giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại chuối

95 2.3K 43
giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại chuối

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI CHO CÂYCHUỐI MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ: TRỒNG CHUỐI Trình độ: Sơ cấp nghề TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ04. 2 3 LỜI GIỚI THIỆU Sâu bệnh và cỏ dại là những tác nhân gây hại rất lớn đối với cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng. Đó cũng chính là đối tượng gây nhiều thiệt hại cho người nông dân, trong đó có những cơ sở trồng chuối. Nước ta là nơi có điều kiện thuận lợi để trồng chuối. Cây chuối đã được trồng ở các vùng khắp cả nước, với diện tích trồng chuối ngày càng được mở rộng, quy mô ngày càng lớn. Sản lượng chuối ở nước ta hàng năm cũng đạt khá cao, sản phẩm chuối không chỉ để tiêu thụ nội địa mà đã có thị trường xuất khẩu trên thế giới. Thế nhưng, hiện nay ở những vùng sản xuất chuối, mà đặc biệt là cơ sở nhỏ lẻ người nông dân chưa được trang bị nhiều kiến thức về sâu bệnh, cỏ dại hại chuối và biện pháp phòng trừ. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức cho người nông dân trồng chuối, giúp bà con có được nhiều kinh nghiệm kịp thời phát hiện sâu bệnh, cỏ dại hại chuối và cách phòng trừ là yêu cầu hết sức cấp thiết, nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất nông sản, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Mô đun “Phòng trừ dịch hại cho cây chuối” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối, được giảng dạy sau mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối”, mô đun “Nhân giống chuối” và mô đun “Trồng và chăm sóc chuối”. Mô đun “Phòng, trừ dịch hại cho cây chuối” là một nội dung quan trọng trong nghề trồng chuối. Bằng phương pháp giảng dạy tích hợp giữa kiến tức và kỹ năng, trong đó kỹ năng là trọng tâm. Mục tiêu: - Nhận biết và cách phòng trừ các loại cỏ dại hại chuối. - Nhận biết được các loại sâu, bệnh hại chủ yếu trên chuối. - Đề ra biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chuối một cách có hiệu quả. - Phân biệt được các loại thuốc bảo vệ thực vật thường sử dụng trong nghề trồng chuối. - Xác định được liều lượng, nồng độ hóa chất theo đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Sử dụng và bảo dưỡng được các dụng cụ máy phun thuốc thông thường. - Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. 4 Chương trình đào tạo “Nghề trồng chuối” trong đó có mô đun “Phòng trừ dịch hại cho cây chuối” được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn ở các địa phương trong nước. Giáo trình “Phòng trừ dịch hại cho cây chuối” có thể coi là cẩm nang cần thiết cho nhà nông tham gia vào “Nghề trồng chuối”. Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ- Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình nghề Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo và các thầy cô trong khoa Trồng trọt – Quản lý đất đai trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này. Mô đun “Phòng trừ dịch hại cho cây chuối” bao gồm 4 bài: Bài 1: Cỏ dại hại chuối. Bài 2: Sâu hại chuối. Bài 3: Bệnh hại chuối. Bài 4: Quản lý dịch hại tổng hợp. Trong quá trình biên soạn tài liệu này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Viết Thông Chủ biên 2. Đặng Thị Hồng 3. Trịnh Thị Vân 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 MỤC LỤC 6 1.4.3. Theo đặc điểm hình thái 10 1.4.4. Theo số lá mầm 12 1.5. Khả năng sinh tồn và phát tán của cỏ dại 12 2. Các loại cỏ dại thường có trong vườn trồng chuối 13 2.1. Cỏ lông 13 2.2. Cỏ may 13 2.3. Cỏ chỉ 14 2.4. Cỏ chân gà 14 2.5. Cỏ mần trầu 15 2.6. Cỏ tranh 15 2.7. Cỏ san cặp 16 2.8. Cỏ lồng vực cạn (Cỏ mật) 16 2.9. Cỏ gấu (cỏ cú) 17 2.10. Cỏ sữa đất 17 2.11. Cỏ trai ( thài lài) 18 2.12. Dền gai 18 2.13. Cỏ nút áo 19 2.14. Cỏ cứt lợn 19 2.15. Cỏ kim thất (Cây tàu bay) 20 2.16. Cỏ yên bạch (cỏ lào) 20 2.17. Cỏ vòi voi 21 2.18. Cỏ chó đẻ (cỏ răng cưa) 21 2.19. Cây muồng 22 2.20. Cây trinh nữ (Cây mắc cỡ) 22 2.21. Cây chổi đực 23 2.22. Cỏ ruột gà lớn (cỏ đồng tiền) 23 2.23. Thù lù cạnh 24 3.3. Bón phân 24 3.4. Trồng xen 25 4. Trừ cỏ dại trong vườn chuối 26 4.2. Trừ cỏ bằng máy 27 1.3.3. Dùng Pheromone 35 1.3.4. Sử dụng bẫy thành trùng 35 1.3.6. Dùng thuốc hóa học 36 6 2. Bọ nẹt (còn gọi là sâu nải) 36 3. Sâu cuốn lá chuối 36 3.1.2. Sâu non 37 3.3. Biện pháp phòng trừ 40 4.1.4. Giai đoạn nhộng 41 6. Bù lạch 45 2. Bệnh vàng lá Moko 51 3.4. Biện pháp phòng trừ 54 5. Tuyến trùng hại chuối 56 1.2. Nguyên tắc chung 62 1.3.1. Trồng cây khỏe 62 2.2. Thực hiện tốt các biện pháp canh tác 65 4. Biện pháp hóa học 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI CHO CÂY CHUỐI MĐ04: “Phòng trừ sâu bệnh” có thời gian đào tạo là 98 giờ (lý thuyết 16 giờ, thực hành 70 giờ và kiểm tra 12 giờ). Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như điều tra sâu bệnh hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại theo đúng quy định. Mô đun “Phòng trừ dịch hại cho cây chuối” là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sau khi học xong mô đun người học có thể nhận diện được 1 số loại sâu, bệnh hại chuối và có kỹ năng phòng trừ sâu bệnh trên chuối. Mô đun bao gồm 3 bài học, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giới thiệu kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và ghi nhớ. Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiến hành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bài tập. 7 Bài 1: CỎ DẠI HẠI CHUỐI Mã bài: MĐ04–01 Giới thiệu Cỏ dại là một đối tượng gây hại khá nghiêm trọng trên vườn trồng chuối. Cỏ dại cạnh tranh nguồn dinh dưỡng của cây chuối, nhất là giai đoạn cây con mới trồng. Cỏ dại còn là nơi cư trú của một số sâu bệnh hại chuối. Việc nhận diện đúng các loại cỏ dại gây hại cho cây chuối để có biện pháp phòng, trừ tốt là yêu cầu hết sức cần thiết nhằm góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất sản phẩm của nghề trồng chuối. Mục tiêu - Hiểu rõ khái niệm về cỏ dại. - Nhận dạng và phân loại được các nhóm cỏ dại trong vườn chuối. - Xác định đúng thời điểm và lựa chọn đúng phương pháp phòng, trừ cỏ dại trên vườn chuối. A. Nội dung 1. Tìm hiểu về cỏ dại 1.1. Khái niệm về cỏ dại Cỏ dại là cây mọc không đúng chỗ hoặc mọc ở những thời điểm mà con người không mong muốn với mật độ khá cao, đa dạng về loài. Cây mọc lên không do gieo trồng, gây thiệt hại nhiều hơn sinh lợi. Toàn bộ cây hoặc bộ phận của cây có tác hại đến những mục tiêu của con người trong sản xuất nông nghiệp. 1.2. Tác hại của cỏ dại - Do cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với cây trồng nên cỏ dại gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, làm giảm phẩm chất của nông sản. - Một số loài cỏ dại là nơi cư trú của sâu hại hoặc chính chúng là ký chủ của vi sinh vật hay các loài sâu đa thực gây hại cho cây trồng. - Cỏ dại làm tăng thêm giá thành của sản phẩm, do công tác trừ cỏ dại phải tốn thêm công và những phương tiện máy móc, nhiên liệu, hóa chất dẫn đến tăng chi phí dẫn đến tăng giá thành trong sản xuất nông nghiệp. Cỏ dại còn làm tăng chi phí làm đất, tăng chi phí thu hoạch. - Một số loại cỏ dại có thể lẫn hạt hay bộ phận cây vào nông sản, làm giảm giá trị hàng hóa. 8 - Hạt cỏ dại lẫn vào hạt giống một số loại cây trồng gây khó khăn cho quá trình canh tác và làm tăng chi phí trong sản xuất nông nghiệp. - Cỏ dại có thể chứa chất độc gây hại, có những loại cỏ có thể chứa chất độc làm ảnh hưởng đến cây trồng, đến gia súc chăn nuôi và con người. Thường những loại cỏ này có thể chứa những chất độc như acide cyanhydric, các alkaloid hoặc oxalate có khi lẫn vào thức ăn gia súc, qua đó ảnh hưởng tới sức khỏe gia súc và người sử dụng sản phẩm được chế biến từ những động vật này cũng bị ảnh hưởng. Một số loại cỏ dại chứa chất độc trong các gai hoặc trong các lá có thể