Nội dung chính của mô đun:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun dịch hại cây trồng (Trang 97)

Mã bài Tên các bài trong mô đun

Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian (giờ) Tổng số thuyết Lý Thực hành Kiểm tra MĐ 01-01 Sâu hại cây trồng Tích hợp Lớp

học /thực

địa

32 8 23 1

MĐ 01-02 Bệnh hại cây trồng Tích hợp Vườn, trại sx

32 8 23 1

MĐ 01-03 Cỏ dại hại cây trồng Tích hợp Vườn, trại sx 24 8 16 MĐ 01-04 Sinh vật khác hại cây trồng Tích hợp Vườn, trại sx 20 4 16

Kiểm tra hết mô đun 4 4

Tổng cộng 112 28 76 8

98

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4. 1. Nhận dạng sâu hại cây trồng

- Cách tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ nhận diện loài sâu hại trên diện tích 300m2 tại vườn, trại thực nghiệm (hoặc vườn, ruộng sản xuất của nông dân).

- Thời gian: 24 giờ

- Số lượng:

+ Nhận dạng sâu nhóm chích hút; + Nhận dạng sâu nhóm ăn lá, bông;

+ Nhận dạng sâu nhóm đục thân, đục trái.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định đúng loài sâu hại cây trồng.

4. 2. Quan sát, chẩn đoán bệnh hại cây trồng

- Cách tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ quan sát, chẩn đoán loại bệnh hại cây trồng trên diện tích 300m2 tại vườn, trại thực nghiệm (hoặc vườn, ruộng sản xuất của nông dân).

- Thời gian: 24 giờ

- Số lượng:

+ Quan sát, chẩn đoán bệnh hại do nấm; + Quan sát, chẩn đoán bệnh hại do vi khuẩn;

+ Quan sát, chẩn đoán bệnh hại do tác nhân khác như vi rút, tuyến trùng, tảo đỏ,...

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định đúng loại bệnh hại cây trồng.

4. 3. Nhận dạng cỏ hại cây trồng

- Cách tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ nhận diện loài cỏ hại trên diện tích 300m2 tại vườn, trại thực nghiệm (hoặc vườn, ruộng sản xuất của nông dân).

- Thời gian: 20 giờ

- Số lượng:

+ Nhận dạng cỏ thuộc nhóm hòa bản (hòa thảo); + Nhận dạng cỏ thuộc nhóm chác, lác;

+ Nhận dạng cỏ thuộc nhóm lá rộng.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định đúng loài cỏ hại cây trồng.

4. 4. Nhận dạng nhện, chuột, ốc hại cây trồng

- Cách tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ nhận diện loài nhện, chuột, ốc hại cây trồng trên diện tích 300m2 tại vườn, trại thực nghiệm (hoặc vườn, ruộng sản xuất của nông dân).

- Thời gian: 12 giờ

- Số lượng:

99

+ Nhận dạng chuột hại cây trồng;

+ Nhận dạng ốc hại cây trồng.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định đúng loài nhện, chuột, ốc hại cây trồng.

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: 5.1. Bài 1:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Phân tích được triệu chứng gây hại

- Nhận dạng chính xác hình thái sâu hại

- Định danh đúng tên loài sâu hại.

- Dựa vào tập tính sống, gây hại và triệu chứng đặc trưng của loài sâu hại - Dựa vào hình dạng, giai đoạn sinh trưởng của loài sâu hại

- Dựa vào đặc điểm hình thái của sâu hại.

5.2. Bài 2:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Phương pháp quan sát bệnh hại

- Phân tích được triệu chứng gây hại

- Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh

- Thu mẫu đúng phương pháp (nếu có)

- Dựa vào đặc điểm do tác nhân gây bệnh

- Dựa vào triệu chứng, đặc điểm phát sinh phát triển của tác nhân gây hại trên đồng ruộng

- Dựa vào triệu chứng, đặc điểm phát sinh phát triển của tác nhân gây hại trên đồng ruộng

- Dựa vào đặc điểm phát sinh, phát triển của tác nhân gây bệnh

5.3. Bài 3:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Phân tích được đặc điểm hình thái của cỏ hại

- Xác định đúng hình thái cỏ hại

- Xác định đúng nhóm, loài cỏ hại

- Đánh giá đúng khả năng gây hại

- Dựa vào đặc điểm hình thái của cỏ hại

- Dựa vào đặc điểm hình thái, giai đoạn sinh trưởng của loài cỏ hại

- Dựa vào đặc điểm hình thái, hệ thống phân loại cỏ hại.

- Dựa vào điều kiện thực tế trên đồng

5.4. Bài 4:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Phân tích được triệu chứng gây hại

- Nhận dạng chính xác hình thái dịch hại

- Định danh đúng tên loài dịch hại.

- Dựa vào tập tính sống, gây hại và triệu chứng đặc trưng của loài dịch hại

- Dựa vào hình dạng, giai đoạn sinh trưởng của loài dịch hại

- Dựa vào đặc điểm hình thái của dịch hại.

100

VI. Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Văn Biên, 1998. Chuột hại lúa ở Việt Nam và phòng trừ tổng hợp. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. Chi Cục BVTV TP Hồ Chí Minh, 2004. Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả.

[3]. Cục Bảo Vệ Thực Vật, 2000. Ốc bươu vàng và biện pháp phòng trừ. NXB Hà Nội.

[4]. Dương Văn Chín, Hoàng Anh Cung, Suk Jin Koo, Yong Woong Kwon, 2005. Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam. Công ty TNHH Một Thành Viên Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn.

[5]. Phùng Đăng Chinh, 1978. Cỏ dại và biện pháp phòng trừ. NXB Nông Nghiệp Hà Nội

[6]. Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000. Côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản nông nghiệp.

[7]. GS.TS Vũ Triệu Mân, 2007. Giáo trình bệnh cây chuyên khoa. Trường đại học nông nghiệp I. Hà Nội.

[8]. PGS.TS Nguyễn Văn Đĩnh, 2005. Giáo trình động vật hại nông nghiệp. Trường đại học nông nghiệp Hà Nội.

[9]. W.H. Reissig và ctv, 1993. Hướng dẫn biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại trên lúa ở châu á nhiệt đới. Nhà xuất bản nông nghiệp.

[10]. PGS. Nguyễn Công Thuật, 1996. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng: Nghiên cứu và ứng dụng. Nhà xuất bản nông nghiệp.

101

BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG

CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Trần Chí Thành - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thƣ ký: Ông Ngô Hoàng Duyệt - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

4. Các ủy viên:

- Ông Nguyễn Văn Dũng, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

- Bà Nguyễn Thanh Bình, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

- Ông Nguyễn Văn Tư, Trưởng phòng kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật Tiền Giang

- Ông Nguyễn Hùng, Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Các ủy viên:

- Bà Tạ Thị Thu Hà - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

- Bà Đinh Thị Đào - Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ

- Ông Hoàng Văn Hồng - Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun dịch hại cây trồng (Trang 97)