- Bệnh thối đen và chấm rỗ Bệnh gây nhiều thiệt hại khi bảo quản cũng
1. Nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp
1.1. Quản lý dịch hại tổng hợp IPM là gì ?
Quản lý dịch hại tổng hợp viết tắt theo tiếng Anh là IPM (Integrated Pest Management ):
- Là phương pháp phòng trừ dịch hại trên cơ sở của hệ cân bằng sinh thái đồng ruộng.
- Chủ yếu là bảo vệ thiên địch và lợi dụng tối đa khả năng hạn chế dịch hại của thiên địch.
- Kết hợp với các biện pháp tăng cường sức chống chịu dịch hại của cây trồng.
- Sử dụng thuốc hóa học một cách hợp lý để bảo vệ thiên địch và môi trường sống.
Là phương pháp phòng trừ dịch hại tiên tiến và có hiệu quả nhất hiện nay. 61
1.2. Nguyên tắc chung
- IPM là một chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp, nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), bảo đảm an toàn môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng. Góp phần đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
- Trong công tác BVTV, không thể tiêu diệt hết các sinh vật gây hại trên đồng ruộng, mà chỉ có thể duy trì mật độ của chúng ở dưới mức gây hại kinh tế.
- IPM không phải là một “quy trình in sẵn” để áp dụng trong mọi trường hợp, trong mọi lúc, ở mọi nơi. Mà cần coi đó như là một nguyên tắc thực hiện trong mỗi tình huống cụ thể.
- Trong quản lý dịch hại tổng hợp IPM: Với nguyên tắc “ Phòng” là chủ yếu, “ trừ” là quan trọng, các biện pháp được áp dụng rất đa dạng, phong phú, ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, nhằm theo dõi thường xuyên để có thể phát hiện và dự báo kịp thời tình hình sâu bệnh hại trước khi phát sinh thành dịch.
1.3. Các nguyên tắc trong quản lý dịch hại tổng hợp.
1.3.1. Trồng cây khỏe
Cây đem trồng phải đảm bảo các yêu cầu nhất định của cây giống khỏe: - Có tốc độ sinh trưởng tốt, thể hiện rõ các đặc trưng của giống.
- Có chiều cao, đường kính thân giả, số lá trên cây đạt tiêu chuẩn của giống. - Cây không có biểu hiện gây hại của sâu, bệnh.
1.3.2. Bảo tồn thiên địch
- Thiên địch là những vi sinh vật hay những sinh vật sống ký sinh trên sâu hại. Chính chúng là tác nhân giết chết các loại sâu hại cho cây trồng.
- Những sinh vật có ích này luôn hiện diện trên đồng ruộng trồng chuối. Mật độ của những sinh vật này càng cao thì mật độ sâu hại chuối càng giảm và ngược lại.
- Việc bảo tồn thiên địch là một trong những nguyên tắc quan trọng của quản lý dịch hại trên trên vườn chuối.
1.3.3. Thăm đồng thường xuyên
- Sự có mặt thường xuyên của nhà nông trên đồng ruộng là việc làm hết sức cần thiêt.
- Thăm đồng giúp nhà nông theo dõi thường xuyên sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Trên cơ sở đó có thể phát hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng, sự không cân đối các thành phần dinh dưỡng, để kịp thời đáp ứng các nhu cầu phân bón cho cây.
- Thăm đồng để có thể phát hiện sớm sự gây hại của sâu, bệnh. Từ đó nhà nông có biện pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chế thiệt hại của sâu bệnh.
1.3.4. Nông dân là chuyên gia
- Là một trong những nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
- Nhà nông cần được trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm chuối như:
+ Kiến thức về giống, kỹ thuật nhân giống.
+ Các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn chuối.
+ Các kiến thức về phát hiện sâu bệnh, biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chuối.
+ Các kiến thức cơ bản khi thu hoạch, bảo quản để nâng cao phẩm chất sản phẩm.