gây ngứa và gây nên các dị ứng khác cho người khi tiếp xúc. Tổng sản phẩm nông nghiệp bị mất hàng năm gây ra từ nhiều loài gây hại, trong đó cỏ dại chiếm khoảng 45%, sâu bọ 30%, bệnh hại 20%, những tác nhân làm hại cây trồng khác 5%. Tuy nhiên, theo FAO thiệt hại do cỏ dại gây ra khoảng 11,5% tổng sản lượng nông sản trên toàn thế giới. - Đối với vườn trồng chuối, tác hại chính của cỏ dại: + Gây khó khăn khi canh tác chuẩn bị đất trồng chuối. + Cạnh tranh dinh dưỡng, nguồn nước với cây chuối, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây nhất là giai đoạn cây còn non. + Tạo môi trường cư trú cho một số sâu hại chuối. + Là ký chủ của một số vi sinh vật, sâu hại gây bệnh qua cây chuối. Làm tăng chi phí trong sản xuất, giảm năng suất và phẩm chất sản phẩm chuối. 1.3. Lợi ích của cỏ dại - Một số loại cỏ dại thuộc cây họ đậu là nguồn bổ sung dinh dưỡng cải tạo đất cho cây trồng. - Ở những vườn trồng chuối có độ dốc cao, một số loài cỏ dại có tác dụng chống xói mòn cho đất. - Một số loài cỏ dại là môi trường sống cho các loài thiên địch đối với sâu hại cây chuối. 1.4. Phân nhóm cỏ dại 1.4.1. Theo điều kiện sống Đó là sự phân loại dựa vào điều kiện sinh sống của cây cỏ như cỏ chịu hạn, chịu mặn, ưa nước, chịu phèn, … 1.4.2. Theo chu kỳ sinh trưởng Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng, cỏ dại được phân thành 2 nhóm chính như sau: 9 - Cỏ hằng niên (một năm ) Là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát dục hình thành hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm hoặc ít hơn. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng. Một số đặc tính chung của cỏ hằng niên là chúng sinh sản mạnh, sản xuất ra hạt giống nhiều, có mật độ dày, dễ phát tán và hạt thường có tính ngủ. Cỏ hằng niên được xem là dễ kiểm soát, nhưng chúng cũng có rất nhiều đặc tính giúp chúng duy trì và phát triển bền vững qua nhiều mùa vụ. Ví dụ: Có chác, cỏ lác, cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng… - Cỏ đa niên (nhiều năm) Cỏ đa niên là những cỏ sống lâu hơn 1 năm. Hàng năm số lần ra hoa kết trái có thể thay đổi tùy theo điều kiện sinh sống. Cỏ đa niên thường rất khó diệt vì một số đặc điểm hình thái và sinh lý của chúng như độ dài của củ, của nhánh, của thân ngầm và của rễ thân bò trên mặt đất, rễ phát triển sâu nên khó diệt bởi các biện pháp làm đất, khả năng sinh sản vô tính mạnh. Các cây cỏ đa niên sống hầu như vô hạn định. Chúng mọc bằng hạt và các cơ quan sinh dưỡng dưới mặt đất như thân rễ, thân bò lan, củ, thân củ,… Các cây cỏ hằng niên với khả năng đặc biệt vừa sinh sản sinh dưỡng vừa sinh sản bằng hạt, là những loài cỏ dại cạnh tranh và có tác động công phá mạnh. Ví dụ như cỏ tranh, cỏ gấu… 1.4.3. Theo đặc điểm hình thái - Nhóm cỏ hòa bản có rễ chùm, ăn nông. Lá hẹp dài, gân lá song song, thân tròn, rỗng, lá mọc đứng và mọc thành 2 hàng dọc theo thân. Một số loại thuộc nhóm hòa bản như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ túc, cỏ chỉ, cỏ mần trầu, cỏ gà, cỏ gấu… Hình 4.1.1. Cỏ nhóm hòa bản 10 [...]... nhận dạng đúng loại sâu hại và có biện pháp phòng trừ thích hợp Mục tiêu: - Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái của một số loài sâu hại chính - Mô tả chính xác các triệu chứng gây hại - Nêu các tác hại của một số loại sâu hại chính - Lựa chọn được biện pháp phòng trừ sâu hại phù hợp và đạt hiệu quả cao - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại theo nguyên tắc 4 đúng - Có trách nhiệm... lao động, hạn chế gây sát thương cho cây chuối Hình 4.1.32 Dùng máy cắt cỏ 28 B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi 1.1 Trình bày khái niệm, tác hại và lợi ích của cỏ dại? 1.2 Trình bày đặc điểm các nhóm cỏ? 1.3 Kể tên các loại cỏ thường gặp trong vườn chuối? 1.4 Trình bày các phương pháp phòng cỏ dại cho chuối? 1.5 Trình bày các phương pháp trừ cỏ dại cho chuối? 