Biện pháp hóa học

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại chuối (Trang 68 - 70)

- Bệnh thối đen và chấm rỗ Bệnh gây nhiều thiệt hại khi bảo quản cũng

4. Biện pháp hóa học

- Sử dụng biện pháp hóa học trong công tác bảo vệ thực vật nói chung và tiêu diệt sâu hại chuối nói riêng là một biện pháp được áp dụng nhiều, cho hiệu quả cao.

- Thuốc hóa học tiêu diệt sâu bệnh nhanh, triệt để, ngăn chặn dịch hại tốt. Ngoài tác dụng tiêu diệt sâu bệnh gây hại, thuốc bảo vệ thực vật còn chứa những chất kích thích sự sinh trưởng phát triển của cây trồng.

- Tuy nhiên, thuốc BVTV khi dùng lại có tác động tiêu cực như ảnh hưởng xấu đến các loài thiên địch, đến môi trường sinh thái, qua đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các động vật khác.

- Mặt khác, quả chuối được con người sử dụng hầu hết là ăn tươi, không qua chế biến, một phần được sử dụng dưới dạng sấy khô hay đóng hộp. Vì vậy khi dùng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh chuối phải hết sức chú ý, để hạn chế thấp nhất sự tác động có hại cho con người, môi trường sinh thái và nhất là nông sản.

4.1. Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

- Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh vượt qua ngưỡng gây hại cho phép. - Khi dùng cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng:

+ Đúng thuốc. Mỗi loại thuốc chỉ trừ được một số loài sâu, bệnh hại nhất định. Cần phải dùng đúng loại thuốc có hiệu quả cao với loại dịch hại cần trừ, ít gây hại cho con người, động vật và môi trường và thiên địch.

Lưu ý:* Thuốc được dùng phải nhanh phân hủy, có thời gian lưu dẫn trong

cây và tồn tại trong môi trường ngắn, hạn chế được dư lượng thuốc trong nông sản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi sử dụng sản phẩm.

+ Đúng lúc. Sử dụng thuốc vào thời điểm

* Sâu bệnh dễ bị tiêu diệt và hiệu quả cao nhất, thường là khi mới phát sinh (sâu ở tuổi 1 – 2) hoặc gần tới mức độ (ngưỡng) gây hại cần phòng trừ.

* Cây trồng và thiên địch an toàn nhất, ít ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.

* Thời tiết thuận lợi: trời không mưa, nắng nhẹ (sáng sớm hay chiều mát), lặng gió, khô ráo. Với thuốc nội hấp nên phun vào buổi sáng vì cây dễ hấp thu.

+ Đúng liều lượng, nồng độ

* Mỗi loại thuốc đều có quy định nồng độ, liều lượng sử dụng theo chỉ dẫn trên nhãn, nhằm trừ sâu bệnh đạt hiệu quả, an toàn cho người và cây trồng.

* Khi sử dụng phải cân đong chính xác.

* Trong phạm vi liều lượng và nồng độ hướng dẫn, nếu sâu, bệnh, cỏ dại còn nhỏ, còn ít thì dùng liều lượng thấp, nếu nhiều và lớn thì dùng liều cao hơn.

* Cùng một liều lượng, pha nhiều nước để phun hiệu quả cao hơn pha ít nước và đỡ hại cho người, cây trồng. Lượng nước phun cần ướt đẫm lên cây.

* Tránh tùy tiện về liều lượng, nồng độ thuốc, sẽ gây lãng phí thuốc, gây dư lượng độc hại trong nông sản, gây hiện tượng kháng thuốc của sâu hại, gây ô nhiễm môi trường sinh thái…

+ Đúng cách

* Mỗi loại thuốc có kỹ thuật sử dụng riêng, cần tuân thủ đúng mới đạt hiệu quả cao.Với loại thuốc bột, thuốc hạt cần rắc đều trên diện tích quy định. Nếu lượng thuốc bột hay thuốc hạt quá ít, nên trộn thuốc với một lượng cát khô để rắc cho đều. Đối với thuốc dạng lỏng, cho một ít nước vào bình, đong đủ lượng thuốc đổ cẩn thận vào và khuấy đều cho tan thuốc, sau đó mới đổ đủ lượng nước quy định.

* Đối với mỗi loài sâu bệnh phải có cách phun đúng. Phun đều, phun kỹ, phun tập trung nơi có dịch hại.

* Đối với mỗi loại máy phun khác nhau cách sử dụng, tốc độ phun khác nhau. Khi sử dụng phải chú ý cho phù hợp yêu cầu.

4.2. Các biện pháp bảo đảm an toàn chính

- Chỉ mua thuốc đựng trong nguyên chai, nguyên gói, không bị rò rỉ, có nhãn đầy đủ, còn trong thời hạn sử dụng.

- Không chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật chung với lương thực, thực phẩm. Không để đổ, vỡ khi vận chuyển thuốc.

- Trước khi sử dụng cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cân đong, pha chế, đồ bảo hộ, kiểm tra lại bình phun (bình xịt).

- Khi phun, rải thuốc không để hít phải bụi thuốc hoặc thuốc dính vào da, quần áo (đi ngược chiều gió, không ăn uống khi phun rải thuốc). Nếu lỡ dính vào da, vào mắt cần rửa kỹ ngay bằng nước sạch…

- Sau khi phun thuốc xong phải tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo. Không rửa bình phun và đổ nước rửa bình hay thuốc thừa xuống ao hồ, gần nguồn nước sinh hoạt, gần nhà ở. Không dùng bao bì chai lọ đựng thuốc để đựng lương thực, thực phẩm hay đồ dùng khác.

- Thực hiện đúng thời gian cách ly khi thu hoạch sản phẩm. 69

- Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo. Để xa thức ăn, nước uống. Xa tầm với của trẻ em, xa gia súc căn nuôi.

- Khi có biểu hiện triệu chứng ngộ độc cần ngưng làm việc, tiến hành sơ cứu, rồi đưa ngay đến bệnh viện. Mang theo chai thuốc và nhãn các loại thuốc đã gây ngộ độc.

4.3. Ký hiệu một số dạng thuốc BVTV và tính chất khi sử dụng

DẠNG THUỐC CHỮ VIẾT TẮT TÍNH CHẤT KHI SỬ DỤNG

Nhũ dầu. ND, EC

Thuốc ở thể lỏng, trong suốt, dễ bắt lửa và cháy nổ, hòa tan trong nước.

Dung dịch. DD, SL, L, AS.

Hòa tan trong nước, không chứa chất hóa sữa.

Bột thấm nước. BTN, WP, SP. DF, WDG. Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù. Huyền phù. FL, FC, SC. Lắc đều trước khi sử dụng.

Hạt H, G, GR. Chủ yếu rải vào đất.

Dạng sữa. EW. Lắc đều trước khi sử dụng.

Thuốc bột.` D, BR. Không tan trong nước.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại chuối (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w