4.1. Nhóm sâu đục thân, đục trái trên cây lƣơng thực 4.1.1 Các loài sâu đục thân lúa
Ở Việt nam chủ yếu có 4 loài sau:
- Sâu đục thân Màu Vàng, còn gọi là sâu bướm Hai Chấm, có tên khoa học là Scirpophaga incertulas (Walker)
- Sâu đục thân Sọc Nâu Đầu Đen có tên khoa học là Chilo polychrysus - Sâu đục thân Sọc Nâu Đầu Nâu có tên khoa học là Chilo suppressalis
Hình 1.1.43:Sâu đục thân màu hồng Hình 1.1.44: Sâu đục thân màu vàng (bướm hai chấm)
Biện pháp quản lý:
a/ Biện pháp canh tác:
- Trồng giống lúa kháng sâu đục thân. - Trồng giống chín sớm và nhảy chồi nhiều. - Cắt bỏ ổ trứng trên nương mạ trước khi cấy. - Khi gặt chừa gốc rạ thấp.
- Đốt đồng, cày chôn gốc rạ, phơi đất ngay sau khi gặt. - Cho ruộng ngập nước trước khi cấy hoặc gieo.
- Không bón nhiều phân đạm.
b/ Biện pháp hóa học:
- Lúa ở giai đoạn đẻ nhánh. Lúa sạ khoảng 2 ổ trứng/m2, lúa cấy, 1 ổ trứng/20 bụi lúa.
- Lúa ở giai đoạn từ làm đòng đến trổ, 1 ổ trứng/m2 đối với lúa sạ hay 1 ổ trứng/bụi đối với lúa cấy.
31
Có thể sử dụng thuốc nước lúc sâu vừa mới nở ra, chưa chui vào bên trong thân cây lúa.
4.1.2 Sâu đục thân bắp (Pyrausta (= Ostrinia) nubilalis) Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Bướm thường hoạt động vào ban đêm. Bướm có thân dài từ 12-14 mm, sải cánh rộng từ 22-28 mm. Cánh trước màu vàng tươi đến vàng nhạt, có hai sọc gảy khúc màu nâu hơi đậm chạy ngang cánh dọc cạnh ngoài.
Hình 1.1.45:Sâu đục thân bắp
- Bướm rất thích ánh sáng đèn và hoạt động nhiều từ lúc chiều tối đến sáng. Ban ngày bướm thường trốn trong bẹ lá hoặc trong đọt cây bắp hay các bờ cỏ dại. Hai đến ba ngày sau khi vũ hóa bướm bắt đầu đẻ trứng. Bướm cái có tính chọn lọc nơi đẻ trứng, chỉ thích đẻ trứng ở những ruộng bắp xanh tốt và cây đang ở giai đoạn sinh trưởng thích hợp như cây có chiều cao trên 50 cm, nhưng thích nhất là những ruộng bắp sắp trổ cờ.
- Ổ trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá, nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở mặt trên và được gắn chặt vào mặt lá, trứng láng bóng, rất dễ nhận diện.
- Sau khi nở, sâu ăn hết vỏ trứng và chất keo phủ ổ trứng, xong bò quanh ổ trứng một thời gian ngắn, sau đó phân tán nhả tơ nhờ gió đưa từ lá này sang lá khác hay từ cây này sang cây khác. Sâu gây hại mọi bộ phận của cây bắp tùy giai đoạn tăng trưởng của cây. Sâu tuổi nhỏ thích các lá chưa mở ra, bẹ lá hay vỏ trái bắp hay râu bắp hoặc hoa đực (cờ bắp) vì ở tuổi 1 và 2 sâu chưa có khả năng đục vào thân.
Tùy giai đoạn tăng trưởng của cây bắp mà sâu có cách gây hại khác nhau như sau:
+ Nếu bắp còn non, chưa có lóng, sâu chui vào loa kèn, ăn các lá còn cuốn lại.
+ Nếu bắp đã có lóng thì bắt đầu từ tuổi 2 - 3 sâu chui vào nách lá và ăn ở mặt trong bẹ lá, sau đó đục vào thân, ngay phía trên mắt, và ăn dần lên. Sâu không thể đục qua mắt được nên phải chui ra ngoài mỗi khi muốn sang lóng khác.
Biện pháp quản lý:
- Thu hoạch trái xong nên cắt thân cây sát gốc, chôn vùi hay cho gia súc ăn, dọn sạch ruộng bắp vì sâu và nhộng vẫn còn tồn tại trong thân cây bắp trong thời gian dài sau khi thu hoạch.
32
- Nếu trồng bắp trong đầu mùa mưa thì phải trồng sớm đồng loạt. Nếu trồng trong vụ Đông - Xuân nên xuống giống trể hơn.
- Sau vụ bắp nên luân canh với loại cây không phải là ký chủ của loài sâu này để cắt đứt nguồn thức ăn của sâu.
- Dùng thuốc hột rải vào loa kèn hay nách lá xong tưới nước.
- Áp dụng thuốc nước ngay lúc bướm đang đẻ trứng hay sâu tuổi nhỏ đang còn ở trong nách lá hay trong loa kèn của cây bắp còn non.
4.1.3 Sâu đục trái (Helicoverpa armigera) bắp
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Bướm có chiều dài thân từ 15-20 mm, sải cánh rộng từ 30-40 mm, thân bướm màu vàng hồng lẫn xanh nhạt. Cánh trước màu vàng xám.
- Bướm thường vũ hóa vào ban đêm, mọi hoạt động như giao phối, bắt cặp và đẻ trứng đều xảy ra vào ban đêm. Ban ngày bướm hay ẩn trong các bụi cỏ, lá cây, không hoạt động.
Hình 1.1.46: Sâu đục trái bắp
- Trứng màu trắng ngà, hình bán cầu, đường kính khoảng 0,5 mm. Thời gian ủ trứng từ 3-7 ngày.
- Bướm đẻ trứng trên râu trái bắp. Sâu non sau khi nở ra ăn trụi râu bắp và từ đó chui vào trái bắp ăn hết hạt bắp còn non, đặc biệt là sâu chỉ ăn hạt, đôi khi tấn công cả vỏ và cùi
bắp nhưng rất hiếm. Hình 1.1.47: Sâu đục trái bắp
- Sâu non phát triển trong thời gian từ 15-20 ngày, tùy loại thức ăn. Sâu non tuổi nhỏ thường màu sắc không đổi dù sống trên loại thức ăn nào, nhưng tuổi lớn màu sắc rất thay đổi khi sống trên từng loại ký chủ khác nhau, có thể có màu hồng nhạt, màu trắng vàng, màu xanh nhạt hoặc màu xanh.
- Sâu thường chui xuống đất để làm nhộng nhưng đôi khi cũng làm nhộng ngay tại nơi đang ăn trên trái bắp. Khi cây bắp còn non, chưa có trái, sâu đục xuyên qua loa kèn để ăn lá nên khi lá trổ ra sẽ có những hàng lổ đục thẳng thành hàng ngang qua phiến lá.
Biện pháp quản lý:
- Biện pháp canh tác: + Xen canh.
+ Những giống bắp có bao trái dài và chặt ít bị sâu gây hại hơn những giống có bao trái ngắn và không chặt.
+ Sử dụng thuốc hóa học khi thấy sâu xuất hiện trên râu trái bắp.
+ Trên ruộng cà chua nên kiểm tra ruộng trồng thường xuyên để tỉa, cắt bớt cành hoặc ngắt bỏ bớt trái bị hại.
33
- Biện pháp sinh học: + Bảo tồn thiên địch. + Sử dụng thuốc sinh học.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa học Cypermethrin, Fipronil, Diazinon,…
34
4.2. Nhóm sâu đục thân, đục trái trên cây rau
4.2.1 Sâu xanh (Heliothis armigera Hübner) đục trái cà chua
Ngoài cà chua, sâu còn gây hại trên nhiều loài rau màu khác như bắp, đậu nành, các loại đậu xanh, trắng, đậu đủa, bông vải, thuốc lá, đay, bí, cà tím, …
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại
- Bướm hoạt động ban đêm, đeo trứng rời rạc trên lá hoặc trái non và trứng nở sau 3-4 ngày. Bướm dài độ 20 mm, cánh trước màu vàng nâu với bìa cánh có vệt nâu đậm và 1 đốm đen ở giữa cánh, cánh sau màu trắng nhưng lại có 1 vệt đen lớn ở bìa cánh. Bướm sống lâu và đẻ 300-
500 trứng, rải rác trên lá non hoặc bông, trái non. Hình 1.1.48:Bướm sâu xanh - Sâu có kích thước khá lớn, màu xanh lục
với 2 sọc nâu mờ giữa lưng và 2 sọc trắng lớn chạy dọc 2 bên hông. Sâu thường thấy có chiều dài độ 20-30 mm, sâu đục trái hoặc ẩn ở mặt dưới lá và ăn lủng lá thành nhiều lổ lớn.
Hình 1.1.49:Sâu xanh đục trái cà chua
Biện pháp quản lý:
- Tránh trồng xen canh với bắp, cà chua, thuốc lá vì đều là cây ký chủ của chúng. Sau mỗi vụ nên xới đất rồi phơi ải một thời gian để diệt nhộng của sâu còn ẩn lại trong đất.
- Thường xuyên quan sát ruộng đậu, nhất là từ sau khi trồng đến 1 tháng tuổi lá chưa giao nhau, để phát hiện ổ trứng và kịp thời ngắt bỏ.
