Các biện pháp diệt trừ chuột

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý dịch hại trên cây hoa ly hoa loa kèn (Trang 70)

- Đặc điểm hình thá

1. Quản lý chuột hại Tác hạ

1.3.2. Các biện pháp diệt trừ chuột

Việc quản lý chuột, hạn chế tác hại của chúng ở mức thấp nhất có ý nghĩa vô cùng quan trọng về kinh tế, ngăn ngừa dịch bệnh và làm sạch môi trường.

Trên thế giới và ở nước ta có nhiều biện pháp quản lý chuột hại sau đây là một số biện pháp diệt chuột chủ yếu:

- Nhóm biện pháp canh tác:

+ Cơ cấu cây trồng: Xây dựng cơ cấu cây trồng sao cho hạn chế nguồn thức ăn, nơi cư trú của chuột hại. Chẳng hạn không nên trồng liên tục cây trồng ưa cạn trên một cánh đồng mà luân canh với cây lúa nước để thu hẹp nơi cư trú của chuột hại.

+ Thời vụ gieo trồng: Nên gieo trồng các loại cây gọn trong một thời vụ, thu hoạch kịp thời để hạn chế kéo dài nguồn thức ăn, nơi cư trú của chuột.

+ Vệ sinh đồng ruộng: thường xuyên cắt cỏ bờ, phát quang bụi rậm, hạn chế gò đống, thu dọn tàn dư cây trồng trước khi gieo trồng và sau khi thu hoạch... để hạn chế nơi cư trú của chuột.

+ Kỹ thuật canh tác: hạn chế làm các bờ ruộng cao và rộng, có điều kiện ruộng sau thu hoạch xong tiến hành đổ ải... để hạn chế và thu hẹp nơi cư trú của chuột hại và tiện lợi khi quản lý.

- Nhóm biện pháp vật lý cơ giới:

+ Bẫy cơ học: tận dụng tất cả các loại bẫy chuột hiện có như bẫy sập, bẫy đập, bẫy dính...

+ Săn đuổi chuột: dùng chó săn kết hợp với đào hang, xông khói, đổ nước dồn chuột để bắt chuột, dồn đuổi quây linon, rung đuổi chuột, dồn vào bẫy để bắt chuột.

+ Dùng rào cản: quây nilon xung quanh bờ ruộng ( cao từ 50 - 100cm) để ngăn cản sự phá hoại của chuột.

+ Dùng rào cản kết hợp với bẫy: quây nilon xung quanh ruộng hoặc từ ruộng hoang đến ruộng có cây trồng, đặt bẫy hom xen kẽ cách nhau 15m để bắt chuột.

+ Bẫy cây trồng: kết hợp bẫy hom, rào cản với cây trồng sớm để nhử chuột.

+ Soi đèn kết hợp với vợt để bắt chuột: đây là biện pháp bắt chuột dựa trên thị giác kém của chuột. Ban đêm khi chuột di chuyển kém thì có thể đập chết hoặc dùng vợt bắt sống.

+ Bẫy keo dính: dùng keo dính để bẫy chuột, đặt ở nơi chuột hay qua lại để bắt chuột.

- Nhóm biện pháp hóa học:

Dùng các loại thuốc độc hóa học để diệt chuột, thuocj nhóm này có một số loại thuốc như sau:

+ Nhóm độc cấp tính thường dùng các chất độc như phốt pho kẽm 20% để diệt chuột; diệt chuột nhanh, hiệu quả cao ở lần đầu sử dụng; rất độc với

người và động vật máu nóng; cần phải thay mồi nhử với thuốc để tăng hiệu quả diệt chuột.

+ Nhóm thuốc độc mãn tính ( tác động chậm) như Klerat để diệt chuột. Dùng với nhóm thuốc này để diệt chuột chết chậm, chuột ít ngán mồi, ít độc hại với người và động vật máu nóng so với nhóm độc cấp tính.

+ Dùng hóa chất xông hơi tổ chuột: có thể dùng đất đèn, lưu huỳnh để xông hang, tổ chuột ( từ 100 - 200g/ cục): đổ nước và bịt kín hang bằng đất thịt, đất sét, khí đất đèn, lưu huỳnh sẽ giết được chuột.

- Biện pháp sinh học và thảo mộc:

+ Khôi phục và bảo vệ các thiên địch của chuột.

+ Khuyến khích giúp đỡ nông dân nuôi mèo, chăn, rắn... và hạn chế các hóa chất độc diệt chuột có thể gây hại cho thiên địch của chuột.

+ Tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho nhân dân không săn bắn, giết mổ các thiên địch của chuột như: mèo, trăn, rắn...

+ Không buôn bán, xuất khẩu các loại thiên địch của chuột.

- Biện pháp vi sinh vật: dùng vi sinh vật để tạo dịch bệnh truyền nhiễm nhân tạo để tiêu diệt chuột. Ưu điểm của biện pháp này là có khả năng diệt chuột trên diện tích lớn, tiến hành đồng loạt; an toàn với môi trường, con người và đọng vật; hạn chế đáng kể quần thể chuột hại và mức độ thiệt hại do chuột gây ra trong thời gian dài. Nhưng cũng có nhược điểm là giá thành cao, thời gian bảo quản ngắn, không gây chết ngay ( thường chết rải rác từ sau 4 - 10 ngày sử dụng).

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý dịch hại trên cây hoa ly hoa loa kèn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w