Bệnh cháy lá sinh lý

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý dịch hại trên cây hoa ly hoa loa kèn (Trang 59)

- Đặc điểm hình thá

7.Bệnh cháy lá sinh lý

7.1. Triệu chứng

Đây là một bệnh sinh lý có triêu chứng ban đầu chót lá vàng dần rồi lan dần vào cả lá làm cho lá bị vàng, mất khả năng quang hợp, cây còi cọc, đình trệ sinh trưởng, nếu không khắc phục kip thời cây sinh trưởng kém ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị thương phẩm của hoa.

Hình 5.3.7. Cây hoa Lily bị cháy lá, thối nụ

Hình 5.3.8. Cây hoa Loa kèn bị cháy lá

7.2. Nguyên nhân

Tình trạng cháy lá xuất hiện khi có sự xáo trộn cân bằng giữa sự hấp thu và sự bay hơi nước. Điều này gây ra do sự hấp thụ hoặc bay hơi nước không đủ gây ra tình trạng thiếu calcium trong tế bào của những lá non . Những tế bào này sẽ bị phá hủy và sẽ chết.

- Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ và độ ẩm tương đối trong nhà kính có thể căn bản ảnh hưởng đến quá trình này tạo ra một hệ thống rễ yếu.

- Độ muối trong đất quá cao và cây phát triển quá mạnh so với kích thước của bộ rễ cũng là một nhân tố tính nhạy cảm của cây sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại cây và kích thước củ .

- Những củ có kích thước lớn hơn thường dễ bị bệnh cháy lá hơn so với những củ nhỏ.

- Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như:

+ Bón phân không cân đối ( chủ yếu là do thiếu sắt).

+ Đất giữ nước, giữ phân bộ rễ cây trồng không hút được, đất thiếu oxy do đất có lý hoá tính, cấu tượng không phù hợp.

+ Đất trồng được bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục, phân rạ, phân xanh, bùn ao không ủ hoai, chứa nhiều chất hữu cơ kết hợp với điều kiện ngoại cảnh có nhiệt độ cao dễ làm cho phân lên men phân giải nhanh, tiêu hao nhiều oxy trong đất, sinh ra nhiều khí độc trong điều kiện yếm khí ngập nước, thiếu oxy, không thoát đi được.

Những điều kiện nói trên có tác động trực tiếp tới rễ gây trở ngại cho sự hô hấp bình thường của rễ làm cho rễ không sinh ra được các rễ mới và lá bị khô vàng.

Bệnh cháy lá là bệnh sinh lý, không có nguồn bệnh lây lan nhưng tuỳ điều kiện ở từng vùng đất, tuỳ sức sinh trưởng chịu đựng của từng giống , từng cây mạnh, yếu khác nhau nên bệnh phát sinh có sớm, có muộn, nặng nhẹ khác nhau, liên tiếp trong một thời gian dài.

- Một số bệnh sinh lý khác:

Hình 5.3.9. Một số loại bệnh sinh lý khác trên cây hoa Lily

7.3. Biện pháp phòng chống

- Các loại bệnh và những loài vật có hại có thể làm hư hại đến bộ rễ của cây và cần phải có cách kiểm soát một cách hiệu quả

- Không nên sử dụng những loại cây quá nhạy cảm nhưng nếu không thể tránh được điều này thì không nên sử dụng những củ có kích thước lớn bởi vì những củ này sẽ nhạy cảm hơn.

- Trồng những củ có bộ rễ tốt

- Trồng ở độ sâu đủ, lớp đất trên củ dày từ 6cm tới 10cm

- Ngăn ngừa sự thay đổi quá lớn về nhiệt độ và độ ẩm của nhà kính trong suốt khoảng thời gian mà cây dễ bị tổn thương nhất. Cố gắng duy trì độ ẩm tương đối khoảng 75%.

- Sự phát triển quá mạnh cần phải được ngăn chặn do đó đối với loại Asiatic lai nhạy cảm thì có thể duy trì nhiệt độ nhà kính từ 100C đến 120C trong vòng 6 tuần đầu và đối với loại Oriental lai một nhiệt độ xấp xỉ 150C trong vòng 6 tuần .

- Đảm bảo sự thoát nước đều đặn ở đây và hạn chế sự thoát nước quá mức ở cây bằng cách che bóng trong suốt thời gian những ngày không có mưa nên xịt nhẹ nước lên cây một vài lần trong ngày.

- Phun phòng canxi Nitrat sớm để cho bộ lá cây hoa Lily loa kèn cứng cáp trước sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ.

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý dịch hại trên cây hoa ly hoa loa kèn (Trang 59)