3.1. Vai trò của ốc hại cây trồng
Ở Việt Nam, từ năm 1986 ốc bươu vàng được nhập một vài cặp không qua kiểm dịch vào miền Nam Việt Nam để nuôi thử nghiệm. Trước năm 1990, công ty Liksin đã tiếp nhận ốc bươu vàng từ 1 Việt kiều ở Pháp để nuôi mang tính
92
hàng hoá. Năm 1992, một tổ chức tư nhân Đài Loan liên kết với 2 cơ sở ở tỉnh Kiên Giang và ở thành phố Hồ Chí Minh nuôi và chế biến qui mô lớn ốc bươu vàng.
Nhưng do không kiểm soát chặt chẽ lại gặp điều kiện thuận lợi, chỉ 3 năm sau ốc bươu vàng đã phát tán và lây lan trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước gây nên thiệt hại ghê gớm trên cây lúa.
Đầu những năm 1990 tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Nghệ An, Lâm Đồng...đã có nhiều cơ sở nuôi ốc bươu vàng, nhiều cơ quan thông tin đại chúng đã tuyên truyền coi đây như là “một kỹ nghệ thực phẩm mới đem lại công ăn việc làm cho người dân”. Đây là bài học đau xót về việc thiếu thông tin và buông lỏng quản lý.
Do sinh sản rất mạnh, sức gây hại lớn và uy hiếp nghiêm trọng đến sản xuất lúa nên chỉ trong vòng 3 năm (1992-1995) Thủ tướng chính phủ phải ra 3 chỉ thị: Chỉ thị số 10 ngày 5/10/1992 về cấm không được nuôi và nhập ốc bươu vàng; Chỉ thị số 528 ngày 29/9/1994 về cấm nuôi và diệt trừ ngay ốc bươu vàng, Chỉ thị số 151 ngỡy 11/3/1995 về việc Tập trung lực lượng nhanh chóng diệt trừ ốc bươu vàng. Chỉ thị 151 nhấn mạnh “...nếu không khẩn cấp diệt trừ ốc bươu vàng kịp thời, triệt để sẽ gây tác hại không thể lường hết cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa”
Như vậy, từ một đối tượng được coi là động vật nhập khẩu để nuôi, ốc bươu vàng đã trở thành đối tượng kiểm dịch nhóm II và hiện nay là loài dịch hại quan trọng gây hại phổ biến trên lúa ở nước ta.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng phòng trừ, nhưng ốc bươu vàng vẫn còn là 1 trong 9 nhóm dịch hại quan trong nhất đối với cây lúa trong cả nước. Trung bình hàng năm diện tích lúa cả nước bị hại là 128.402 ha và bị hại nặng là 1.338 ha, diện tích lúa bị hại ở miền Nam cao hơn 3 lần lúa bị hại ở miền Bắc.
Ngòai ra, một số loài ốc sên và sên trần sống trên cạn gây hại một số rau màu, hoa và cây cảnh, cây trong vườn ươm...
3.2. Các loại ốc hại cây trồng 3.2.1 Ốc bƣơu vàng
Đặc điểm gây hại
Ốc bươu vàng ăn nhiều loài thực vật sống ở dưới nước thậm chí một số loại rau màu trồng trên cạn gần ao hồ. Thức ăn ưa thích nhất của chúng là bèo tấm (Lemna minor L.), xà lách (Latuca sativa L.), sau đó là bèo cái (Pistia stratiotes L.), bèo tây (Eichhornia crassipes S.), rong đuôi chó (Ceratophyllum demersum L.), lá thầu dầu (Ricinus communis L.), lá đu đủ (Carica papaya L.), lá mướp (Luffa cylindrica L.) (Lê Đức Đồng, 1997). Ngoài ra chúng còn ăn các loại thức ăn đã chế biến để nuôi cá, cua và cả các loại rong rêu trong ao hồ.
93
Hình 1.4.8: Ốc bươu vàng hại cây lúa
Cây lúa giai đoạn mạ non là thức ăn ưa thích của chúng nhưng đến khi lúa già chúng ăn rất ít. Khi ăn, chúng cắn đứt gốc cây mạ hay lúa non rồi lấy miệng nhai thân hoặc lá non, làm trụi cả đám mạ hay lúa non làm nhiều nơi phải gieo hoặc xạ 2 - 3 lần, vừa tốn thóc giống lại vừa chậm thời vụ.
Ốc càng lớn tác hại càng mạnh: loại ốc 1 cm không gây hại, loại bằng hạt ngô tác hại đã rõ, một con ốc một ngày ăn hết 5,26 - 9,33 dảnh lúa và khi ốc 4 - 5 cm (bằng quả bóng bàn) một ngày có thể ăn hại 11,96 - 14,33 dảnh lúa.
Đối với lúa gieo thẳng trong 5 ngày 7 cặp ốc có thể ăn hết 1 m2.
Nếu có thức ăn thích hợp hơn như bèo tấm, rong đuôi chó, bèo tổ ong thì sau khi cấy 15 ngày tác hại của ốc bươu vàng lỡ không đáng kể. Lúa cấy sau 30 ngày tác hại của ốc cũng không đáng kể.
Ốc bươu vàng vận động chậm chạp bằng cách bơi lờ đờ trong nước hoặc bò trên mặt đất ẩm. Chúng có khả năng tự nổi trên mặt nước hoặc tự chìm xuống rất nhanh. Việc lây lan mạnh của ốc bươu vàng trong thời gian qua chính là do khâu kiểm dịch không chặt chẽ, tự con người mang đến các vùng đất mới và quan trọng hơn cả là lây lan theo dòng nước chảy, nhất là qua các đợt lũ.
Đặc điểm sinh vật học
Khi mới đẻ trứng có màu hồng tươi, sau đó chuyển sang màu hồng nhạt và khi nở có màu trắng nhạt. Màu sắc của phôi: ngày thứ nhất màu trắng đục, ngày thứ 2 - thứ 4 màu trắng trong, ngày thứ 5 có hình con ốc màu vàng trong, ngày thứ 6 - ngày thứ 9 trôn ốc có màu hồng và ngày thứ 10 trứng nở ra ốc con. Khi mới nở ốc non có vỏ rất mềm, rơi từ ổ trứng xuống nước, nổi lập lờ trên mặt nước hoặc bám vào cành cây. Trong 2 - 3 ngày đầu chúng không ăn. Từ ngày thứ 4 - 5 trở đi chúng bắt đầu ăn các chất nổi trên mặt nước và động vật phù du. Lớn hơn chúng ăn rong rêu, lá cây mềm. Chúng ăn liên tục và tăng trưởng rất nhanh.
Khi ốc cái nặng hơn 15g và ốc đực hơn 10g (khoảng hơn 2 tháng tuổi) là lúc chúng đã có thể tiến hành giao phối và đẻ trứng. Sau khi giao phối 1 - 2 ngày chúng bắt đầu đẻ trứng.
Khi đẻ trứng chúng bò lên cạn đẻ trứng: đẻ trên bờ ao, cọc cây hoặc các giá thể trên mặt nước khác. Chúng đẻ từng quả một và dùng chất nhầy kết dính thành ổ. Ốc trưởng thành đẻ trong đêm, thời gian đẻ 1 ổ kéo dài 3 - 4 giờ. Sau khi đẻ chúng nghỉ ngơi tại chỗ rồi thả mình xuống nước.
94
Hình 1.4.9: Vòng đời ốc bƣơu vàng
Ốc bươu vàng có sức đẻ trứng lớn, mỗi con cái đẻ được 10 - 13 ổ trứng (khoảng 1000 - 1200 trứng/tháng). Thời gian đẻ trứng kéo dài từ 70 - 90 ngày.
Vòng đời của ốc bươu vàng trải qua 3 pha phát triển: trứng, ốc non và trưởng thành. Trưởng thành vừa đẻ trứng và vừa tăng trưởng. Ốc bươu vàng có thể sống từ 2 - 6 năm.
Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng
- Sau khi bừa lần cuối, nhặt ốc bằng tay vào buổi sáng hoặc buổi chiều, lúc này dễ thấy chúng
- Sử dụng các loại lá cây mà ốc bươu vàng ưa thích như lá chuối (Musa paradisiaca L.), lá Colocasia esculenta, lá đu đủ (Carica papaya), xơ mít để tập trung ốc bươu vàng để bắt và diệt.
- Khi bừa lần cuối, kéo bao tải đựng đá hoặc vật nặng để tạo rãnh xung quanh ruộng và cứ 10 - 15 m tạo một rãnh sâu 5 cm và rộng 25 cm. Đây là nơi tập trung ốc bươu vàng để dễ xử lý.
- Ngay sau khi cắt lúa cho vịt vào ruộng cho chúng ăn ốc (ốc lớn vịt không ăn được).
- Trường hợp mật độ ốc quá cao, 2 con /m2 đối với lúa mới sạ có thể sử dụng thuốc hoá học (Metaldehyde, Niclosamide).
95
3.2.2 Ốc sên (Bradybaena similaris Frus) và sên trần (Agriolimax agrestis
Lin):
* Ốc sên (Bradybaena similaris Frus):
Vỏ ốc sên thường có màu vàng nhạt tới vàng đậm, đường kính khoảng 10 - 16 mm, vỏ có 5 - 6 vòng xoắn. Ốc sên mỗi năm phát sinh 1 - 2 lứa, gây hại nặng vào thời điểm mát mẻ trong năm.
Hình 1.4.10: Ốc sên
Ốc sên là loài ăn tạp, ký chủ rộng, gây hại nhiều loại rau như rau họ thập tự, cây họ cà, cây họ đậu...gây hại cả cây non cũng như cây trưởng thành. Ốc sên lúc nhỏ ăn thịt lá và để lại biểu bì lá. Khi lớn chúng gặm cả lá và thân cây, ăn lá tạo thành các lỗ nhỏ có khi gặm đứt cả thân cây hoặc gặm mép lá tạo thành các hình khuyết không đều hoặc gặm hết thịt lá và để lại gân chính lá. Gây hại nặng chúng có thể gặm đứt thân, gây chết cây non và cụt ngọn cây trưởng thành.
* Sên trần (Agriolimax agrestis Lin)
- Gây hại các loại rau và các cây trồng nông nghiệp khác. Các cây non, mầm non, lá non thường bị gây hại nặng hơn. Sên trần gây hại để lại các lỗ thủng tròn trên lá. Những chỗ sên trần bò qua thường để lại một vạch chất nhớt.
- Sên trần thân mềm, nhẵn bóng, không vỏ, có màu xám đậm hoặc màu xanh đen. Con trưởng thành cơ thể dài từ 40-50 mm, phần trước cơ thể có một đôi râu thịt, đầu râu có mắt.
Hình 1.4.11: Sên trần
- Sên trần phát triển tốt nhất ở điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ từ 15-25oC. - Sên trần ban ngày ẩn nấp, tối mới ra hoạt động. Vào những ngày trời mưa, sên trần chui ra hoạt động cả ngày.
Biện pháp quản lý:
- Sau khi thu hoạch, cày sâu lật đất, phơi đất làm thối trứng và ốc sên. - Vệ sinh đồng ruộng.
- Luân canh với cây trồng nước.
- Dùng bả độc (chủ yếu là Metaldehyde).
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của loài nhện chủ yếu, chuột và ốc trên cây trồng cần quản lý.
- Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Nhận dạng nhện hại cây trồng; + Bài tập 2: Nhận dạng chuột hại cây trồng;
96
+ Bài tập 3: Nhận dạng ốc hại cây trồng.
C. Ghi nhớ
Đặc điểm hình thái, sinh học và cách gây hại của loài dịch hại chủ yếu trên cây trồng cần quản lý.
97
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun:
+ Vị trí: Mô đun này là môn cơ sở, được bố trí giảng dạy trước các mô đun trong chương trình đào tạo nghề.
+ Ý nghĩa, vai trò: Dịch hại là một trong những mối đe dọa nguy hiểm trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của cây trồng cả trước và sau thu hoạch. Dịch hại cây trồng là mô đun cơ sở quan trọng, bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề quản lý dịch hại tổng hợp, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản làm tiền đề cho việc thực hiện các mô đun.
II. Mục tiêu:
Học xong mô đun này người học có khả năng:
+ Về kiến thức:
- Hiểu được các khái niệm về dịch hại, loài dịch hại chủ yếu;
- Mô tả được đặc điểm cơ bản về ký chủ, tình hình phân bố, triệu chứng gây hại, đặc điểm hình thái, sinh học và quy luật phát sinh phát triển của loài dịch hại.
+ Về kỹ năng:
- Xác định được thành phần dịch hại chủ yếu thông qua triệu chứng, hình thái;
- Nhận biết, chẩn đoán được loài dịch hại chủ yếu trên đồng ruộng. + Về thái độ:
Thực hiện nghiêm túc trong việc nhận dạng loài dịch hại cây trồng.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên các bài trong mô đun
Loại bài dạy
Địa điểm
Thời gian (giờ) Tổng số thuyết Lý Thực hành Kiểm tra MĐ 01-01 Sâu hại cây trồng Tích hợp Lớp
học /thực
địa
32 8 23 1
MĐ 01-02 Bệnh hại cây trồng Tích hợp Vườn, trại sx
32 8 23 1
MĐ 01-03 Cỏ dại hại cây trồng Tích hợp Vườn, trại sx 24 8 16 MĐ 01-04 Sinh vật khác hại cây trồng Tích hợp Vườn, trại sx 20 4 16
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Tổng cộng 112 28 76 8
98
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4. 1. Nhận dạng sâu hại cây trồng
- Cách tổ chức thực hiện:
Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ nhận diện loài sâu hại trên diện tích 300m2 tại vườn, trại thực nghiệm (hoặc vườn, ruộng sản xuất của nông dân).
- Thời gian: 24 giờ
- Số lượng:
+ Nhận dạng sâu nhóm chích hút; + Nhận dạng sâu nhóm ăn lá, bông;
+ Nhận dạng sâu nhóm đục thân, đục trái.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định đúng loài sâu hại cây trồng.
4. 2. Quan sát, chẩn đoán bệnh hại cây trồng
- Cách tổ chức thực hiện:
Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ quan sát, chẩn đoán loại bệnh hại cây trồng trên diện tích 300m2 tại vườn, trại thực nghiệm (hoặc vườn, ruộng sản xuất của nông dân).
- Thời gian: 24 giờ
- Số lượng:
+ Quan sát, chẩn đoán bệnh hại do nấm; + Quan sát, chẩn đoán bệnh hại do vi khuẩn;
+ Quan sát, chẩn đoán bệnh hại do tác nhân khác như vi rút, tuyến trùng, tảo đỏ,...
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định đúng loại bệnh hại cây trồng.
4. 3. Nhận dạng cỏ hại cây trồng
- Cách tổ chức thực hiện:
Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ nhận diện loài cỏ hại trên diện tích 300m2 tại vườn, trại thực nghiệm (hoặc vườn, ruộng sản xuất của nông dân).
- Thời gian: 20 giờ
- Số lượng:
+ Nhận dạng cỏ thuộc nhóm hòa bản (hòa thảo); + Nhận dạng cỏ thuộc nhóm chác, lác;
+ Nhận dạng cỏ thuộc nhóm lá rộng.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định đúng loài cỏ hại cây trồng.
4. 4. Nhận dạng nhện, chuột, ốc hại cây trồng
- Cách tổ chức thực hiện:
Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ nhận diện loài nhện, chuột, ốc hại cây trồng trên diện tích 300m2 tại vườn, trại thực nghiệm (hoặc vườn, ruộng sản xuất của nông dân).
- Thời gian: 12 giờ
- Số lượng:
99
+ Nhận dạng chuột hại cây trồng;
+ Nhận dạng ốc hại cây trồng.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định đúng loài nhện, chuột, ốc hại cây trồng.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: 5.1. Bài 1:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Phân tích được triệu chứng gây hại
- Nhận dạng chính xác hình thái sâu hại
- Định danh đúng tên loài sâu hại.
- Dựa vào tập tính sống, gây hại và triệu chứng đặc trưng của loài sâu hại - Dựa vào hình dạng, giai đoạn sinh trưởng của loài sâu hại
- Dựa vào đặc điểm hình thái của sâu hại.
5.2. Bài 2:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Phương pháp quan sát bệnh hại
- Phân tích được triệu chứng gây hại
- Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh
- Thu mẫu đúng phương pháp (nếu có)
- Dựa vào đặc điểm do tác nhân gây bệnh
- Dựa vào triệu chứng, đặc điểm phát sinh phát triển của tác nhân gây hại trên đồng ruộng
- Dựa vào triệu chứng, đặc điểm phát sinh phát triển của tác nhân gây hại trên đồng ruộng
- Dựa vào đặc điểm phát sinh, phát triển của tác nhân gây bệnh
5.3. Bài 3:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Phân tích được đặc điểm hình thái của cỏ hại
- Xác định đúng hình thái cỏ hại
- Xác định đúng nhóm, loài cỏ hại
- Đánh giá đúng khả năng gây hại
- Dựa vào đặc điểm hình thái của cỏ hại
- Dựa vào đặc điểm hình thái, giai đoạn sinh trưởng của loài cỏ hại
- Dựa vào đặc điểm hình thái, hệ thống phân loại cỏ hại.
- Dựa vào điều kiện thực tế trên đồng
5.4. Bài 4:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Phân tích được triệu chứng gây hại
- Nhận dạng chính xác hình thái dịch hại
- Định danh đúng tên loài dịch hại.
- Dựa vào tập tính sống, gây hại và triệu chứng đặc trưng của loài dịch hại
- Dựa vào hình dạng, giai đoạn sinh trưởng của loài dịch hại
- Dựa vào đặc điểm hình thái của dịch hại.
100
VI. Tài liệu tham khảo
[1]. Phạm Văn Biên, 1998. Chuột hại lúa ở Việt Nam và phòng trừ tổng hợp. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. Chi Cục BVTV TP Hồ Chí Minh, 2004. Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả.