- Đặc điểm hình thá
2. Bệnh thối gốc rễ hoa lily, hoa Loa kèn 1 Triệu chứng gây hạ
2.1. Triệu chứng gây hại
Bệnh thối gốc rễ là bệnh gây hại chủ yếu trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn và nhiều loại hoa - cây cảnh. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dần đến bệnh thối gốc rễ như: do nấm, vi khuẩn, tuyến trùng, điều kiện ngoại cảnh, môi trường đất…
Nếu nguyên nhân do nấm gây ra bệnh sẽ có biểu hiện như sau:
Triệu chứng thối gốc rễ cây hoa Lily, hoa Loa kèn là: cây bị mềm, thối, có màu xanh tối, màu tro đen, rồi lan lên phía trên, lá bị vàng, nếu bệnh nặng, thân bị cong queo, dòn, gãy
Chết rạp cây con: Cây con có thể bị hại trước hoặc sau khi mọc khỏi mặt đất. Trước khi nẩy mầm, bệnh gây chết đỉnh sinh trưởng. Sau khi nẩy mầm,
nấm gây ra các vết bệnh màu nâu đậm, nâu đỏ hoặc hơi đen ở gốc cây sát mặt đất, phần thân non bị thắt lại, trở nên mềm và cây con bị đổ gục và chết. Cây lớn cũng bị hại nhưng chủ yếu chỉ bị hại ở phần vỏ.
Bệnh có thể xuất hiện gây hại ở cả cây con và cây trưởng thành gây hiện tượng thối rễ hoặc thối gốc thân khi điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho nấm phát triển.
Ở gốc cây, triệu chứng ban đầu là vết lõm màu nâu hoặc hơi nâu đỏ sát mặt đất, vết bệnh có thể lan rộng quanh gốc thân và lan xuống rễ, gốc thân bị lở loét.
Nếu nguyên nhân do tuyến trùng gây ra bệnh sẽ có biểu hiện như sau:
Hình 5.3.2. Triệu chứng và tác hại của bệnh thối gốc rễ hoa Lily, Loa kèn
Cây bị hại do các tuyến trùng thì tế bào phát triển to, tế bào bị phân chia làm cho cây phát triển mạnh mẽ và bị phân hủy, vỏ tế bào bị nứt và tạo nhiều khoảng trống.
Cây do tuyến trùng gây hại thường để lại triệu chứng cong queo, thấp lùn, lá bị biến dạng méo mó, củ bị thối rữa.
Cây bị phân nhánh bởi những thay đổi các chất kích thích sinh trưởng như: auxin, cytoxin. Tuyến trùng phân giải bằng các men pectinaza, protopectinaza,invectaza,….đặc biệt là phân giải pectin gắn các tế bào với nhau phá vỡ cấu trúc mô, cây chết lụi, củ tóp khô. đối với loài tuyến trùng D. dipsaci (hoặc D. allii Beijer) chỉ ở tuổi trưởng thành mới phân giải pectin mà ở tuổi khác chúng không phân giải được, quá trình này cũng phù hợp với phương thức ký sinh của chúng tác động thay đổi mạnh mẽ trong mô tế bào và cấu trúc do hoạt động phân giải pectin của men pectinaza.
2.2. Quy luật phát sinh, phát triển và gây hại
Bệnh do nấm gây ra chủ yếu là do loại nấm Rhizoctonia solani Kuhn thuộc bộ nấm trơ (Mycelia sterilia), lớp Nấm Bất toàn. Nấm Rhizoctonia solani gồm nhiều chủng, có phạm vi ký chủ rộng.
Sợi nấm màu trắng, phân nhánh vuông góc, chỗ phân nhánh hơi thắt lại, phần chỗ phân nhánh có vách ngăn. Khi sợi nấm già có màu nâu nhạt và hình thành hạch nấm. Hạch nấm dẹt, màu nâu hoặc nâu tối, kích thước và hình dạng hạch không cố định. Khi cấy nấm trên môi trường PGA hoặc PDA ở nhiệt độ 25 – 300C, nấm phát triển mạnh, tản nấm có màu trắng xốp sau chuyển thành màu nâu và hình thành nhiều hạch nấm rất nhỏ.
Nấm Rhizoctonia solani phân bố rộng, là nguyên nhân gây bệnh hại gốc, rễ của một số loại cây trồng. Nấm này có khả năng hoại sinh nhưng mức độ khác nhau tuỳ theo chủng. Nấm Rhizoctonia solani có giai đoạn hữu tính (giai đoạn này đã được xác định ở một số nước) hình thành đảm và bào tử đảm, thuộc lớp nấm đảm.
Nấm Rhizoctonia solani tồn tại trong nhiều loại đất ở dạng sợi, dạng hạch nấm. Nấm có thể xâm nhập vào tàn dư thực vật. Những yếu tố như nhiệt độ đất, độ ẩm đất, độ pH đất, sự hoạt động của các vi sinh vật đất có ảnh hưởng đến sự tồn tại và xâm nhiễm của nấm.
