Nhóm cỏ lá rộng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun dịch hại cây trồng (Trang 79)

4.1. Đặc điểm chung

- Lá rộng hơn 2 nhóm trên

- Gân lá hình mạng lưới (đối với song tử diệp) và song song (đối với đơn tử diệp)

Hình 1.3.21: Lá, hoa của nhóm cỏ lá rộng

4.2. Nhóm cỏ lá rộng gây hại cây trồng ngập nƣớc 4.2.1 Rau mác bao (Monochoria vaginalis)

Là cây một lá mầm, hằng năm, bán thủy sinh ở nước ngọt. Rau mác là cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với lúa.

Thân ngắn, xốp. Rễ rất ngắn. Lá bóng xanh xám hình quả tim nhọn, cuống dài, mềm xốp, có nhiều gân sọc. Chùm hoa là gié dài 3 - 6 mm, mọc ở bẹ, màu xanh, cuống ngắn. Quả nang dài khoảng 1 cm, khi chín tách thành 3 mảnh, nhiều hạt tròn. Sinh sản bằng

80

4.2.2 Rau bợ nƣớc (Marsilea quadrifolia)

Thuộc họ thực vật hạt trần, gồm các loài cây thảo ở nước hay nửa nước có thân rễ bò, có nhiều lông tơ, lá đơn hoặc có 4 lá chét xếp chéo nhau trên cùng một cuống dài.

Rau bợ nước sống nhiều năm, thân rễ mảnh bò sát mặt đất. ở mỗi đốt mọc một nhóm gồm 2 lá, có cuống dài 5 - 20 cm. Từ gốc mỗi nhóm lá mọc ra chùm rễ phụ. Mọc hoang dại ở nơi ẩm ướt, ruộng nước nông, các chân ruộng mạ. Thân lá dùng làm thức ăn cho lợn.

Hình 1.3.23: Rau bợ nước

4.2.3 Rau mƣơng đứng (Ludwigia octovalvis)

Thân đứng, phân cành, đôi khi thân gỗ ở phần gốc hoặc thân bụi. Lá dài 2-14,5cm, rộng 0,4-4cm, hẹp hoặc rộng.

Hình 1.3.24: Rau mương đứng

Cánh hoa vàng, 4-5 cánh, to và bầu dục hoặc thon dài 5-17mm, rộng 4- 7mm. hạt xếp thành nhiều hàng trong mỗi ngăn của nang có vách mỏng màu nâu, tròn, rộng 0,5-0,75mm.

Cỏ rau mương đứng mọc ở nơi ẩm ướt, dọc theo mương, ruộng lúa. Là loài cỏ chính hại cây lúa.

4.2.4 Cỏ xà bông (Sphenoclea zeylanica)

Là cỏ nhất niên, thủy sinh thân thảo, cao 0,3-1,5m. Thân đứng, mềm, xanh, rộng, phân nhánh.

Lá có phiến thon, không lông, dài khoảng 10cm, rộng 3cm. Phát hoa ở ngọn, dạng hình trụ dài khoảng 7,5cm, hoa mọc thành cụm, màu trắng đến xanh lá cây. Sinh sản bằng hạt. Là loài cỏ chính gây hại ruông lúa vùng nhiệt đới và mọc ở vùng đất

81

4.3. Nhóm cỏ lá rộng gây hại cây trồng cạn 4.3.1 Cỏ hôi (cỏ cứt lợn) (Ageratum conyzoides)

Hình 1.3.26: Cỏ hôi (cỏ cứt lợn)

Cứt lợn là một loài cây nhỏ, mọc hằng năm, thân có nhiều lông nhỏ, mềm, cao khoảng 25-50cm, thường mọc hoang. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím xanh. Quả màu đen, có 5 sống dọc.

4.3.2 Cỏ trái nổ (Ruellia tuberosa)

Hình 1.3.27: Cỏ trái nổ

Cỏ đa niên, cao đến 60cm. Thân thẳng đứng, phân cành, trơn, màu tím đến xanh lá cây.

Lá mọc đối hình bầu dục. hoa kiểu tụ tán mọc ở nách lá, dạng hình chuông, màu tím nhạt. rễ có căn hành. Sinh sản bằng hạt và củ. Gây hại ở vùng đất cây trồng cạn, nơi đất hoang hóa.

4.3.3 Cỏ rau trai (Commelina diffusa)

Cỏ dạng bò hoặc đứng, nhiều rễ, nhất niên hoặc đa niên. Thân thường phân cành, không có long.

Lá thẳng, thon dài 3.5-11cm, rộng 2cm, biến đổi hình dạng theo sự che rợp, có lông ở bìa lá.

82

Hình 1.3.28: Cỏ rau trai

Là loài rất phổ biến ở đất ẩm ướt, màu mỡ, vùng đất cây trồng cạn và ruộng lúa nước.

4.3.4 Cỏ chó đẻ (Phyllanthus urinaria)

Cây thân thảo sống một năm (đôi khi lâu năm), mọc thẳng hay nằm bò, cao tới 80 cm; thân cây tạo nhiều nhánh ở gần gốc; các nhánh nằm sóng soài hay thẳng, có cánh, có lông cứng dọc theo một bên.

Các lá xếp thành hai dãy. Các lá kèm hình trứng-mũi mác, khoảng 1,5 mm, gốc lá kèm có tai dễ thấy. Cuống lá kèm rất ngắn. Phiến lá mỏng như giấy, thuôn dài hay thuôn dài-trứng ngược hoặc gần như thẳng, đôi khi hơi cong hình lưỡi liềm, kích thước 4-10 x 2- 5 mm, màu lục xám hoặc nhợt nhạt, hoặc đôi khi nhuốm màu ánh đỏ, phần gần trục màu lục tươi hay sẫm, gốc lá chủ yếu tù, đôi khi không đối xứng dễ thấy, mép lá có lông, đỉnh lá thuôn tròn, tù hoặc có chóp nhỏ nhọn đầu. Có 4-5 cặp gân lá, dễ thấy.

Hình 1.3.29: Cỏ chó đẻ

Cây đơn tính cùng gốc. Hoa đực mọc thành chùm 2-4 hoa dọc theo phần ngoại biên của các cành nhỏ, hình elip tới thuôn dài-trứng ngược, kích thước 0,3-0,6 x 0,2-0,4 mm, màu trắng hơi vàng. Hạt hình 3 mặt, kích thước 1-1,2 x 0,9-1 mm, màu nâu đỏ hơi xám nhạt, với 12-15 lằn gợn ngang rõ nét ở lưng và các mặt, thường với 1-3 vết lõm sâu hình tròn trên mặt. Ra hoa trong khoảng tháng 4-6. Xuất hiện ở đất trồng cây trồng cạn.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

- Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn khả năng gây hại, đặc điểm sinh vật của nhóm cỏ họ hòa bản, cỏ chác lác và cỏ lá rộng trên cây trồng cần quản lý.

- Bài tập thực hành:

+ Bài tập 1: Nhận dạng cỏ thuộc nhóm hòa bản (hòa thảo) hại cây trồng; + Bài tập 2: Nhận dạng cỏ thuộc nhóm chác, lác hại cây trồng;

+ Bài tập 3: Nhận dạng cỏ thuộc nhóm lá rộng hại cây trồng.

C. Ghi nhớ

Khả năng gây hại, đặc điểm sinh vật của nhóm cỏ hòa bản, chác lác và lá rộng trên cây trồng cần quản lý.

83

Bài 4: SINH VẬT KHÁC HẠI CÂY TRỒNG

Mã bài: MĐ 01-4 Mục tiêu:

+ Về kiến thức:

- Xác định được thành phần sinh vật khác hại cây trồng, loài gây hại chủ yếu; - Mô tả được đặc điểm cơ bản về tình hình phân bố, đặc điểm hình thái, sinh học, cách gây hại và sự phát sinh phát triển của sinh vật hại cây trồng. + Về kỹ năng:

- Nhận biết được khả năng gây hại;

- Xác định được loài sinh vật gây hại trên đồng ruộng thông qua triệu chứng, hình thái của chúng.

A. Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun dịch hại cây trồng (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)