giáo trình mô đun dịch hại cây trồng

101 5.8K 78
giáo trình mô đun dịch hại cây trồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN DỊCH HẠI CÂY TRỒNG MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Trình độ: Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 01 3 LỜI GIỚI THIỆU Trước thực trạng dạy nghề, định hướng đổi mới và phát triển dạy nghề của nước ta đến năm 2020. Để đạt được mục tiêu tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề, việc xây dựng giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình mô đun “Dịch hại cây trồng” của “Nghề quản lý dịch hại tổng hợp” trình độ sơ cấp nghề được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Mô đun dịch hại cây trồng là một mô đun cơ sở quan trọng của chương trình đào tạo nghề quản lý dịch hại tổng hợp. Mô đun dịch hại cây trồng cung cấp những kiến thức cơ bản về triệu chứng, đặc điểm sinh học, phát sinh, phát triển gây hại của các loài dịch hại chủ yếu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Trên cơ sở đó người học nhận biết, chẩn đoán các loài dịch hại để đề xuất biện pháp quản lý dịch hại hợp lý, hiệu quả. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo và vị trí mô đun, trong quá trình biên soạn giáo trình chúng tôi đã cố gắng trình bày ngắn gọn để người học tiếp thu tốt hơn. Trong mô đun dịch hại cây trồng, chúng tôi muốn giới thiệu cho người học và bạn đọc các nội dung chính như sau: - Sâu hại cây trồng - Bệnh hại cây trồng - Cỏ dại hại cây trồng - Sinh vật khác cây trồng Bên cạnh đó, chúng tôi cũng biên soạn những phần hướng dẫn chi tiết để giúp người học rèn luyện các thao tác, kỹ năng nghề gồm các câu hỏi, bài tập theo từng bài học. Thay mặt những người tham gia biên soạn chương trình, giáo trình, chúng tôi chân thành cảm ơn Vụ Tổ Chức Cán Bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bắc Bộ, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia. Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ. Cán bộ Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam, các Chi cục bảo vệ thực vật Tiền Giang, Long An, Bến Tre. Cán bộ, Giảng viên, Giáo viên trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ đã tạo điều 4 kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tham gia Hội đồng phản biện, Hội đồng thẩm định và Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình. Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực bảo vệ thực vật để chương trình, giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới. TM nhóm tác giả Tiền Giang, ngày tháng 8 năm 2011 1. Chủ biên: Nguyễn Thanh Bình 2. Hiệu chỉnh: Ngô Hoàng Duyệt 5 MỤC LỤC Contents MÔ ĐUN DỊCH HẠI CÂY TRỒNG 6 Bài 1: SÂU HẠI CÂY TRỒNG 6 1. Khái niệm chung về sâu hại cây trồng 6 2. Nhóm sâu chích hút 7 3. Nhóm sâu ăn lá, bông 21 4. Nhóm sâu đục thân, đục trái 30 BÀI 2: BỆNH HẠI CÂY TRỒNG 42 1. Khái niệm chung về bệnh hại cây trồng 42 2. Bệnh hại do nấm 43 3. Bệnh hại do vi khuẩn 56 4. Bệnh hại do tác nhân khác 61 Bài 3: CỎ DẠI HẠI CÂY TRỒNG 68 1. Khái niệm chung về cỏ dại 68 2. Nhóm cỏ họ hòa bản 70 3. Nhóm cỏ chác, lác 76 4. Nhóm cỏ lá rộng 79 Bài 4: SINH VẬT KHÁC HẠI CÂY TRỒNG 83 1. Nhện hại cây trồng 83 2. Chuột hại cây trồng 87 3. Ốc hại cây trồng 91 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 97 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 97 II. Mục tiêu: 97 III. Nội dung chính của mô đun: 97 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 98 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 99 VI. Tài liệu tham khảo 100 6 MÔ ĐUN DỊCH HẠI CÂY TRỒNG Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun Mô đun này nhằm mục tiêu cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về dịch hại như triệu chứng gây hại, đặc điểm hình thái, sinh học và sự phát sinh phát triển của loài dịch hại. Trên cơ sở đó, người học xác định được thành phần dịch hại chủ yếu, nhận