như cách trình bày để giáo trình hoàn thiện hơn, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề cho nông dân nói riêng và sự phát triển của nghề Trồng hoa Lily, hoa Loa kèn nói chung. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn./. Nhóm biên soạn 1. Trịnh Thị Nga 2. Hoàng Văn Ninh 4 3. Phan Thị Thu Trang MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY HOA LILY HOA LOA KÈN Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun - Mô đun 05: “Quản lý dịch hại trên cây hoa Loa kèn” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. - Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: nhận biết đặc điểm gây hại của một số loại sâu bệnh hại chính trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn. Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại theo hướng tổng hợp đảm bảo nâng cao năng suất, phẩm chất hoa và an toàn cho môi trường sinh thái. - Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá lý thuyết và kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 5 Bài 1: Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây hoa Mã bài: MĐ 05-01 Mục tiêu: - Trình bày được các biện pháp quản lý dịch hại; - Vận dụng được các biện pháp để quản lý sâu, bệnh và dịch hại khác trên cây hoa đạt hiệu quả; - Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. A. Nội dung của bài 1. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp 1.1. Thăm đồng thường xuyên Thăm đồng là một việc làm rất đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng trừ dịch hại. việc duy trì một thói quen thăm đồng thường xuyên sẽ giúp cho bà con nông dân + Nắm bắt được tình hình sinh trưởng phát triển của cây hoa + Nắm bắt được diễn biến sâu bệnh hại trên ruộng hoa, + Nắm bắt nhu cầu về nước, dinh dưỡng của cây hoa ở từng giai đoạn sinh trưởng phát triển. 6 Hình số 5.1.1. Kiểm tra ruộng hoa Qua những quan sát và đánh giá thực tế đó người nông dân sẽ so sánh với ruộng hoa của vụ trước và so sánh với ruộng hoa của hộ trồng hoa khác từ đó họ sẽ tự rút ra kết luận và quyết định sự chăm sóc chính mảnh ruộng nhà mình. 1.2. Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng Đây là nguyên lý rất quan trọng. Người nông dân thực sự đã là chuyên gia giỏi vì qua quá sản xuất họ đã gắn bó với đồng ruộng của mình trong một thời gian dài nên - Người nông dân hiểu đồng ruộng - Hiểu thực trạng sản xuất của mình - Sau khi được nâng cao trình độ sẽ nắm chắc được các biện pháp cần thiết, ra được các quyết định đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh của gia đình mình. - Cũng trên cơ sở đó mà trao đổi thông tin đối với bà con khác một cách sát thực làm cho họ dễ tin hơn. 7 Hình số 5.1.2. Nông dân trao đổi kinh nghiệm trồng hoa - Thực chất, việc thừa nhận người nông dân là chuyên gia đã tạo niềm tin cho người nông dân cũng như làm cho việc trao đổi thông tin và thực hiện các sáng kiến giữa người nông dân, các nhà khoa học được tiến hành một cách bình đẳng và các sáng kiến của người nông dân được tôn trọng. Áp dụng IPM vào trong phòng trừ dịch hại sẽ giúp người nông dân trả lời được một số câu hỏi. Sâu, bệnh là gì? Loại sâu bệnh nào là quan trọng nhất? Tác hại của chúng đến mức nào? Các biện pháp canh tác kỹ thuật có vai trò lớn đến đâu trong phòng trừ sâu bệnh? Các loại thuốc trừ dịch hại cần được sử dụng như thế nào để vừa có hiệu quả, vừa an toàn với sức khoẻ con người và thiên địch? Nông dân hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng quản lý đồng ruộng sẽ tuyên truyền cho nhiều nông dân khác. Vậy làm thế nào để nông dân trở thành chuyên gia? + Nông dân phải được tập huấn qua các lớp về IPM ở nhiều mức độ khác nhau. Huấn luyện viên cho nông dân là những người được đào tạo từ lớp học mang tính quốc gia, họ có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, Sau đó huấn luyện viên lại hướng dẫn cho nông dân tại các lớp học ở địa phương, sau đó nông dân lại huấn luyện cho nông dân (lớp này được đào tạo và kéo dài theo từng thời vụ của cây trồng) 8 Hình 5.1.3. Nông dân tham gia lớp học IPM + Nông dân phải làm thực nghiệm trên ruộng nhằm mục đích: Đánh giá tác động của yếu tố tự nhiên đặc biệt là của khí hậu, thời tiết và dịch hại. Đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp kỹ thuật tác động đến ruộng hoa của mình. Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trên đồng ruộng của mình. => Qua thực nghiệm nông dân mới học hỏi được kiến thức thực tế và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. + Nông dân truyền bá kinh nghiệm cho nông dân bằng cách: Cùng làm trên đồng ruộng, cùng trao đổi mở kiến thức với nhau thông qua các câu lạc bộ 9 Hình 5.1.4. Nông dân trao đổi kinh nghiệm trồng hoa trên đồng ruộng 1.3. Phòng trừ dịch hại: Thông thường trong quản lý dịch hại tổng hợp trên cây hoa, người ta chỉ tiến hành phòng trừ dịch hại khi dịch hại đã gây hại đến ngưỡng kinh tế. Ngưỡng kinh tế là mức dịch hại Ngưỡng quản lý được xác định ở thời điểm mà sâu bệnh, dịch hại chưa gây hại đến mức thiệt hại có ý nghĩa kinh tế cho cây trồng, và áp dụng biện pháp phòng trừ vào thời điểm đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất hay nói cách khác đó là ngưỡng dịch hại cần phải áp dụng một hình thức quản lý có hiệu quả để phòng trừ nếu không phòng trừ dịch hại sẽ làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất hoa. Mỗi loài dịch hại khác nhau có ngưỡng gây hại khác nhau, để xác định được loài dịch hại xuất hiện trên ruộng hoa đã đến ngưỡng cần phòng trừ hay chưa thì cần phải tiến hành điều tra, lấy mẫu, cách điều tra, lấy mẫu như sau: * Với sâu hại - Dùng vợt( vợt bàng vải màn) để bắt trưởng thành của sâu hại, vợt 10 vợt/1 điểm điều tra theo đường chéo sau đó đếm số bướm bắt được. - Đếm bằng mắt: Đếm số con trên cây - Tấm dính: Đếm số sâu dính trên tấm giấy phết chất dính sau khi đập trên khóm hoặc trên cây - Bẫy ánh sáng( bẫy đèn): đếm số sâu trong bẫy - Bẫy ống hút * Với bệnh hại - Tấm dính bào tử (bẫy bào tử) - Đếm bằng mắt: đếm số cây, số lá… bị hại theo từng cấp bệnh. * Với cỏ dại - Đếm bằng mắt Số loài cỏ Số lượng của từng loài cỏ * Với chuột hại - Đếm bằng mắt Đếm số cây chuột hại Số cây bị hại 10 Tính % hại = x 100 Số cây điều tra * Thời gian điều tra - Định kỳ: 5 ngày/ lần - Bổ xung: theo thời kỳ chính pháp triển của cây trồng * Điểm điều tra - Mỗi yếu tố điều tra một điểm ngẫu nhiên cách bờ 2m *Đơn vị điều tra + Sâu hại: 10 cây theo đường chéo + Bệnh hại: mỗi điểm 10 cây ngẫu nhiên, ít nhất 200 đến 400 lá hay 100 cây trên ruộng điều tra + Bệnh hại: Bệnh hại thân điều tra ngẫu nhiên 10 cây Bệnh hại lá điều tra 20 lá ngẫu nhiên Bệnh trên củ, quả điều tra 10 củ, qủa ngẫu nhiên * Chỉ tiêu điều tra - Thời gian điều tra + Thời gian bắt đầu phát sinh dịch hại chính + Thời gian trưởng thành rộ + Thời gian cao điểm của sâu non + Thời gian cao điểm của thiên địch + Thời gian cao điểm gây hại - Đơn vị tính Tổng số sâu, nhộng điều tra Mật độ sâu (con/m 2 ) = Tổng diện tích điều tra Tổng số sâu sống ở pha phát dục Tỷ lệ % tuổi sâu = x 100 Tồng số sâu điều tra Tổng số cây (dảnh, lá) bị bệnh Tỷ lệ bệnh hại = x 100 Tổng số cây (dảnh, lá) điều tra [...]... vùng trồng hoa Lily, hoa Loa kèn từ đồng bằng đến trung du, miền núi Đây là loài sâu đa thực điển hình, nó có thể phá hại hàng trăm loại cây trồng và cây dại khác nhau thuộc nhiều họ thực vật khác nhau ở nước ta nó phá hại nhiều trên các cây: lương thực, thực phẩm, cây hoa, cây cảnh 1.1 Mức độ và triệu chứng gây hại Sâu xám là loại sâu hại nguy hiểm đối với cây hoa Lily, hoa Loa kèn và các cây hoa màu... Các biện pháp cụ thể của biện pháp kỹ thuật Bài 2: Sâu hại trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn Mã bài: MĐ 05-02 Mục tiêu: - Trình bày được kiến thức cơ bản về sâu hại ( triệu chứng, đặc tính sinh vật học sinh thái học, tập quán sinh sống phát sinh gây hại) - Nhận biết được loại sâu gây hại trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn - Lựa chọn được biện pháp quản lý mang hiệu quả kinh tế cao 23 - Sử dụng thuốc bảo vệt... thực, nó có thể gây hại trên 290 loài cây trồng thuộc nhiều họ thực vật khác nhau ở Việt Nam sâu khoang là một loài sâu hại quan trọng trên các cây rau trong họ hoa thập tự, cây cà chua, các cây trong họ hoa Lily, hoa Loa kèn, thuốc lá , bầu bí, rau muống, khoai tây, khoai lang, bông… 3.1 Mức độ và triệu chứng gây hại Sâu non tuổi nhỏ sống thành từng đám dưới lá hoặc trên hoa gặm ăn phần nhu mô của... có hoa chúng thường bám vào ngọn cây, sau đó chuyển sang nụ hoa và cánh hoa Chúng gây hại cho cây ở cả 2 pha là ấu trùng và trưởng thành, chúng phát sinh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng thường có mật độ cao khi cây có hoa cho nên khi đã gây hại sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng của cây hoa Lily, hoa loa kèn Rệp tập trung thành từng đám lớn chích hút dịch cây. .. lá điều tra x câp cao nhất Dịch hại nói chung và sâu bệnh hại nói riêng là đối tượng dịch hại chủ yếu của mỗi chương trình IPM do vậy, việc hiểu đặc tính sinh vật học, sinh thái học của dịch hại trên cây hoa lily và loa kèn sẽ giúp cho người sản xuất có thể trả lời được những câu hỏi: - Chúng là loại sâu, bệnh, dịch hại gì? - Chúng xuất hiện ở đâu, khi nào? - Chúng sẽ gây hại như thế nào? - Mối quan... nghiêm trọng tới các quá trình sinh trưởng phát triển của cây, nếu ở thời kỳ cây con bị hại nặng thì làm cho cây sinh trưởng phát triển kém thậm chí có thể bị chết, còn ở giai đoạn cây lớn thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm, thẩm mỹ của cây hoa Lily hoa Loa kèn 27 Sâu xanh gây hại Hình 5.2.2 Sâu xanh gây hại trên cây hoa Lily Hình 5.2.3 Vòng đời của sâu xanh Trưởng thành: là loài bướm... ruộng đều phải đảm bảo sạch dịch hại và cây phát triển tốt Đảm bảo cây con khoẻ thì phải thực hiện theo quy trình kỹ thuật của mỗi loại cây con, giúp cây con có khả năng phát triển tốt tăng tính chống chịu với dịch hại Đây là giai đoạn cần chú ý vì đây chính là giai đoạn ổ dịch của dịch hại để ngăn chặn kịp thời dịch hại trước khi chúng lan rộng ra trên đồng ruộng - Giai đoạn cây đang ở trong hệ sinh... đưa ra những biện pháp quản lý cụ thể Bức tranh sinh thái ruộng hoa Lily tại Phường Minh Thành thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, ngày 24/11/2012 Nhiệt độ: 20 – 22 0C Cây trồng Độ ẩm: 85 - 90% Trời mưa Dịch hại, thiên địch 12 Cây hoa Lily, giống Sorbonne – Hà Lan - Trồng ngày 20/9 âm lịch - Ruộng hoa đang ở giai đoạn phân hóa nụ hoa - Khoảng cách: 18x20cm, 15-16 câyy/m2 - Chiều cao cây: 35-40cm => Biện pháp... sinh học tạo kết quả hữu ích quản lý nhiều loài dịch hại trong chương trình IPM 2.2 Biện pháp đấu tranh sinh học (Biological control) 2.2.1 Định nghĩa - Biện pháp đấu tranh sinh học là một biện pháp được biết lâu đời nhất trong quản lý dịch hại Ngày nay nó được thừa nhận như một biện pháp tiên tiến, tinh vi nhất để quản lý dịch hại cây trồng vì tính hữu ích của biện pháp dựa trên cơ sở hiểu biết sinh... là nó chưa có cánh Quá trình phát triển cá thể của rệp đen hại hoa Lily, hoa loa kèn trải qua 2 giai đoạn, thế giới phát dục các giai đoạn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện sinh sống, nhưng nhìn chung là thời gian phát dục của các pha là ngắn Thời gian phát dục của trưởng thành là 4- 6 ngày, ấu trùng là 6- 9 ngày Quy luật phát sinh gây hại của rệp đen hại hoa Lily hoa Loa kèn trên đồng ruộng có liên . – Hà Lan - Trồng ngày 20/9 âm lịch - Ruộng hoa đang ở giai đoạn phân hóa nụ hoa. - Khoảng cách: 18x20cm, 1 5-1 6 câyy/m 2 - Chiều cao cây: 3 5-4 0cm = > Biện pháp chăm sóc tuần tới - Duy trì. lily và loa kèn sẽ giúp cho người sản xuất có thể trả lời được những câu hỏi: - Chúng là loại sâu, bệnh, dịch hại gì? - Chúng xuất hiện ở đâu, khi nào? - Chúng sẽ gây hại như thế nào? - Mối quan. 7 5-8 0% - Bón phân thúc lần 1 cho ruộng hoa Lily, phân NPK, liều lượng 3-4 kg/360m 2+ . - Điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng trong nhà che để nụ hoa phân hóa thuận lợi. Tưới nước Bón phân = >

Ngày đăng: 22/06/2015, 09:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan