1.1. Tác hại của nhện hại cây trồng
Nhện là một trong những loài dịch hại trở nên nghiêm trọng trong những năm gần đây, chúng gây hại khá nặng. Đặc biệt là các loại cây trồng được thâm canh cao như lúa, bông, chè, cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vải, đậu đỗ, cà chua, khoai tây, thược dược, hoa hồng và nhiều loài cây làm thuốc, cây cảnh.
Nhện làm cho cây còi cọc, điểm sinh trưởng bị chết, lá, hoa và quả bị rụng làm giảm đáng kể năng suất, đặc biệt là chất lượng và giá trị hàng hoá của sản phẩm. Tuy nhiên trong sản xuất, người ta thường chỉ phát hiện được triệu chứng gây hại của nhện khi đã muộn, lúc quả đã rụng hoặc đã bị “rám”, điểm sinh trưởng hoặc lá bị “cháy đen” hoặc “đốm bạc”.
Ngoài tác hại trực tiếp, một số loài nhện nhỏ hại còn truyền các bệnh virus nguy hiểm cho cây.
Các loài nhện hại phổ biến là: Nhện đỏ (Tetranychus sp.) gây hại nhóm cây rau màu; nhện đỏ (Panonychus citri Mc Gregor), nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus) và nhện vàng (Phyllocoptruta oleivora) hại cây có múi; Nhện long nhung (Eriophyes litchii Keifer) hại nhãn, vãi.
1.2. Các loại nhện hại
1.2.1 Nhện đỏ (Tetranychus sp.) gây hại nhóm cây rau màu
Đặc điểm sinh học, gây hại
- Nhện trưởng thành hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm, Toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. Nhìn xuyên qua cơ thể có thể thấy được hai đốm màu đậm bên trong, đó là nơi chứa thức ăn. Sau khi bắt cặp, sâu trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng từ 2-6 ngày, mỗi nhện cái
đẻ khoảng 70 trứng. Hình 1.4.1: Nhện đỏ hại cây rau, màu
84
- Trứng rất nhỏ, hình cầu, bóng láng và được gắn chặt vào mặt dưới của lá, thường là ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển. Khoảng 4-5 ngày sau trứng nở.
Nhện đỏ hoàn tất một thế hệ từ 20-40 ngày.
- Nhện đỏ có diện phân bố rất rộng và gây hại trên nhiều loại cây khác nhau như bầu bí dưa, cà chua, cà tím, các loại đậu, đu đủ...
- Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác.
- Nhện đỏ chích hút mô của lá cây làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái.
Hình 1.4.2: Nhện đỏ hại cây rau, màu
Biện pháp quản lý:
Khi nhện xuất hiện mật độ cao sử dụng luân phiên các thuốc có hoạt chất như Dicofol, Fenpyroximate, Abamectin,…
1.2.2 Nhện đỏ (Panonychus citri M.) hại cây có múi
Đặc điểm sinh học, gây hại
- Sâu trưởng thành có dạng hình bầu dục, màu đỏ nâu, dài từ 0,30-0,40 mm. Trên cơ thể có nhiều lông mịn. Một nhện cái đẻ từ 20-50 trứng trong thời gian từ 2 - 3 ngày, trứng được đẻ trên cả 2 mặt lá. Sâu trưởng thành đực thường tìm thấy gần sâu non cái sắp vũ hóa để chờ bắt cặp.
- Trứng rất nhỏ, tròn, màu đỏ, được đẻ rời rạc trên lá.
- Sâu non có 3 đôi chân, trong đó 2 đôi hướng về phía trước và 1 đôi hướng về phía sau.
- Ngoài các cây thuộc họ cam quýt, nhện đỏ còn tấn công cây hoa hồng, hoa huệ và một số cây cảnh khác.
- Nhện thích chích hút trên lá và trái non. Trên lá, vết chích hút tạo thành những chấm li ti đầu tiên ở mặt trên, khi bị nặng vết này lan rộng ra và khô dần, mất màu, lá rụng. Nhện ăn chất diệp lục, để lại những đốm nhỏ màu nâu nhạt hay màu vàng trên mặt lá và trái. Khi những vết chích hút bị khô sẽ tạo thành những vảy sần sùi màu nâu sậm nên trái được gọi là “da cám”, “da lu”.
85
Hình 1.4.3: Nhện đỏ hại lá cây có múi
- Nhện còn gây hại trên lá, tạo thành những đốm trắng bạc màu ở cả 2 mặt lá, lá có thể biến màu, kích thước nhỏ và rụng sớm. Nhện thích sống ở mặt dưới lá già và những tán lá và trái ngoài trảng.
Hình 1.4.4: Trái cam bị “da cám”, “da lu”
- Trên trái, sâu trưởng thành và sâu non thường sống tập trung gần cuống và phần lõm của trái, khi trái còn non, chích hút biễu bì, làm vỡ túi tinh dầu trên vỏ trái, tinh dầu chảy tràn trên bề mặt vỏ trái, sau đó các vết này khô dần làm cho vỏ trái bị sần sùi, có màu vàng bẩn giống như cám gạo nên gọi là "da cám".
- Nhện thích chích hút trên những trái còn xanh làm xuất hiện màu vàng nhạt trên vỏ trái.
- Nhện hoạt động quanh năm nhưng mạnh nhất trong mùa khô.
Biện pháp quản lý:
- Xử lý cây ra đọt, ra hoa tập trung.
- Vào mùa khô khi tưới nước sử dụng vòi nước có áp lực mạnh phun trực tiếp lên tán lá, trái.
- Khi nhện xuất hiện mật độ cao sử dụng luân phiên các thuốc có hoạt chất như Dicofol, Fenpyroximate, Abamectin,…
86
1.2.3. Nhện vàng (Phyllocoptruta oleivora Ashmead) hại cây có múi
Đặc điểm sinh học, gây hại
- Nhện có kích thước cơ thể nhỏ, dài khoảng 2 mm, cơ thể có dạng thon dài như củ cà rốt, màu vàng nhạt. Chân có nhiều lông tơ.
- Nhện thích chích hút trên trái ở ngoài trảng và có đường kính khoảng 1 - 1,5 cm hay to hơn. Vết chích làm hư tế bào của vỏ trái và tạo thành mày trắng bạc trên trái chanh và có màu đỏ đồng trên trái cam chín và màu đen trên trái cam còn xanh.
Hình 1.4.5: Nhện vàng hại trái cam, quýt
- Nhện chích hút vỏ trái làm cho trái bị nám, có màu nâu sáng tới màu đồng đen. Nhên thường thích trú ẩn trên trái. Khi mật độ cao nhện chích hút làm cho trái và cả lá như có một lớp bụi bám trên mặt, trái mất đẹp, giảm năng suất và giá trị thương phẩm.
Biện pháp quản lý:
- Xử lý cây ra đọt, ra hoa tập trung.
- Vào mùa khô khi tưới nước sử dụng vòi nước có áp lực mạnh phun trực tiếp lên tán lá, trái.
- Khi nhện xuất hiện mật độ cao sử dụng luân phiên các thuốc có hoạt chất như Dicofol, Fenpyroximate, Abamectin,…
1.2.4. Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus Banks) hại cây có múi
Đặc điểm sinh học, gây hại
- Nhện có kích thước nhỏ bé, dài từ 85 - 140 microns, cơ thể dạng bầu dục, màu trắng bóng và có nhiều lông mịn trên thân, có 1 sọc trắng trên lưng. Một nhện cái đẻ khoảng từ 30 - 40 trứng.
- Trứng hình bầu dục, màu trắng bóng, được đẻ dính vào lá một nửa, phần còn lại nhô cao khỏi mặt lá, trên bề mặt của trứng có những chấm trắng nhỏ. Thời gian ủ trứng từ 3 - 6 ngày.
- Nhện trắng gây hại cả trên lá lẫn trái và nặng nhất trên lá non trong vườn ươm làm cho lá nhỏ hẹp, cong queo, vặn vẹo, bìa lá uốn ngược vào phía trong.
- Nhện thích những trái hay lá bên trong tán cây, trái có đường kính từ 2 - 2,5 cm bị tấn công nhiều. Lá bị hại ở mặt dưới lá thường phủ một lớp vảy màu nâu sáng hay màu trắng bạc hay xám giống màu chì.
87
mất vẻ đẹp của trái và giảm giá trị thương phẩm. Trái bị hại nhiều sẽ đổi màu thành xám, không chín, bị ít thì vỏ dày, nhỏ, nhẹ cân và ít thịt.
Biện pháp quản lý:
- Xử lý cây ra đọt, ra hoa tập trung.
- Vào mùa khô khi tưới nước sử dụng vòi nước có áp lực mạnh phun trực tiếp lên tán lá, trái.
- Khi nhện xuất hiện mật độ cao sử dụng luân phiên các thuốc có hoạt chất như Dicofol, Fenpyroximate, Abamectin,…
1.2.5 Nhện long nhung (Eriophyes litchii Keifer) hại nhãn, vãi
Đặc điểm sinh học, gây hại
- Nhện đẻ trứng từng quả rải rác trên các lá non, quả non và nụ hoa. Thời gian trứng 2,5 ngày. Vòng đời 13 - 19 ngày. Đỉnh cao mật độ nhện thường xuất hiện trùng với đợt ra lộc xuân rộ của cây vải, tuy nhiên nhiệt độ cao kèm theo độ ẩm cao và mưa lớn là những điều kiện không thuận lợi đối với sự phát triển quần thể nhện.
- Triệu chứng điển hình là mặt dưới lá, trên quả có 1 lớp lông nhung màu vàng nâu đến nâu thẫm, lá nhăn nheo và dầy.
- Khi bị hại nặng cây không phát triển được, nụ và quả bị rụng. Ban đầu, khi mới bị hại vết hại có màu xanh hơn bình thường, đồng thời xuất hiện các lông dài và mảnh có màu trắng bạc, sau đó 3 - 4 ngày lớp lông này chuyển sang màu nâu nhạt rồi nâu đậm. Lúc này lá bị nhăn nhúm. Khi lá già hoặc lớp lông nhung chuyển sang màu nâu thẫm nhện chuyển sang các lá non khác để sinh sống.
- Vết hại trên quả cũng tương tự như trên lá. Nhưng khi bị hại nặng quả không lớn được và rụng sớm. Trên cây bị nặng, cây có thể không có quả hoặc rất ít quả, lộc hè, thu rất ít và ngắn.
- Nhện phát sinh gây hại quanh năm nhưng mạnh nhất vào vụ xuân khi có các đợt lộc xuân. Nhện trưởng thành di chuyển đến các chồi non nhờ gió, bám vào côn trùng hoặc tự di chuyển đến lộc non.
Biện pháp quản lý:
- Xử lý cây ra đọt, ra hoa tập trung.
- Vào mùa khô khi tưới nước sử dụng vòi nước có áp lực mạnh phun trực tiếp lên tán lá, trái.
- Khi nhện xuất hiện mật độ cao sử dụng luân phiên các thuốc có hoạt chất như Dicofol, Fenpyroximate, Abamectin,…