Khi điều kiện thích hợp và thuận lợi, nấm xâm nhập và gây bệnh hại cây. Nấm hoạt động mạnh khi đất đủ ẩm. đất quá khô hoặc bão hoà nước sẽ ức chế sự phát triển của nấm. Nấm dễ dàng xâm nhập qua vết thương, mặt khác nấm có khả năng trực tiếp xâm nhập vào mô thực vật non, mềm.
Trên đồng ruộng, bệnh có thể phát sinh và gây hại từ khi cây mọc mầm đến khi cây trưởng thành.
Bệnh do tuyến trùng gây ra chủ yếu là tuyến trùng D. dipsaci (hoặc D. allii Beijer). Loại tuyến trùng tồn tại trong đất hoặc trên tàn dư cây trồng có thể tới 7 năm, ở trong đất 7 năm, trên củ (hành, tỏi) có thể tồn tại tới 32 tháng, trong điều kiện khô hạn tồn tại tới 23 năm.
Chúng xâm nhập vào tế bào thực vật qua mắt thân, củ, sinh sản và di chuyển trong cây. Sau khi thu hoạch tỏi chúng tồn tại ở cây bệnh, trong đất, còn một phần nằm trong củ, thân và lá. Nếu trong 0,5 kg đất có 10 tuyến trùng thân thì đất đó nhiễm nặng tuyến trùngvà cây trồng sẽ bị nhiễm nặng và không nên trồng hoa lily - loa kèn nữa.
Nhiệt độ thích hợp là 12 - 180C. Ở điều kiện nhiệt độ cao (20 - 250C) thì tuyến trùng hoạt động thấp hơn ở nhiệt độ thấp (4 - 70C). Tuyến trùng đẻ trứng trong phạm vi nhiệt độ 2 -270C, nhưng nhiệt độ thích hợp là 13 - 190C, tuyến trùng cái có thể đẻ 200 - 400 trứng hoặc 500 trứng trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây.
Giai đoạn trứng phát triển ở nhiệt độ 240C là 3 - 7 ngày, ở nhiệt độ 200C là 11 – 18 ngày (Stoynov, 1964), nhiệt độ thích hợp cho trứng nở là 19 - 210C. Tuyến trùng hoàn thành chu kỳ phát triển trong 19 - 20 ngày ở nhiệt độ 20 - 220C.
Nhiệt độ quyết định khả năng sống của tuyến trùng: ở nhiệt độ 210C sau 7 năm thì 100% tuyến trùng D. dipsici hại hoa Lily, hoa Loa kèn đều bị chết, ở 2 - 4 0C thì 78% tuyến trùng còn sống. Ở trạng thái tiềm sinh tuyến trùng có thể sống được 20 phút trong nhiệt độ - 800C (Dekker, 1972). Tuyến trùng con ở nhiệt độ - 70C trong nước sau 72 giờ mới chết, ở - 160C thì chỉ tồn tại được sau 2 giờ.
2.3. Biện pháp quản lý:
Để phòng bệnh do nấm hại gây ra cần:
- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bệnh.
- Chọn đất không có nguồn bệnh, khử trùng đất, bón chế phẩm sinh học trichoderma vào đất trồng, đất làm giá thể trồng cây trong chậu.
- Chăm sóc cho cây sinh trưởng phát triển khoẻ, tránh làm hư hại bộ phận rễ của cây khi vun xới, làm cỏ, lên luống cao, vun gốc cao, rãnh thoát nước tốt.
- Chú ý phòng tuyến trùng nốt sưng hại rễ cây.
- Có thể sử dụng thuốc Validacin 3SC để phòng chống bệnh hoặc chế phẩm sinh học Trichoderma.
-Theo dõi ruộng hoa thường xuyên để phát hiện và nhổ bỏ, thiêu hủy kịp thời cây bệnh, sử dụng phân chuồng hoai mục để bón cho cây.
Để phòng bệnh do tuyến trùng gây ra cần:
cây trồng không phải là ký chủ của loài này.
Dùng giống sạch bệnh, có thể xử lý củ giống trước khi trồng bằng cách ngâm trong nước 2 - 3 ngày và cứ 24 giờ lại thay nước một lần, xử lý dung dịch lưu huỳnh 250 Bome nồng độ 6 - 8% trong 6 - 12 giờ. Có thể xử lý tỏi bằng nước nóng 500C trong 10 - 15 phút, có hiệu quả như xử lý ngâm trong nước.
Thuốc Methyl bromide (15 g/m3) trong 20 giờ hoặc Nemaphos (EK 46%) 0,2% trong 4 giờ giữ nhiệt độ của dung dịch ở điều kiện nhiệt độ là 400C.
Đất bị nhiễm tuyến trùng có thể xử lý bằng Dazomet 88 kg/ha; Vydate EK - 25%) 0,5 - 0,7%; Nemacur tưới 5 lít/1.000m2 có hiệu quả tốt, xử lý đất trước khi gieo hạt 30 - 40 ngày bằng Carbation và Thiazon với 150 - 200 kg/1.000m3 hoặc Temic 10% hay Nemaphos 10%.
Hiện nay chưa có giống hoa Lily, hoa Loa kèn nào là giống không nhiễm tuyến trùng này, cho nên việc thực hiện xử lý đất và củ, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh, cỏ dại sau thu hoạch là biện pháp có hiệu quả trong phòng trừ tuyến trùng.