2.1. Đặc điểm chung
- Có đốt đặc và lóng rỗng, thân tròn; - Lá có hai phần là bẹ lá và phiến lá; - Lá nọ mọc đối nối tiếp lá kia từng đốt; - Bẹ lá bao quanh thân;
- Lá dài và hẹp, gân lá song song;
Hình 1.3.1: Thân, lá, hoa của nhóm cỏ hòa bản
2.2. Nhóm cỏ họ hòa bản gây hại cây trồng ngập nƣớc
2.2.1 Cỏ lồng vực nƣớc (cỏ gạo) (Echinochloa crus - galli)
- Rễ hình sợi mảnh, màu trắng nhạt.
- Thân mọc đơn độc hoặc thành bụi nhỏ. Thân dài rộng, lá màu lục, hình mũi mác dài, nhọn đầu, phẳng, ráp ở mặt trên; mép lá sắc khi cỏ già.
- Cụm hoa hình chuỳ hẹp giống hình tháp, thẳng đứng, dài 10 - 20 cm.
- Quả bầu dục nhọn đầu. Hạt nhiều, nhẹ, nhỏ như hạt vừng.
Hình 1.3.2: Cỏ lồng vực nước (cỏ gạo)
71
- Cỏ lồng vực nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á, ngày nay có ở hầu khắp các nước nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam, cỏ lồng vực mọc phổ biến khắp nơi, là một trong những loài cỏ nguy hại nhất trên ruộng lúa, bờ ruộng, ven bờ nước. Lây lan bằng hạt.
2.2.2 Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona)
Hình 1.3.3: Cỏ lồng vực cạn
- Cỏ dại hằng năm, mọc thành khóm, nhiều chồi, mảnh, cao 70 - 75 cm, mọc bò lan.
- Rễ mọc từ đốt dưới. Thân dẹt, gốc thường đỏ tím. Bẹ lá dẹt, nhẵn, mép bẹ mở ở trên, hơi đỏ ở dưới, phiến lá nhẵn, dẹt, hình lưỡi giáo, hơi mềm, dài khoảng 25 cm, rộng 3 - 7 mm. Đôi khi có vạch tím ngang trên mặt lá.
- Cụm hoa màu xanh lục, tím, tán dài. Quả và bông hình bầu dục.
- Sinh sản bằng hạt. Là loài cỏ dại trên ruộng lúa, cạnh tranh một phần phân bón của lúa. Đặc biệt khi thu hoạch, hạt cỏ lẫn vào thóc, gây khó khăn cho việc tuyển chọn khi xay xát, làm giảm giá trị thương phẩm của gạo.
2.2.3 Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis)
- Cỏ dại hằng năm, sống bám dưới nước, mọc thành khóm cao 30 - 100 cm.
- Ở Việt Nam, phổ biến ở ao hồ, ruộng lúa.
Hình 1.3.4: Cỏ đuôi phụng
72
- Thân mọc đứng, phân nhánh từ gốc. Lá và bông đôi khi có màu đỏ hoặc tím. Phiến lá dẹt, nhỏ, nhọn, dài 10 - 30 cm, rộng 0,3 - 1 cm, lá thìa dài 1 - 2 cm, chẻ sâu nhiều thuỳ giống lông.
- Hoa tán, xanh nhạt hoặc đỏ, trục chính thẳng, dài 10 - 40 cm, nhiều nhánh đơn mọc xoè 5 - 15 cm. Bông hoa dài 2,5 - 3 cm. Sinh sản bằng hạt.
2.2.4 Lúa cỏ (Oryza sativa L.)
+ Chiều cao của cây: đa số các dòng lúa cỏ có chiều cao cây cao hơn lúa trồng, chiều cao cây lúa trồng khoảng 95- 100 cm, trong khi đó chiều cao của lúa cỏ từ 120 - 160 cm vì thế mà lúa cỏ thường yếu cây và hay đổ ngã khi trổ.
+ Khả năng đẻ nhánh: lúa cỏ ít đẻ nhánh hơn lúa trồng.
+ Chiều dài và rộng lá: lá lúa cỏ rất dài về chiều dài nhưng rất hẹp về chiều ngang.
+ Màu sắc lá: khi còn nhỏ màu sắc lá lúa trồng và lúa cỏ rất giống nhau, nhưng từ 40 ngày sau khi trồng trở đi, màu lá lúa cỏ vàng dần.
+ Sự xuất hiện của râu hạt lúa: hạt lúa trồng không có râu, trong khi đó 70 % các dòng lúa cỏ được khảo sát hạt lúa có râu, chiều dài râu cỏ biến động từ 1-6 cm.
Hình 1.3.5: Lúa cỏ
+ Ðặc điểm rụng hạt: là nguyên nhân gây ra giảm sút năng suất lúa trên đồng ruộng vì lúa cỏ cũng tồn tại và hấp thu dinh dưỡng, ánh sáng và sống chung với lúa trồng mà không cho thu hoạch sản phẩm.
2.2.4 Cỏ san nƣớc (Paspalum distichum L.)
73
Cỏ san nước là một lọai cỏ đa niên thường mọc rải rác trong ruộng lúa nước (nhất là ở gần xung quanh bờ và trên bờ), đôi khi thành những đám rất lớn, trên đất trồng rẫy, đất vườn rau, nơi ẩm và ngập nước.
Thân phân cành mạnh, gốc nằm sát mặt đất, thẳng đứng theo chiều dọc dài đến 30 cm. Chúng tái sinh sản bằng hạt và căn hành (thân rễ). Cũng giống như nhiều lòai cỏ dại khác chúng cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, phẩm chất lúa, và chúng cũng tương đối khó diệt trừ.