biết hoặc chẩn đoán được loài dịch hại trên đồng ruộng thông qua triệu chứng, hình thái của chúng. Để học tốt mô đun này, người học cần phải tham khảo giáo trình, học lý thuyết và thực hiện đầy đủ các bài thực hành để có được kỹ năng nhận biết hoặc chẩn đoán được loài dịch hại trên đồng ruộng. Bài 1: SÂU HẠI CÂY TRỒNG Mã bài:MĐ01-1 Mục tiêu: + Về kiến thức: - Hiểu được các khái niệm về sâu hại, thành phần sâu hại, loài sâu hại chủ yếu; - Mô tả được đặc điểm cơ bản về ký chủ, đặc điểm hình thái, sinh học, cách gây hại và sự phát sinh phát triển của sâu hại. + Về kỹ năng: - Xác định được thành phần, loài sâu hại chủ yếu thông qua triệu chứng, hình thái; - Nhận biết được các pha phát dục của sâu trên đồng ruộng. A. Nội dung: 1. Khái niệm chung về sâu hại cây trồng 1.1. Khái niệm về sâu hại cây trồng Sâu hại là những động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp chuyên gây hại trên cây trồng. Cơ thể chúng gồm 3 phần rỏ rệt: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu. 1.2. Tác hại của sâu hại cây trồng 1.2.1. Thiệt hại do sự ăn phá trực tiếp Hầu hết sự thiệt hại trên cây trồng được gây ra là do sự ăn phá trực tiếp trên cây trồng của côn trùng. Sự thiệt hại thay đổi tùy theo nhóm côn trùng, tùy theo các đặc tính nội tại của côn trùng cũng như các điều kiện môi trường. Sự thiệt hại có thể từ rất nhẹ đến gây chết toàn bộ. 1.2.2. Thiệt hại do đẻ trứng Một số côn trùng có tập quán đẻ trứng trong các bộ phận của cây, tập quán này đã ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây trồng, một số loài ve sầu khi đẻ trứng vào cành thường làm cho cành dễ bị gãy, một số loại khác đẻ trứng vào lá, vào trái làm cho lá và trái không phát triển bình thường và làm trái kém chất lượng. 7 1.2.3. Thiệt hại do truyền bệnh cho cây trồng Trong thời gian gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rõ vai trò của côn trùng trong việc truyền bệnh cho cây trồng, khoảng 200 loại bệnh trên cây trồng là do côn trùng truyền, và đa số bệnh này là bệnh siêu vi khuẩn. Côn trùng có thể truyền bệnh cho cây bằng 3 cách: - Khi côn trùng chích hút cây trồng để lấy thức ăn, vết chích là cửa ngõ cho mầm bệnh xâm nhập vào cây trồng. Nhiều loại mầm bệnh đã xâm nhập vào cây bằng phương thức này. - Mầm bệnh có thể được mang trên hay trong cơ thể côn trùng và được côn trùng truyền từ cây nầy sang cây khác. Các loài ruồi và ong là tác nhân chủ yếu để truyền bệnh theo phương thức này. - Mầm bệnh có thể được tích trữ trên cơ thể côn trùng trong một thời gian ngắn hoặc trong cơ thể côn trùng trong một thời gian dài và được tiêm vào cây trồng khi côn trùng chích hút. Các loài côn trùng chích hút như rầy mềm, rầy nâu, rầy xanh, rầy chổng cánh là tác nhân truyền bệnh chủ yếu của phương thức này, hầu hết các bệnh được truyền là bệnh siêu vi khuẩn, vi khuẩn, mycoplasma, như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa được truyền bởi rầy nâu, bệnh khảm trên mía được truyền bởi rầy mềm, bệnh vàng lá gân xanh trên cam quít được truyền bởi rầy chổng cánh, bệnh Mycoplasma chủ yếu được truyền bởi rầy lá. - Sự thiệt hại gây ra do sự ăn phá trực tiếp của côn trùng có thể rất quan trọng, nhưng một tác nhân truyền bệnh, dù chỉ một vài cá thể cũng có thể làm giảm năng suất cây trồng một cách trầm trọng và có thể giết hàng loạt cây trồng và khi cây đã bị nhiễm các loại bệnh nầy thì rất khó trị. 2. Nhóm sâu chích hút 2.1. Nhóm sâu chích hút trên cây lƣơng thực 2.1.1 Bù lạch (bọ trĩ) (Stenchaetothrips oryzae Bagnall) hại lúa Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại: - Bù lạch rất nhỏ, dài từ 1-1,5 mm, màu nâu đen hoặc màu nâu đỏ. Hai đôi cánh hẹp, mang nhiều lông như lông chim trĩ nên còn có tên là "bọ trĩ", xếp dọc trên lưng khi nghỉ. - Trứng hình bầu dục, dài từ 0,20-0,25 mm, màu trắng trong, chuyển sang vàng khi sắp nở, thời gian ủ trứng từ 3-5 ngày. - Sâu non có màu vàng nhạt, lớn đủ sức dài khoảng 1 mm, hình dạng giống sâu trưởng thành nhưng không cánh. 8 Hình 1.1.1: Bọ trĩ hại lúa - a: Sâu trưởng thành; b: trứng; c: sâu non (nguồn: Reissig và ctv., 1986) - Sâu trưởng thành màu nâu đậm, rất linh hoạt, có thể bay một khoảng xa vào ban ngày để tìm ruộng lúa mới. Khi bị khuấy động sâu trưởng thành thường nhanh nhẹn nhảy đi chỗ khác lẫn trốn hay rơi xuống đất. - Bù lạch thích hoạt động vào những ngày trời râm mát hoặc ban đêm, trời nắng thường ẩn trong lá non hay chóp lá cuốn lại. Sâu trưởng thành cái thích đẻ trứng ở những đám lúa, mạ hoặc cỏ dại xanh tốt. - Sâu non sau khi nở thường sống tập trung nhiều con trong lá non. Khi lá nở ra hoàn toàn, sâu non chuyển vào đầu chóp lá non còn cuốn lại. Với mật độ từ 1-2 con trên một cây, chóp lá non có thể bị cuốn; 5 con trên một cây, chóp lá có thể bị cuốn từ 1-3 cm và nếu mật độ nhiều hơn 10 con trên một cây lá có thể bị cuốn toàn bộ và héo khô. - Sâu trưởng thành và sâu non đều chích hút nhựa lá lúa, nhất là lá non. Lá lúa bị bù lạch gây hại thường có sọc trắng bạc dọc theo gân, chóp bị cuốn lại và bù lạch sống bên trong chóp lá cuốn lại, trời mát mới bò ra ngoài. - Với đặc tính sinh sống là thường ẩn mình trong chóp lá cuốn lại nên bù lạch chỉ thích tấn công trên các ruộng lúa bị khô, lá lúa cuốn lại; nếu ruộng đầy đủ nước, lá lúa mở ra, bù lạch không còn chỗ trú ẩn nên dễ bị chết. Biện pháp quản lý: - Biện pháp canh tác: Cho ruộng ngập nước cao hơn ngọn lá lúa khoảng 2 ngày, sau đó bón thêm phân, cây lúa sẽ vượt qua được. Không để ruộng khô. - Biện pháp hóa học: Khi mật độ cao kết hợp ruộng thiếu nước, chúng ta có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau thuốc có hoạt chất sau: Imidaclorid, Fipronil, Abamectin,… để phun. 2.1.2 Rầy nâu (Nilapavata lugens ) hại lúa Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại: - Rầy nâu có cơ thể màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Cánh trong suốt, giữa cạnh sau của mỗi cánh trước có một đốm đen, khi hai cánh xếp lại hai đốm này chồng lên nhau tạo thành một đốm đen to trên lưng. Hình 1.1.2: Rầy nâu hại lúa - Rầy đực có cơ thể dài từ 3,6-4,0 mm. Rầy cái màu nâu nhạt và kích thước cơ thể to hơn rầy đực; chiều dài cơ thể từ 4 đến 5 mm, bụng to tròn, ở khoảng giữa mặt dưới bụng có bộ phận đẻ trứng bén nhọn màu đen. 9 - Rầy trưởng thành rầy nâu có 2 dạng cánh: + Cánh dài che phủ cả thân và chủ yếu dùng để phát tán. + Cánh ngắn phát sinh nhiều khi thức ăn đầy đủ, thời tiết thích hợp, và có khả năng đẻ trứng rất cao (300-400 trứng). - Trứng rầy nâu được đẻ thành từng hàng vào bên trong bẹ cây lúa, mỗi hàng có từ 8-30 trứng. Trứng rầy giống hình hạt gạo, dài từ 0,3- 0,4 mm, mới đẻ màu trắng trong, sắp nở màu vàng. Thời gian ủ trứng từ 5-14 ngày. Hình 1.1.3: Trứng rầy nâu - Rầy non hay còn gọi là rầy cám, khi mới nở rất nhỏ, màu trắng sữa, càng lớn rầy càng chuyển thành màu nâu nhạt. Sâu non rầy nâu tuổi lớn rất giống Sâu trưởng thành cánh ngắn nhưng cánh ngắn hơn và đục, trong khi cánh của sâu trưởng thành cánh ngắn thì trong suốt với các gân màu đậm. Sâu non rầy nâu có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 14 - 20 ngày. - Cả rầy trưởng thành và rầy non đều thích sống dưới gốc cây lúa và có tập quán bò quanh thân cây lúa hoặc nhảy xuống nước hay nhảy lên tán lá để lẩn tránh khi bị khuấy động. Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ, nhưng nếu mật độ cao có thể gây hại mọi giai đoạn tăng trưởng của cây lúa Cả rầy trưởng thành và rầy non rầy nâu đều chích hút cây lúa bằng cách cho vòi chích hút vào bó mạch dẫn hút nhựa. Trong khi chích hút rầy tiết nước bọt phân hủy mô cây, tạo thành một bao chung quanh vòi chích hút, cản trở sự di chuyển nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa làm cây lúa bị khô héo, gây nên hiện tượng "cháy rầy". Ngoài ảnh hưởng gây hại trực tiếp như trên, rầy nâu còn gây hại gián tiếp cho cây lúa như: - Mô cây tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hư do sự xâm nhập của một số loài nấm, vi khuẩn. - Phân rầy tiết ra có chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh gốc lúa, cản trở quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. - Rầy nâu thường truyền các bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá cho cây lúa, trầm trọng nhất là bệnh lùn xoắn lá. Triệu chứng để nhận diện bệnh này là bụi lúa vẫn giữ màu xanh dù đã đến lúc thu hoạch, chóp lá xoắn lại, lá rách dọc theo bìa, cây đâm thêm chồi ở các đốt phía trên. Nhìn chung, cả bụi lúa lùn hẳn và lá có màu xanh đậm. Mức độ lùn của cây lúa còn tùy thuộc vào thời gian lúa bị nhiễm bệnh: + Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh sớm, trong tháng đầu sau khi sạ, bụi lúa lùn hẳn và thất thu hoàn toàn. + Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn, bụi lúa bị lùn ít và có thể trổ bông nhưng rất ít hoặc đòng lúa không thoát ra được, hạt bị lép nhiều, năng suất thất thu khoảng 70%. 10 + Nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn nữa, từ khi lúa tròn mình trở về sau, bụi lúa sẽ không lùn và có thể trổ bông nhưng bông lúa bị lép nhiều và có thể thất thu đến 30%. Biện pháp quản lý: - Biện pháp sử dụng giống: Nên trồng nhiều giống lúa có tính kháng trung bình trên đồng ruộng cùng một lúc để tránh tình trạng rầy quen thức ăn và để tránh áp lực của rầy khi rầy bộc phát. - Biện pháp canh tác: + Vệ sinh đồng ruộng. + Sạ lúa, gieo mạ, cấy lúa đúng thời vụ, gọn, tránh mùa vụ gối nhau làm lúa hiện diện liên tục trên đồng ruộng. + Mật độ sạ: Không nên sạ, cấy dày. + Gieo sạ lúa theo lịch né rầy. + Nên bón phân theo bảng so màu lá. - Biện pháp sinh học: + Cho vịt con, cá vào ruộng lúa. + Bảo vệ thiên địch + Dùng chế phẩm sinh học: nấm xanh, nấm trắng, Buprofezin, - Biện pháp hoá học: Thăm ruộng thường xuyên để ghi nhận mật độ của rầy cũng như thành phần và số lượng thiên địch hiện diện trên đồng ruộng để quyết định việc áp dụng thuốc trừ rầy. 2.1.3 Bọ xít hôi (Leptocorisa acuta) hại lúa Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại: - Sâu trưởng thành có màu xanh hơi pha nâu ở trên lưng và màu vàng nâu ở mặt bụng, dài từ 14-18 mm. Đời sống của sâu trưởng thành có thể đến 2-3 tháng, trong thời gian này một sâu trưởng thành cái có khả năng đẻ từ 250-300 trứng trong vòng khoảng 8 tuần. Hình 1.1.4: Bọ xít hôi hại lúa - Trứng được đẻ thành nhiều hàng trên phiến lá, ở cả hai mặt, hoặc bẹ lá, mỗi ổ có từ 10-30 trứng. - Trứng hình bầu dục, hơi dẹp, dài từ 1,2-1,4 mm, mới đẻ màu trắng đục, sắp nở màu nâu đen bóng. Thời gian ủ trứng là 5-8 ngày. Trứng được đẻ thành từng hàng song song trên phiến lá từ 10-20 trứng, dọc gân chính, ở mặt trên lá. Sâu non có 5 tuổi, màu xanh lá cây nhạt, râu màu nâu đậm, mới nở dài khoảng 2 mm, tuổi lớn nhất dài từ 12-14 mm. Thời gian phát triển của giai đoạn sâu non từ 15-22 ngày. - Vòng đời bọ xít hôi từ 31- 40 ngày. [...]... trên thân cây lúa hút nhựa (như rầy nâu) để lại những đốm màu vàng, dần dần làm cho cây lúa bị vàng lá chân Nếu bị hại nhẹ cây phát triển kém, còi cọc, cây vàng dần, trổ không thoát, nếu bị hại nặng cây khô héo, chết từng khóm, từng chòm giống như bị cháy rầy Nếu bị hại ở thời kỳ trổ thì bông lúa dễ bị lép, hoặc bạc trắng làm thiệt hại năng suất rất nhiều - Bọ xít đen có thể phát sinh gây hại các vụ... thông dụng khi cây ra đọt non - Đối với các vườn cây mới trồng, cây ra lá non thường xuyên thì cần theo dõi kỹ để trừ rầy khi mật độ còn thấp, cây ít có khả năng bị bệnh vàng lá gân xanh 2.3.2 Các loài rầy mềm (rệp muội) (Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus) Hai loài này gây hại trên cây họ cam quýt và mảng cầu, mít Riêng loài Toxoptera aurantii còn có thể sống trên cây cacao, cây thuộc họ bầu... - Trên cây bông vải, những dịch mật do rầy tiết ra rơi vào quả nang và lá đang mở ra sẽ là môi trường cho nấm mốc phát triển và gây khó khăn cho việc thu hoạch bông vải Ngoài ra, rầy còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây Sau cùng làm cây bị mất sức, lùn và chết Biện pháp quản lý: a- Biện pháp canh tác: - Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại - Phủ rơm lên líp từ khi có cây con đến khi cây trổ... 3-4 ngày Nhộng phát triển trong từ 3-4 ngày - Bù lạch thường đẻ trứng trong mô lá Cả sâu non và sâu trưởng thành bù lạch thường sống, Gây hại ở mặt dưới lá và hay chui vào gần gân để trốn Hình 1.1.6: Bù lạch hại lá dưa - Bù lạch thường chích cho nhựa cây chảy ra để hút ăn, đôi khi còn cạp cả mô lá hoặc cây Lá cây bị bù lạch gây hại sẽ có dạng quăn queo, lá non biến dạng và bị cong xuống phía dưới Đọt... trứng - Có thể dùng bẫy đèn để bắt bớt sâu trưởng thành - Thường xuyên thăm vườn cây và nếu phát hiện thấy cây bị hại nhưng nhẹ thì có thể dùng cây xoi lổ xong nhét thuốc trừ sâu dạng hột vào bên trong thân cây, sau đó trét đất lại Nếu cây có nhiều cành bị hại thì chặt bỏ cành hư, gom lại và đốt Ngoài ra có thể dùng các thân cây khô để rải rác trong vườn để thu hút sâu trưởng thành tới xong tiêu diệt 4.3.2... Sâu ăn tạp là loài có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới - Sâu ăn tạp là loài sâu đa thực có thể phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lương thực, Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại: - Bướm có chiều dài thân khoảng 20-25mm, bướm có đời sống trung bình từ 1-2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn Trung bình một... ngày thì chúng gây hại nhiều hơn là giai đoạn sâu non - Mùa nắng thích hợp cho sự phát triển của bọ dừa - Bọ dừa bay chậm nên sự xâm nhiễm cũng thường xảy ra chậm - Bọ dừa tấn công mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, mặc dù cây con bị thiệt hại nặng hơn, cây lớn hơn 10 năm có sức chống chịu khá Kết hợp với sự gây hại của kiến vương và thiếu nước trong mùa nắng càng làm cho thiệt hại trầm trọng hơn Sự... công liên tục sẽ làm cho cây có vẽ tơi tả, trái ít và có thể rụng trái non Hình 1.1.42: Bọ dừa 29 Biện pháp quản lý: Nuôi, thả ong ký sinh (Asecodes hisparum) 3.4.2 Sâu đo xám (Hyposidra talaca) hại ca cao Triệu chứng và tác hại: Sâu cắn phá trên các bộ phận của cây từ lá, chồi non, hoa và trái Đối với cây con sâu cắn lá non, chồi ngọn làm héo ngọn cây hay gây chết cành Đối với cây lớn sâu cắn phá nụ... tán nhả tơ nhờ gió đưa từ lá này sang lá khác hay từ cây này sang cây khác Sâu gây hại mọi bộ phận của cây bắp tùy giai đoạn tăng trưởng của cây Sâu tuổi nhỏ thích các lá chưa mở ra, bẹ lá hay vỏ trái bắp hay râu bắp hoặc hoa đực (cờ bắp) vì ở tuổi 1 và 2 sâu chưa có khả năng đục vào thân Tùy giai đoạn tăng trưởng của cây bắp mà sâu có cách gây hại khác nhau như sau: + Nếu bắp còn non, chưa có lóng,... hoặc các phần non của đọt cây a: Sâu trưởng thành; b: Sâu non; c: Nhộng; d: Thân cây xoài bị hại (Hình theo Singh, 1968) Hình 1.1.51: Sâu đục thân hại xoài - Trứng tròn, màu trắng được đẻ rải rác trong các vết nứt của vỏ cây Trứng nở trong thời gian từ 2-3 ngày - Sâu non có thân màu vàng nhạt, sống rất lâu, có thể đến 7-8 tháng ngay bên trong thân cây, do đó khả năng phá hại rất cao Mới nở sâu non . tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Mô đun dịch hại cây trồng là một mô đun cơ sở quan trọng của chương trình đào tạo nghề quản lý dịch hại tổng hợp. Mô đun dịch hại cây trồng cung cấp những kiến thức. Bài 4: SINH VẬT KHÁC HẠI CÂY TRỒNG 83 1. Nhện hại cây trồng 83 2. Chuột hại cây trồng 87 3. Ốc hại cây trồng 91 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 97 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 97 II. Mục tiêu:. hơn. Trong mô đun dịch hại cây trồng, chúng tôi muốn giới thiệu cho người học và bạn đọc các nội dung chính như sau: - Sâu hại cây trồng - Bệnh hại cây trồng - Cỏ dại hại cây trồng - Sinh

Ngày đăng: 24/06/2015, 20:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MÔ ĐUN DỊCH HẠI CÂY TRỒNG

    • Bài 1: SÂU HẠI CÂY TRỒNG

      • 1. Khái niệm chung về sâu hại cây trồng

      • 2. Nhóm sâu chích hút

      • Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:

      • Biện pháp quản lý:

      • Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:

      • Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:

        • 3. Nhóm sâu ăn lá, bông

        • Biện pháp quản lý:

        • Biện pháp quản lý:

        • Biện pháp quản lý:

          • 4. Nhóm sâu đục thân, đục trái

          • Hình 1.1.43: Sâu đục thân màu hồng Hình 1.1.44: Sâu đục thân màu vàng

          • (bướm hai chấm)

          • Biện pháp quản lý:

            • a/ Biện pháp canh tác:

            • b/ Biện pháp hóa học:

            • BÀI 2: BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

              • 1. Khái niệm chung về bệnh hại cây trồng

              • 2. Bệnh hại do nấm

              • 3. Bệnh hại do vi khuẩn

                • 3.3.2 Bệnh vàng lá Greening (vàng lá gân xanh) hại cây có múi

                • 4. Bệnh hại do tác nhân khác

                  • Bệnh Tristeza hại cây có múi

                    • Phòng bệnh:

                    • Bài 3: CỎ DẠI HẠI CÂY TRỒNG

                      • 1. Khái niệm chung về cỏ dại

                      • 2. Nhóm cỏ họ hòa bản

                      • 3. Nhóm cỏ chác, lác

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan