Bệnh hại do tác nhân khác

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun dịch hại cây trồng (Trang 61)

4.1. Bệnh hại do tác nhân khác trên cây lƣơng thực 4.1.1 Bệnh do virus

4.1.1.1 Bệnh lùn xoắn lá lúa

Triệu chứng, tác hại

Bệnh thể hiện nhiều triệu chứng khác nhau, như: cây bị lùn, lá bị rách, nhảy nhánh ở các đốt thân bên trên, nghẹn trổ, hạt bị lững, gân bị sưng phồng. Nếu bị nhiễm trước khi trổ, cây bị lùn rất rõ, chiều cao cây có thể bị giảm 40-50%, tùy giống.

Bìa phiến lá bị rách là do bìa phát triển không thẳng đều và do lá bị xoắn. Bìa lá có thể bị khuyết, lõm ở nhiều độ sâu khác nhau, có khi khuyết đến cả gân chính. Trên lá có thể có nhiều chổ khuyết như thế, thường chỉ ở một bên phiến lá,

mô vùng khuyết thường có màu trắng. Hình 1.2.25: Bệnh lùn xoắn lá hại lúa Triệu chứng xoắn thường xảy ra ở chóp lá, lá bị xoắn vặn. Lá cờ bị ngắn và cũng xoắn, gié chỉ trổ được một phần, trổ trể và hầu hết các hạt đều bị lép.

Đốt thân bên trên có hiện tượng nhảy nhánh, các nhánh này cũng cho gié nhỏ mang các hạt lững hay lép.

Bệnh do rầy nâu truyền bệnh.

Quản lý

Không có biện pháp đặc biệt để trị bệnh này, ngoại trừ ngăn ngừa rầy nâu, nhất là ở giai đoạn đầu. Nên dùng giống kháng rầy và tìm giống kháng bệnh.

4.1.1.2 Bệnh vàng lùn

Triệu chứng:

- Màu sắc của cây lúa bệnh:

Lá lúa từ xanh nhạt → Vàng nhạt → Vàng cam → Vàng khô;

- Vị trí lá bị vàng: lá dưới bị vàng trước, lần lượt đến các lá bên trên;

- Vết vàng trên lá: từ chóp lá vàng lần vào bẹ;

- Đặc điểm của lá lúa bệnh: lá có khuynh hướng xòe ngang;

- Bệnh làm giảm chiều cao chồi lúa bệnh và giảm số chồi của bụi lúa mắc bệnh;

- Ruộng lúa bệnh ngả màu vàng,

chiều cao cây không đồng đều Hình 1.2.26: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa

62

Cách lan truyền bệnh:

- Rầy nâu là môi giới truyền vi rút gây bệnh cho cây lúa và truyền vi rút cho đến khi chết.

- Cây lúa bị bệnh mang vi rút cho đến khi gặt, lúa chét cũng có thể nhiễm bệnh. Khi bị bệnh ở giai đọan lúa non, lúa sẽ không trổ bông, năng suất giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng.

- Rầy nâu chích hút cây lúa bệnh sau 5-10 phút là mang mầm bệnh trong cơ thể; và khỏang 10 ngày sau là có thể lan truyền vi rút gây bệnh sang cây lúa khỏe khác.

- Vi rút gây bệnh không truyền qua trứng rầy, đất, nước, không khí.

- Rầy nâu cánh dài mang vi rút phát tán đi rất xa nên phạm vi lây lan của bệnh rộng, rầy cánh ngắn mang vi rút lây lan bệnh trong phạm vi hẹp vì không thể di chuyển xa.

Biện pháp quản lý:

Hiện chưa có thuốc đặc trị vi rút gây bệnh. Chúng ta phải quản lý tốt rầy nâu.

4.1.2 Bệnh do tuyến trùng

4.1.2.1 Bệnh tiêm đọt sần hại lúa

Triệu chứng:

Hình 1.2.27: Bệnh tiêm đọt sần trên lúa

Xuất hiện đầu tiên ở tại cổ của các lá non có các chấm trắng nên nông dân còn gọi là bệnh khoang cổ. Bệnh nặng cả lá bị trắng, lá non mới ra quăn queo, lá khô héo và chết, bông lúa bị nghẹn, lá cờ quăn queo, hạt lép trắng, chồi non mọc ra bất thường. Lúa có thể bị thất thu hoàn toàn.

Biện pháp quản lý:

Vệ sinh đồng ruộng thật tốt, đốt cỏ rơm rạ trước, cày ải phơi đất ít nhất một tháng rồi cho ngập nước liên tục 3-4 tuần trước khi gieo cấy để diệt tuyến trùng trong đất hoặc khử đất trước khi cấy với các loại thuốc trừ sâu, xử lý rễ mạ trước khi cấy bằng cách ngâm 24 giờ trong dung dịch thuốc trừ sâu, giảm mực nước ruộng. Cuối cùng là thay giống lúa mùa muộn dài ngày bằng những giống lúa trung mùa ít nhiễm bệnh.

4.1.2.2 Bệnh bƣớu rễ hại lúa

Bệnh chỉ xuất hiện ở ruộng khô, đất thoáng khí. Bệnh thường xảy ra ở nương mạ hoặc lúa non trong điều kiện khô.

63

Tuyến trùng trong đất xâm nhập vào rễ lúa làm rễ phù lên như cái bướu đường kính từ 1 – 5 mm. Rễ ngắn, đầu rễ trơ trụi không phát triển. Lá lúa vàng đỏ và khô héo cây lúa lùn xuống không nở bụi được và rất dễ bị héo lúc trưa nắng, cây lúa cũng dễ bị bệnh đốm nâu hơn.

Hình 1.2.28: Bệnh bướu rễ hại lúa

4.2. Bệnh hại do tác nhân khác trên cây rau 4.2.1 Bệnh do virus

4.2.1.1 Bệnh khảm hại cây họ bầu bí dƣa

Triệu chứng

Chồi ngọn hơi bị chùn, lá đọt nhỏ, hơi biến dạng, bị khãm màu xanh đậm xen xanh nhạt hay khãm xanh vàng. Cây không phát triển được, không cho trái hay trái bị nhỏ, vàng, có sọc xanh đậm.

Quản lý

- Loại bỏ ngay các cây bệnh để tránh lây lan.

- Phun thuốc sát trùng để ngăn ngừa rầy mềm truyền bệnh.

4.2.1.2 Bệnh khảm hại cà chua

Triệu chứng

Cà chua bị bệnh này lá trở nên xoăn, nhỏ lại, các đốt thân bị rút ngắn lại. Cây biểu hiện bệnh khảm, vàng ở các đốt thân kèm theo các lá bị xoăn vào trong. Triệu chứng trên hoa không rõ nhưng hoa thường bị rụng nhiều.

Biện pháp quản lý:

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng. - Bao phủ vườn ươm với lưới nilon.

- Xử lý hạt giống và cây con trước gieo và trồng.

- Với việc phòng ngừa tác nhân ruồi trắng truyền bệnh, có thể phun imidacloprid (0.6 ml/lít nước).

4.2.2 Bệnh do tuyến trùng

Triệu chứng:

64

Bệnh gây hại rễ của nhiều loại rau như cà chua, cà rốt, bắp cải, xà lách,...trên rễ có nhiều khối u (bướu) màu trắng hoặc vàng nhạt, kích thức và hình dạng không cố định. Rễ phát triển kém làm cây cằn cỗi, lá nhỏ vàng. Cây bị hại nặng có thể chết.

Biện pháp quản lý:

- Luân canh.

- Sử dụng thuốc Nokaph 10H, Furadan 10H.

4.3. Bệnh hại do tác nhân khác trên cây ăn trái 4.3.1 Bệnh do virus

Bệnh Tristeza hại cây có múi

Do côn trùng trung gian truyền bệnh là rầy mềm. Ngoài ra bệnh lan truyền qua mắt ghép và qua dụng cụ (dao, kéo…).

Triệu chứng

- Bệnh gây hại nặng trên chanh giấy, cam mật, hạnh, gây thiệt hại khá nặng trên quýt đường và chanh tàu. Gây nhẹ trên quýt tiều, cam sành và không gây thiệt hại trên bưởi 5 roi, kim quýt, cần thăng và nguyệt quới.

- Cây bị nhiễm bệnh thường lùn, còi cọc, phát triển kém, lá hơi vàng ở rìa lá và nhỏ. Quan sát kỹ ở lá bánh tẻ thường thấy có những đọan trong suốt, sưng lên, lá dầy, mặt lá sần sùi. Gân cong, cây còi cọc hoặc thân bị lõm trên

cành già. Bệnh trên lá - Trên thân cành thường có

những vết lõm trên thân làm phần gỗ bên trong bị vặn vẹo, bệnh lây lan nhanh làm cây bị tàn lụi dần.

Bệnh trên thân

Hình 1.2.30: Bệnh Tristeza trên chanh - Ở ĐBSCL bệnh xuất hiện nhiều trên chanh giấy, chanh tàu, cây hạnh.

Virus Tristeza làm hỏng mạch dẫn nhựa từ trong thân cây xuống rễ, làm rụng lá chết đọt, lùn cây và làm cho bộ rễ bị thoái hoá, có 2 triệu chứng điển hình đó là gân trong trên lá chanh giấy và rỗ thân trên chanh tàu và cây hạnh.

Virus gây hại gồm có các triệu chứng đặc trưng sau:

- Gân trong - Gân cong - Gân lồi - Lõm thân

Phòng bệnh:

- Không sử dụng các cây bị nghi ngờ làm giống. Sản xuất và trồng cây giống sạch bệnh.

65

- Kiểm dịch nghiêm ngặt các nguồn giống nhập - Diệt côn trùng môi giới.

- Sử dụng gốc ghép chống chịu.

- Khử trùng dụng cụ khi chiết ghép, tỉa cành.

- Loại bỏ những cây bị bệnh và tiêu hủy để tránh lây lan.

4.3.2 Bệnh do tuyến trùng

Bệnh bƣớu rễ cây có múi, nho, mận, dứa

Triệu chứng:

Tuyến trùng tấn công rễ gây hại:

- Trực tiếp: suy giảm hệ thống rễ làm cây không bắt phân, cây bị suy yếu. - Gián tiếp: tuyến trùng gây vết thương mở đường cho các nấm và vi khuẩn

xâm nhập gây bệnh.

Hình 1.2.31: Bướu rễ cây cam, quýt

4.3.3 Bệnh do tảo đỏ (Cephaleuros virescens)

Bệnh đốm rong hại nhãn, sầu riêng

Triệu chứng

Bệnh gây hại khá nặng trên lá , nhất là trong những tháng mưa ẩm. Đốm bệnh thường xuất hiện ở mặt trên lá. Đốm bệnh có hình tròn, lúc đầu nhỏ khoảng 3-5 mm, hơi nhô trên mặt lá do có rong phát triển tạo như lớp nhung mịn, màu xanh hơi vàng. Đốm bệnh lan rộng dần ra, cũng có hình tròn, đường kính có thể lớn hơn 1cm, có màu nâu, giữa đốm bệnh có đóng phấn màu vàng tối, đó là bào tử của rong. Mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt dến nâu sậm do mô lá bị hoại, tùy mức độ tấn công của rong. Trên một lá có thể có nhiều đốm làm cho lá bị vàng và rụng sớm.

Quản lý

Dùng các loại thuốc gốc đồng như: Copper- Zinc, Copper B, Stanner, Coc-85 theo nồng độ khuyến cáo.

a: Rễ bị hại b: Rễ bình thường

66

4.4. Bệnh hại do tác nhân khác trên cây công nghiệp 4.4.1 Bệnh do virus

Bệnh khảm hại cây đậu nành, đậu xanh

Triệu chứng

Lá bị mất màu loang lổ giống như tấm khảm. Lá nhỏ lại, phát triển không đều, bìa lá cong xuống làm lá biến dạng. Phiến lá bị xếp nếp nhăn nhúm, có màu loang lổ xanh nhạt và xanh đậm và thường dày hơn lá bình thường. Dọc gân lá, mô tế bào nổi rộp lên những mụn màu xanh đậm. Triệu chứng trên lá trông gần giống triệu chứng đậu nành bị ngộ độc thuốc diệt cỏ 2-4D.

Việc sử dụng bất cẩn thuốc diệt cỏ ở gần ruộng đậu, nhất là vào những ngày có gió mạnh có thể gây hại cho các ruộng đậu ở cách xa đó 30 - 60 mét.

Cây lùn do các lóng thân phát triển kém. Trái và hạt phát triển chậm lại, nhất là các trái ở phần trên của cây. Trái chín chậm, hạt nhỏ, vỏ hạt bị đổi thành màu nâu nhạt và đậm không đều, từ tể hạt lan ra.

Triệu chứng bệnh được biểu hiện rõ ở 18,5 độ C. Trên 29,5 độ C, triệu chứng sẽ ở dạng tiềm ẩn.

Bệnh lan truyền do rầy mềm mang truyền mầm bệnh.

Quản lý

- Ruộng sản xuất giống nên được trồng sớm và bố trí cách ly với ruộng sản xuất đại trà.

- Dùng hạt giống tốt, đầy đặn, chống bệnh hoặc từ ruộng không bị bệnh. Khử hạt trước khi gieo như đối với bệnh đốm phấn.

- Gieo trồng đúng thời vụ, với mật độ vừa phải.

- Cần phát hiện bệnh sớm và tiêu hủy cây bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, trừ cỏ dại. - Phun thuốc phòng trừ rầy mềm mang truyền mầm bệnh.

4.4.2 Bệnh do tuyến trùng

Bệnh bƣớu rễ hại cây đậu xanh, đậu nành

Triệu chứng

Rể cây bệnh có những bướu to sưng phồng lên, trông dễ nhầm với các nốt sần ở rể, bướu thường có màu trắng và dạng thon dài, giữa bướu phình to đều ra hai bên rể. Các bướu thường tập trung ở gần các chóp rể, trong khi các nốt sần thường tập trung ở phần rể gần gốc cây.

Cây có thể bị lùn, lá phát triển kém và mất màu, thay đổi màu sắc tùy theo mức độ bệnh: có màu xanh nhạt, vàng nhạt, vàng sậm rồi héo nâu và rụng sớm. Mật độ tuyến trùng trong đất và đặc tính nhiểm bệnh của cây là hai yếu tố quyết định các mức độ nhiểm bệnh.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường như đất cằn và khô hạn cũng làm tăng triệu chứng bệnh ở các bộ phận trên mặt đất. Bệnh nặng, các giống dễ nhiểm có thể chết trước khi trái chín.

Quản lý

- Luân canh với các loại cây ít nhiểm hoặc không nhiểm bệnh nêu trên. - Dùng thuốc Nokaph, Chitosan.

67

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

- Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn triệu chứng, các điều kiện dẫn đến sự phát sinh - phát triển của bệnh hại do nấm, vi khuẩn và do tác nhân khác trên cây trồng cần quản lý.

- Bài tập thực hành: Chẩn đoán bệnh hại cây trồng + Bài tập 1: Quan sát, chẩn đoán bệnh hại do nấm; + Bài tập 2: Quan sát, chẩn đoán bệnh hại do vi khuẩn;

+ Bài tập 3: Quan sát, chẩn đoán bệnh hại do tác nhân khác như vi rút, tuyến trùng, tảo đỏ,...

C. Ghi nhớ

Triệu chứng, các điều kiện dẫn đến sự phát sinh - phát triển của bệnh hại trên cây trồng cần quản lý.

68

Bài 3: CỎ DẠI HẠI CÂY TRỒNG

Mã bài: MĐ 01-3 Mục tiêu:

+ Về kiến thức:

- Trình bày được các khái niệm về cỏ dại và tác hại do cỏ dại;

- Mô tả được những kiến thức cơ bản về khả năng gây hại, đặc điểm chung của các nhóm cỏ dại trên cây trồng cần quản lý.

+ Về kỹ năng:

- Xác định được thành phần, loài cỏ dại chủ yếu;

- Nhận dạng được các loài cỏ dại chủ yếu trên cây trồng cần quản lý.

A. Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun dịch hại cây trồng (Trang 61)