2 Bài tập thực hành 2.1 Bài thực... cho chuối Hình 4.1.30 .Trừ cỏ bằng cuốc 27 - Nhổ cỏ bằng tay + Phương pháp này chủ yếu để trừ cỏ trong gốc chuối + Hạn chế được việc gây tổn thương đến chồi con, gốc chuối mẹ hơn là dùng cuốc trừ cỏ trong gốc chuối - Yêu cầu nhổ sạch cả gốc và rễ cỏ trong gốc chuối - Phải đeo găng tay khi nhổ cỏ để đảm bảo an toàn lao động Hình 4.1.31 nhổ cỏ bằng tay 4.2 Trừ cỏ bằng máy - Sử dụng máy cắt cỏ để trừ. .. thân trên cây chuối - Khi số lượng sâu trên thân chuối quá nhiều chúng có thể: + Phá hại cả giai đoạn cây còn non, hoặc có thể phá hại cả phần thân ngầm nhất là ở điểm sinh trưởng của thân ngầm làm cho cây thối dần và chết rụi + Phá hại vào giai đoạn cây chuối đã trưởng thành có thể cho cây chuối dễ bị gãy, đổ, nhất là giai đoạn đang mang buồng - Chuối bị sâu vòi voi phá hại làm quá trình sinh tưởng... việc chăm sóc vườn chuối - Sâu ăn hại lá chuối Có khi còn ăn hại cả hoa và thân giả, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và làm giảm năng suất chuối 2.3 Biện pháp phòng trừ - Ở các nước, thường dùng bột detorit hoặc bột piretoum phun lên lá và phun cho buồng khi ra hoa - Ở nước ta có thể phun các loại thuốc tiếp xúc qua da để tiêu diệt - Bắt sâu bằng thủ công 3 Sâu cuốn lá chuối 3.1 Đặc điểm... vườn chuối: 14 giờ – 16 giờ + Thời gian viết tường trình tại nhà: Nộp bài tường trình vào ngày hôm sau - Căn cứ vào bản tường trình của học viên để đánh giá theo các tiêu chí sau: + Số lượng các loại cỏ trong bản tường trình so với số lượng các loại cỏ trong vườn + Độ chính xác trong phân nhóm các loại cỏ + Sự phù hợp của các phương pháp trừ cỏ đã đề xuất của học viên C Ghi nhớ: - Vườn trồng chuối. .. nông sản Bị hại năng có thể làm chết cây đồng loạt, tàn phá nhanh vườn chuối - Khi cây chuối bị hại, lá trên cây vàng nhanh, rũ dần xuống 34 - Các vết sâu đục sau đó thường bị nhiễm nấm làm cây bị thối nhũn - Triệu chứng rõ nhất là trên thân giả của cây chuối có rất nhiều vết đục xì mủ (chảy nhựa, chảy gôm), cây phát triển cằn cỗi, trái nhỏ, lá bị gãy, cây dễ bị đổ 1.3 Biện pháp phòng trừ 1.3.1 Vệ... cây và vườn cây - Trên những cây chuối đã bị sâu đục thân phá hại, sau khi thu hoạch xong phải đốn chuối sát mặt đất, đào bỏ gốc chuối đưa ra khỏi vườn và xử lý triệt để bằng các loại thuốc hóa học để tiêu diệt sâu trưởng thành Sau khi đào bỏ gốc chuối không nên trồng ngay mà trồng mới chuối ít nhất 3 tháng sau khi đào gốc - Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cho cây chuối sinh trưởng phát triển tốt,... gân gồ ghề nổi dọc theo chiều dài cánh 32 - Con trưởng thành sống trong các bẹ chuối ngoài cùng, đẻ trứng tập trung các mô bẹ lá Chúng thường đẻ trứng rải rác trong các mô bẹ lá phần ngọn của các cây chuối non, khi cây chuối đã già chúng di chuyển xuống đẻ gần gốc Sâu đục thân giả thường phá hại nhiều nhất là ở những vườn chuối rậm rạp, nhiều lá và bẹ khô hoặc thối nát - Thời gian từ khi vũ hóa đến... thực hiện, người sử dụng sản phẩm Bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm phát triển nền nông nghiệp bền vững A Nội dung 1 Sâu đục thân chuối (Sâu vòi voi hay còn gọi là Bọ đầu dài) Các vùng trồng chuối tập trung hay nhỏ lẽ sâu đục thân là một trong những đối tượng gây tác hại nghiêm trọng nhất đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây chuối, nhất là chuối vùng đồi 1.1 Đặc điểm hình thái và sinh . bộ giáo trình này. Mô đun Phòng trừ dịch hại cho cây chuối bao gồm 4 bài: Bài 1: Cỏ dại hại chuối. Bài 2: Sâu hại chuối. Bài 3: Bệnh hại chuối. Bài 4: Quản lý dịch hại tổng hợp. Trong quá trình. chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối, được giảng dạy sau mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối , mô đun “Nhân giống chuối và mô đun “Trồng và chăm sóc chuối PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI CHO CÂYCHUỐI MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ: TRỒNG CHUỐI Trình độ: Sơ cấp nghề TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn

Ngày đăng: 26/06/2015, 08:26

Mục lục

  • TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

  • 1.4.3. Theo đặc điểm hình thái

  • 1.4.4. Theo số lá mầm

  • 1.5. Khả năng sinh tồn và phát tán của cỏ dại

  • 2. Các loại cỏ dại thường có trong vườn trồng chuối

  • 2.8. Cỏ lồng vực cạn (Cỏ mật)

  • 2.9. Cỏ gấu (cỏ cú)

  • 2.11. Cỏ trai ( thài lài)

  • 2.15. Cỏ kim thất (Cây tàu bay)

  • 2.16. Cỏ yên bạch (cỏ lào)

  • 2.18. Cỏ chó đẻ (cỏ răng cưa)

  • 2.20. Cây trinh nữ (Cây mắc cỡ)

  • 2.22. Cỏ ruột gà lớn (cỏ đồng tiền)

  • 4. Trừ cỏ dại trong vườn chuối

  • 4.2. Trừ cỏ bằng máy

  • 1.3.4. Sử dụng bẫy thành trùng

  • 1.3.6. Dùng thuốc hóa học

  • 2. Bọ nẹt (còn gọi là sâu nải)

  • 3. Sâu cuốn lá chuối

  • 3.3. Biện pháp phòng trừ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan