- Đặc điểm hình thá
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1.Câu hỏi:
1.Câu hỏi:
1- Trình bày triệu chứng của bệnh mốc tro gây hại trên cây hoa ly và biện pháp quản lý.
2- Trình bày triệu chứng của bệnh thối gốc rễ gây hại trên cây hoa ly và biện pháp quản lý.
3- Trình bày triệu chứng của bệnh đốm vòng gây hại trên cây hoa loa kèn và biện pháp quản lý.
4- Trình bày triệu chứng của bệnh thối hạch gây hại trên cây hoa loa kèn và biện pháp quản lý.
5- Trình bày triệu chứng của bệnh phấn trắng gây hại trên cây hoa ly và biện pháp quản lý.
6- Trình bày triệu chứng của hiện tượng cháy lá trên cây hoa lyli - hoa loa kèn và biện pháp quản lý.
7- Trình bày triệu chứng của hiện tượng rụng nụ, thui hoa trên cây hoa lyli - hoa loa kèn và biện pháp quản lý.
8. đặc điểm gây hại: “vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở đầu lá, mép lá hoặc gần cuống lá. Vết bệnh lúc đầu hình tròn hoặc hình bán nguyệt, màu xanh tối, về sau không định hình màu nâu đen, giới hạn giữa phần khoẻ và phần bệnh không rõ ràng, mặt dưới vết bệnh màu nhạt hơn” là của bệnh nào:
A. cháy lá sinh lý B. mốc tro
C. héo vi khuẩn
9. để phòng trừ có hiệu quả các bệnh sinh lý làm rụng nụ, thui hoa cần: A. Xác định đúng nguyên nhân
B. Chăm sóc cây thật tốt C. Trồng hoa đúng thời vụ
D. Cả 3 ý trên đều đúng
2. Bài tập thực hành:
2.1. Bài thực hành số 5.3.2. Nhận biết loại bệnh gây hại trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn hoa Loa kèn
- Mục tiêu
+ Nhận biết, phân biệt được một số loại bệnh hại hoa Lily, hoa Loa kèn. + Thực hiện các thao tác và kỹ thuật để nhận biết bệnh hại
+ Quan sát, ghi chép, mô tả và tính toán các chỉ tiêu cần thiết để phát hiện, đánh giá tình hình gây hại chung của sâu hại làm cơ sở để dự tính dự báo và đề xuất phương hướng phòng chống.
+ Rèn luyện tác phong khoa học, chính xác, trung thực, cẩn thận, trách nhiệm của kỹ thuật viên trồng trọt và bảo vệ thực vật.
- Nguồn lực:
+ Máy tính, máy chiếu, Giáo án, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh về sâu hại trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn.
+ Mẫu bệnh ép khô và mẫu tươi, tranh vẽ màu, tiêu bản lam cố định. + Lá hoa Lily, hoa Loa kèn bị bệnh mốc tro, thối hạch, phấn trắng, cây bị lở cổ rễ…
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc: + Kiểm tra dụng cụ, vật tư
+ Quan sát mẫu vật một số loại bệnh thường gây hại hoa Lily, hoa Loa kèn
+ Thu thập thực tế ngoài ruộng hoa bệnh hại trên cây hoa lily, hoa Loa kèn
+ Nhận biết thông qua triệu chứng bên ngoài của bệnh + Ghi chép các đặc điểm gây hại và đặc điểm để nhận biết
- Thời gian hoàn thành: 10 giờ /1 nhóm
- Địa điểm thực hành: Thực hành trong phòng và ngoài vườn.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Nhận biết được một số loại bệnh hại trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn + Điền đầy đủ và đúng thông tin về bệnh hại trên cây hoa vào bảng mẫu
Tên bệnh Giai đoạn cây bị hai Bộ phận bị hại Đặc điểm vết bệnh Hình dạng Độ lớn (to, nhỏ)
Màu sắc Viền quầng vàng
C. Ghi nhớ:
- Một triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và ngược lại một nguyên nhân có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.
Bài 4: Các loại dịch hại khác trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn Mã bài: MĐ 05-04
Mục tiêu:
- Trình bày được các đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển của các loại dịch hại trên cây hoa lyli - hoa loa kèn (chuột, ốc sên, cỏ dại...)
- Chọn và sử dụng đúng các loại thuốc để quản lý đạt hiệu quả cao nhất.
- Nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng thuốc bảo vệ môi trường đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
A. Nội dung: