Biện pháp sinh học

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại chuối (Trang 67 - 68)

- Bệnh thối đen và chấm rỗ Bệnh gây nhiều thiệt hại khi bảo quản cũng

3. Biện pháp sinh học

Là biện pháp sử dụng các thiên địch và một số chế phẩm sinh học để phòng

trừ dịch hại.

3.1. Biện pháp thiên địch

- Thiên địch là các loại kẻ thù tự nhiên của dịch hại, nó hiện diện trên đồng ruộng.

- Các loài thiên địch chính của sâu hại là một số loài côn trùng, nhện, chim sâu, ếch, chuột, rắn … và một số vi sinh vật gây bệnh cho sâu như nấm, virut….

- Biện pháp thiên địch trong bảo vệ thực vật là một khâu quan trọng trong hệ cân bằng sinh thái trên đồng ruộng, là yếu tố có lợi cho con người, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần tạo sản phẩm nông nghiệp sạch, nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

- Ví dụ:

+ Thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới ghi nhận. Các loài tuyến trùng thiên địch như Sternema carpocapsae, S. glaseri và S. bibionis sử dụng với số lượng 400, 4.000 và 40.000 tuyến trùng trên một cây chuối 4 tháng tuổi có thể giảm số lượng gây hại của sâu đục thân chuối. Số lượng cao hơn, tuyến trùng có thể gây chết 100% ấu trùng của sùng đục chuối (Figueroa, 1990).

+ Trong điều kiện tự nhiên trứng, ấu trùng, nhộng của sâu cuốn lá chuối có thể bị ký sinh đến 94%.

+ Bọ rùa Scymnus spp là thiên địch quan trọng của rầy mềm P. nigronervosa.

3.2. Chế phẩm diệt sâu hại

Nhiều loại thiên địch được dùng sản xuất các hợp chất trừ sâu vi sinh như: - Chế phẩm vi sinh Bacillus penetrans dùng để trừ tuyến trùng.

- Chế phẩm nấm trắng Beauveria bassianadùng để trừ sâu đục thân.

- Chế phẩm Tricoderma có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự gây hại của các tác nhân gây bệnh nằm trong đất như nấm, tuyến trùng. Chế phẩm này hiện nay được sử dụng khá phổ biến như các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại chuối (Trang 67 - 68)