2.3. Nhóm cỏ họ hòa bản gây hại cây trồng cạn 2.3.1 Cỏ tranh (Imperata cylindrical)
Cây mọc hoang dại, phân bố rộng khắp ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Hình 1.3.7: Cỏ tranh
- Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất.
- Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng.
- Hoa tự hình chuỳ, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió.
2.3.2 Cỏ lông (Brachiaria mutica)
- Cỏ đa niên, các đốt dưới có rễ. Thân cứng, bò ngang hoặc đứng ở phần trên, dài tối đa 6 m, cao tối đa 3m. Có lông ở đốt và bẹ lá. Lá mọc xen, phẳng hình mũi mác, hẹp, dài 10- 30cm, rộng 0,8-1,5cm, đôi khi có lông bẹ mở, hở, gối lên nhau, có lông và mép nhám. Tai lá với hang lông dày đặc, cổ đầy lông.
- Phát hoa chùm tụ tán, bông màu tím, dài 12-20cm, rộng 16cm, gầm 8-20 nhánh phân tán, mỗi nhánh dài 2-8cm.
- Quả dạng hạt thóc. Sinh sản bằng hạt hoặc bằng thân bò. Thích hợp nơi đất ẩm,
74
2.3.3 Vĩ thảo bò (Brachiaria reptans)
Là cỏ đa niên, các đốt có rễ, thân bò lan, cao từ 10-30cm. Lá hình mũi mác, dài 2-10cm, rộng 1-5cm, ở phần dưới và mép bẹ lá rất ít lông.
Phát hoa, chùm tụ tán, 2-6cm. Gié phụ không cuống hoặc có cuống rất nhỏ. Trổ hoa quanh năm. Sinh sản bằng hạt hoặc bằng thân bò. Thích hợp nơi đất khô ráo, đất hoang, ven lộ.
2.3.4 Cỏ lục lông (Chloris barbata)
Hình 1.3.9: Cỏ lục lông
Là cỏ hàng niên, cao 30-60cm. Thân đứng hoặc cong ở phía dưới, bẹ ở phần gốc, láng bóng, các đốt phía dưới có rễ. Lá bẹt dài 2-12cm, rộng 1-2mm, nhám ở bìa lá, thường có lông ở mặt trên phần gốc.
Phát hoa ở đỉnh với chùm tụ tán, gồm 2-12 nhánh màu tím, dạng các ngón tay, dài 2-5cm, các gié phụ màu tím. Quả dạng hạt thóc. Sinh sản bằng hạt. Thích hợp nơi ruộng đất khô, ven lộ.
2.3.5 Cỏ ống (Panicum repens)
Hình 1.3.10: Cỏ ống
Cỏ đa niên, cao 30-90cm, căn hành khỏe màu trắng và nằm sâu dưới đất, thân thẳng dạng lá, có rễ ở đốt.
Phát hoa mở. Chùm tụ tán dài 6-22cm. bông nhánh rụng hoàn toàn từ cuống. Bông nhánh dài 2,75-3,25 mm màu xanh nhạt đến vàng nhạt.
Mọc ở vùng đất ẩm, đất cát. Cỏ cũng có thể mọc ở vùng đất sét nặng. chịu ngập tạm thời. Sinh sản bằng căn hành.
75
2.3.6 Cỏ chỉ nhỏ (Digitaria ciliaris)
Cỏ hằng năm hoặc lưu niên, mọc bò, đôi khi leo cao 20 - 60 cm, rễ phân nhánh và mọc từ các đốt dưới cùng.
Hình 1.3.11: Cỏ chỉ nhỏ
Lá thường không có lông, mép nhám, trong mượt, lá thìa hình màng mỏng, đầu múp nhọn dài 1 - 3 mm.
Cụm hoa tán 3 - 8 chùm, dài 5 - 15 cm, mọc quanh đỉnh trục hoa chính, đôi khi xếp dọc trục chính chung, ngắn khoảng 2 cm.
Quả bầu dục, sinh sản bằng hạt. Mọc nhiều trên vùng cây trồng cạn, ruộng cạn.
2.3.7 Cỏ chỉ (Cynodon dactylon)
Hình 1.3.12: Cỏ chỉ
- Cỏ sống dai nhờ thân rễ ngắn. Thân có nhiều cành, mọc bò dài, thỉnh thoảng lại phát ra những nhánh thẳng đứng. Lá phẳng, ngắn, hẹp, nhọn, dài 3- 4cm, hơi có màu lam.
- Cụm hoa gồm 2-5 bông hình ngón tay mảnh, dài 2,5-5cm, màu xanh hay tím, tỏa trên đỉnh một cuống mảnh, mỗi bông có các hoa phẳng, họp thành hai dãy bông nhỏ song song. Quả thóc, hình thoi thường dẹt, không có rãnh.
- Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn cây trồng cạn.
76
2.3.7 Cỏ mần trầu (Eleusine indica)
Hình 1.3.13: Cỏ mần trầu
Là loài cỏ hằng năm, họ Lúa (Poaceae). Rễ mọc khoẻ. Thân bò, dài ở gốc, phân nhánh, mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc cách xa nhau, hẹp, mềm, hình dài, nhọn đầu, phẳng nhẵn.
Cụm hoa hình bông, có 5 - 7 nhánh dài, mọc toả tròn đều ở đầu cuống chung. Quả thuôn, có ba cạnh, ráp, vỏ quả mềm. Cỏ mần trầu phân bố khắp các vùng nhiệt đới.
Ở Việt Nam, cỏ mần trầu mọc hoang dại nhiều nơi: bờ ruộng, ven đồi, chân đồi, sườn dốc.
Theo y học cổ truyền, toàn cây làm thuốc, trị cao huyết áp, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực, mệt, nước tiểu vàng và ít một.