Bệnh phấn trắng

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý dịch hại trên cây hoa ly hoa loa kèn (Trang 53)

- Đặc điểm hình thá

4. Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng là bệnh gây hại trên nhiều loại cây hoa và cây cảnh ...Bệnh gây hại nặng làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp, làm rụng lá, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất.

4.1.Triệu chứng bệnh

Bệnh xuất hiện phá hại ngay từ thời kỳ cây con hại lá, thân, cành non. Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hoá vàng dần, bao phủ một lớp nấm trắng xám dầy đặc như bột phấn, bao trùm tất cả phiến lá. Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng, lá khô cháy và rất dễ rụng.

Cây bị bệnh sinh trưởng yếu làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị thẩm mỹ và thương phẩm của hoa.

4.2. Quy luật phát sinh, phát triển và gây hại

Nấm gây bệnh Erysiphe cichoracearum De Candolle thuộc bộ Erysiphales, lớp Nấm Túi - là loại ký sinh chuyên tính, ngoại ký sinh. Sợi nấm bám dầy đặc trên bề mặt lá, tạo các vòi hút chọc sâu vào trong tế bào để hút các chất dinh dưỡng. Giai đoạn sinh sản vô tính Oidium ambrosiae Thiimen.

Cành bào tử phân sinh thẳng góc với sợi nấm, không phân nhánh, không màu. Bào tử phân sinh hình trứng hoặc hình bầu dục, đơn bào, không màu, kích thước 4 - 5 x 5 - 7 cm.

Về cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, trên lá bệnh rất hiếm thấy nấm hình thành, các quả thể kín hình cầu, có lông bám đơn giản, nhỏ, màu đen, đường kính 80 – 140 cm. Bên trong quả thể chứa các túi (10 - 15 túi) hình trứng. Trong mỗi túi thường có hai bào tử túi hình bầu dục, đơn bào, không màu. Kích thước 12 - 20 x 20 – 28 cm.

Trong thời kỳ cây sinh trưởng, bệnh lây lan nhanh bằng bào tử nhờ không khí và gió. Bào tử phân sinh nảy mầmthuận lợi ở nhiệt độ 20 - 240C và độ ẩm không khí cao. Tuy vậy bệnh vẫn có thể phát triển được trong điều kiện khô hạn. Sợi nấm và quả thể bảo tồn trên tàn dư cây bệnh.

Bệnh thường phát sinh vào cuối mùa đông từ tháng 1 đến tháng 5 và phát triển mạnh nhất vào tháng 3 -4.

4.3. Biện pháp quản lý

Để quản lý bệnh này cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác; đặc biệt chú ý thu dọn sạch tàn dư thân lá bệnh, tiêu diệt cỏ dại; sử dụng các giống chống bệnh. Bón phân hợp lý tránh bón nhiều phân đạm vô cơ, tỉa cành thông thoáng.

Phun thuốc quản lý kịp thời ngay sau khi phát hiện bệnh. Dùng Benlat 0,01% hoặc Topsin M.0,1 % hay Anvil và các loại thuốc chứa lưu huỳnh.

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý dịch hại trên cây hoa ly hoa loa kèn (Trang 53)