Bệnh đốm vòng hoa loa kèn 1 Triệu chứng gây hạ

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý dịch hại trên cây hoa ly hoa loa kèn (Trang 52)

- Đặc điểm hình thá

3. Bệnh đốm vòng hoa loa kèn 1 Triệu chứng gây hạ

3.1. Triệu chứng gây hại

Trên lá, vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở lá già có hình tròn hoặc hình bầu dục,có vòng đồng tâm, màu nâu đen. Lúc đầu, vết bệnh nhỏ, sau to dần, đường kính vết bệnh đến 1 – 2 cm.

Khi trên lá có nhiều vết bệnh, các vết liên kết với nhau hình thành vết lớn không định hình. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vết bệnh có thể lan ra khắp lá chét.

Giới hạn giữa vết bệnh và mô khoẻ là một quầng vàng nhỏ. Khi cây bị bệnh nặng lá phía dưới chết khô và rụng sớm.

Trên thân, vết bệnh hình bầu dục, lõm, màu nâu xám. Chỗ phân cành thường dễ bị bệnh làm cho gãy gục, chết khô.

Bệnh đốm vòng hoa Loa kèn do nấm Alternaria solani (Ell. & Mart.) L.R. Jone & Grout gây ra. Sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh, màu nâu tối.

Bào tử phân sinh hình quả lựu đạncó nhiều vách ngăn ngang, dọc, có mỏ dài hơi khoằm, màu nâu tối, kích thước 120 – 296 x 12 – 20 cm. Trên môi trường PGA, nấm phát triển mạnh và hình thành sắc tố hơi hồng hoặc hơi đỏ.

3.2. Đặc điểm phát sinh phát triển:

Bào tử phân sinh nảy mầm trong giọt nước sau 1 – 2 giờ ở phạm vi nhiệt độ 16 – 340C, nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát triển là 26 – 280C.

Nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khí khổng hoặc vết thương hoặc trực tiếp qua biểu bì. Từ 130C, nấm có thể xâm nhập và gây bệnh, nhiệt độ càng cao thì sự xâm nhậpvà gây bệnh càng dễ dàng.

Trong điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thích hợp, ẩm ướt) thì thời kỳ tiềm dục của bệnh là 3 - 4 ngày và sau đó 3 – 4 ngày nấm có thể sinh bào tử mới. Thông thường thời kỳ tiềm dục kéo dài 8 – 10 ngày. Trời càng nhiều mưa và sương thì bảo tử phân sinh hình thành càng nhiều.

Hình 5.3.3. Vết bệnh đốm vòng trên lá cây hoa Loa kèn

Ở nước ta, bệnh phát sinh và gây hại nặng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5. đặc biệt, bệnh gây hại nặng ở vụ xuân muộn vì có ẩm độ cao, nhiệt độ cao, mưa nhiều thuận lợi cho nấm lây lan, xâm nhiễm và bệnh phát triển.

3.3. Biện pháp quản lý:

- Quản lý bệnh đốm vòng hoa kèn chủ yếu bằng biện pháp canh tác. Thực hiện chế độ luân canh trong khoảng 2 – 3 năm, không luân canh với cây họ cà. Bón phân cân đối, cần chú trọng phân kali để cây sinh trưởng tốt.

- Sử dụng giống chống bệnh

- Xử lý hạt giống bằng thuốc Score ở lượng 0,3 – 2,4 g a.i/10 kg hạt, TMTD 85WP ở lượng 6 g/1 kg hạt.

- Khi bệnh chớm xuất hiện trên đồng ruộng dùng thuốc Mancozeb 80WP với lượng 1,4 – 1,9 hg/ha hoặc Rovral 50WP với lượng 1,5 – 1,7 kg/ha pha với 400 – 500 lít nước. Ngoài ra, có thể dùng thuốc Mirage 50WP nồng độ 0,15 – 0,2% phun ướt đều thân, lá trên cây.

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý dịch hại trên cây hoa ly hoa loa kèn (Trang 52)