- Sâu có khả năng kháng thuốc cao nên rất khó trị bằng các lọai thuốc sâu thông thường. Nên bắt sâu bằng tay kết hợp với việc phun thuốc, đặc biệt là lọai gốc cúc tổng hợp vì có biệt tính cao lại mau phân hủy trong đất.
- Khi cần thiết, dùng các loại thuốc như Match, Cyperan để phòng trị.
4.2.2 Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae Coquillet) cây họ bầu, bí, dƣa
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Phần ngực của ruồi có một vạch màu vàng ngay chính giữa, cánh trước có một vệt màu đậm dọc gân ngang ở gần cuối cánh.
35
- Dòi màu trắng ngà, đầu nhọn với mó của miệng màu đen. Thời gian phát triển của dòi từ 7-9 ngày.
- Nhộng hình trụ, màu vàng khi mới hình thành, nhưng khi sắp vũ hoá có màu nâu. Thời gian nhộng từ 8-10 ngày.
- Chu kỳ sinh trưởng của ruồi từ 16-23 ngày.
- Ruồi cái chọn các trái non và dùng bộ phận đẻ trứng để đục vỏ trái và đẻ trứng vào bên trong thành từng chùm 5-10 trứng. Dòi nở ra đục thành đường hầm bên trong trái làm cho trái bị hư thối. Khi sắp làm nhộng dòi đục vỏ trái, chui ra ngoài và búng mình cho rơi xuống đất để làm nhộng dưới mặt đất một lớp không sâu lắm, nhưng trong mùa mưa dòi làm nhộng ngay bên trong trái.
Biện pháp quản lý:
- Luân canh các loại cây trồng không phải là ký chủ của ruồi như lúa, nhất là việc cho ruộng ngập nước sẽ làm chết nhộng rất nhiều
- Bao trái lại để tránh ruồi đẻ trứng vào.
- Thu gom các trái hư để thu hút sâu trưởng thành tới xong diệt bằng thuốc trừ sâu hay đốt.
4.3. Nhóm sâu đục thân, đục trái trên cây ăn trái
4.3.1 Xén tóc đục thân (Batocera rufomaculata De Geer) xoài
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Xén tóc có thân màu nâu đen, dài từ 2,5-4 cm. Râu rất dài, màu đỏ, bằng hoặc hơn thân mình Sâu trưởng thành có thể sống nhiều tháng, ăn mật và phấn hoa hoặc các phần non của đọt cây.
a: Sâu trưởng thành; b: Sâu non; c: Nhộng; d: Thân cây xoài bị hại (Hình theo Singh, 1968)
Hình 1.1.51: Sâu đục thân hại xoài
- Trứng tròn, màu trắng được đẻ rải rác trong các vết nứt của vỏ cây. Trứng nở trong thời gian từ 2-3 ngày.
- Sâu non có thân màu vàng nhạt, sống rất lâu, có thể đến 7-8 tháng ngay bên trong thân cây, do đó khả năng phá hại rất cao. Mới nở sâu non rất mềm yếu nhưng khoảng 1 tuần là trở nên cứng bình thường và rất linh động.
- Trước khi làm nhộng sâu non đục một lỗ để sau sâu trưởng thành chui ra. Thời gian nhộng có thể từ 1 đến 2 hay 3 tháng.
36
- Sâu trưởng thành thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn vào đầu mùa mưa sau khi vừa trưởng thành. Sâu trưởng thành cái đẻ trứng trong các cháng ba của cây, trong các vết nứt hay vết thương ở trên thân cây.
- Sâu non sau khi nở ăn vỏ cây thành những đường ngoằn nghoèo không đều nhau. Càng lớn sâu non ăn càng nhiều và gây ra tiếng động rất dễ nghe thấy. Sau đó chúng đục vào thân do các vết bệnh trên thân và đục dần lên. Đôi khi không có điểm thích hợp để đục vào, sâu non di chuyển dần xuống phía dưới gốc và đục chui vào bên trong làm thành những đường hầm ngoằn ngoèo bên trong thân, các đường này chứa phân do chúng thải ra. Đường đục có thể dọc theo bên ngoài thân cây hay đi thẳng vào trung tâm, và đường đục càng lớn dần với tuổi của sâu non.
- Cây bị tấn công vào giai đoạn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng rất nhiều, mạch dẫn nhựa tắt nghẽn làm cho cành bị khô héo và rụng lá, các lổ do sâu non đục vào bị chảy nhựa và cành dễ gảy.
Biện pháp quản lý:
- Không nên chặt hay lột vỏ cây để kích thích cây ra trái vì sẽ tạo nơi thuận tiện cho sâu trưởng thành cái đến đẻ trứng.
- Có thể dùng bẫy đèn để bắt bớt sâu trưởng thành.
- Thường xuyên thăm vườn cây và nếu phát hiện thấy cây bị hại nhưng nhẹ thì có thể dùng cây xoi lổ xong nhét thuốc trừ sâu dạng hột vào bên trong thân cây, sau đó trét đất lại. Nếu cây có nhiều cành bị hại thì chặt bỏ cành hư, gom lại và đốt. Ngoài ra có thể dùng các thân cây khô để rải rác trong vườn để thu hút sâu trưởng thành tới xong tiêu diệt.
4.3.2 Sâu đục trái (Deanolis albizonalis Hampson) xoài
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Bướm có chiều rộng sải cánh từ 27-28 mm, thân màu nâu. Cánh trước màu nâu, cánh sau màu xám trắng.
- Bướm hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm, thường đẻ trứng trên cuống trái, khuất trong phần khô còn sót lại của đài và tràng hoa, rất khó phát hiện. - Sâu bắt đầu gây hại khi trái bằng cở
ngón chân cái cho dến khi già sắp thu hoạch. Sâu non nở ra bò xuống đít trái để đục vào bên trong trái. Sâu bắt đầu ăn thịt của trái rồi vào trong ăn hạt còn non. Có thể có nhiều sâu cùng tấn công trên một trái. Khi ăn hết hột sâu sẽ bò sang trái lân cận để gây hại tiếp. Khi đủ lớn, sâu bò ra ngoài, nhả tơ để đánh đu xuống làm nhộng ở trong đất. Thời gian làm nhộng khá
lâu, khoảng 2 tuần lể. Hình 1.1.52:Sâu đục trái xoài - Triệu chứng gây hại tiêu biểu là trái bị sâu đục làm thối đen ở phần đít trái.
37
- Lúc mới nở có kích thước 0,5-0,6 mm, màu trắng, có các sọc ngang màu đỏ rất nhỏ trên lưng, sau đó các sọc này lớn dần lên theo sự phát triển của sâu.
- Nhộng có kích thước từ 11-12 mm, lúc đầu màu vàng nhạt, sau chuyển dần thành màu vàng nâu, thời gian nhộng từ 14-16 ngày. - Sâu thường gây hại nặng trong mùa
xoài chính vụ, mùa xoài sớm ít bị gây hại hơn. Hình 1.1.53:Sâu đục trái xoài - Thời gian sinh trưởng của sâu đục trái xoài kéo dài từ 38 đến 43 ngày: giai đoạn trứng 4-5 ngày (trung bình 4,22 ngày), giai đoạn sâu non có 5 tuổi với 4 lần lột xác kéo dài từ 14-16 ngày (trung bình 14,85 ngày), giai đoạn nhộng từ 11-17 ngày (trung bình 14,47 ngày), giai đoạn trưởng thành từ 6-7 ngày (trung bình 6,71 ngày).
Biện pháp quản lý:
- Biện pháp canh tác:
+ Gom và tiêu hủy các trái bị hư vì sâu non sẽ chui xuống đất để làm nhộng.
+ Bao trái bằng giấy keo.
+ Xén cành tạo tán, tỉa trái để dễ quản lý sâu bệnh. - Biện pháp sinh học:
+ Bảo tồn thiên địch. + Sử dụng thuốc sinh học.
- Biện pháp hóa học: Phun thuốc khi trái non bằng ngón tay hoặc chân cái và quan sát thấy có trên 2% số trái bị sâu đục/cây. Do đó nên theo dõi vườn xoài thường xuyên để theo dõi mật độ sâu và tỉ lệ trái bị hại. Có thể sử dụng thuốc hóa học Cypermethrin, Fipronil, Diazinon,…
4.3.3 Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis Guenée) nhãn, sầu riêng
- Ngoài cây nhãn, sâu còn gây hại trên sầu riêng, ổi, mít và một số loại cây ăn trái khác.
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Bướm có chiều rộng sải cánh từ 2,5-3 cm, cánh màu vàng, có nhiều chấm nhỏ màu đen.
- Bướm hoạt động chủ yếu vào ban đêm, thường đẻ trứng ở các lá đài của chóp trái hoặc nơi dính giữa trái và lá.
Hình 1.1.54:Sâu đục trái nhãn - Nhộng lúc đầu có màu vàng hơi nâu, dần dần chuyển sang nâu đen khi sắp vũ hóa. Kích thước nhộng từ 1,2-1,4 cm và phát triển trong thời gian từ 8-12 ngày.
38
- Sâu màu trắng hơi ửng hồng, trên lưng có nhiều chấm nhỏ màu đen, sâu lớn đủ sức dài từ 1,7-2 cm.
- Đối với cây nhãn: sâu thường tấn công vào trái khi trái mới tượng và chỉ thích