Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại chuối (Trang 58 - 61)

- Bệnh thối đen và chấm rỗ Bệnh gây nhiều thiệt hại khi bảo quản cũng

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi:

1. Câu hỏi:

1.1. Trình bày các đặc điểm triệu chứng, tác nhân gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh chuối rụt?

1.2. Trình bày các đặc điểm triệu chứng, tác nhân gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá?

1.3. Trình bày các đặc điểm triệu chứng, tác nhân gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá?

1.4. Trình bày các đặc điểm triệu chứng, tác nhân gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh héo rũ Panama?

1.5. Trình bày các đặc điểm triệu chứng, tác nhân gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh tuyến trùng?

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài tập thực hành số 4.3.1

Nhận biết các loại bệnh hại chính

các triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để

+ Nhận biệt được các loại bệnh hại và triệu chứng gây hại của chúng. + Lựa chọn chính xác biện pháp phòng trừ các loại bệnh hại đó. + Rèn luyện kỹ năng quan sát và phát hiện các loại bệnh hại.

+ Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận khi nhận biết, phân loại và sử dụng an toàn và có hiệu quả các trang thiết bị.

- Nguồn lực: + Vườn chuối + Kính lúp

+ Giấy, bút, bảng biểu

+ Mẫu vật, hình ảnh các loại bệnh hại chính, mẫu vật các triệu chứng do các loại bệnh hại gây ra.

+ Các loại thuốc bảo vệ thực vật, bình phun thuốc, đồ bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành

+ Chia nhóm mỗi nhóm từ 5-10 học sinh + Chọn điểm điều tra

- Nhiệm vụ của nhóm:

+ Quan sát chi tiết triệu chứng gây hại của bệnh trên cây chuối một cách chính xác để nhận biết từng loại bệnh hại cây chuối.

+ Ghi chép cụ thể nội dung quan sát được vào sổ theo dõi thực hành. + Tự đánh giá tình hình bệnh hại trên vườn chuối.

+ Đề xuất phương pháp phòng, trừ các loại bệnh hại có trong vườn. + Viết bản tường trình kết quả làm việc của từng học viên.

- Thời gian hoàn thành:

+ Thời gian trực tiếp thực hành tại vườn chuối: 14 giờ– 16 giờ.

+ Thời gian viết tường trình tại nhà: Nộp bài tường trình vào ngày hôm sau. - Căn cừ vào bản tường trình của học viên để đánh giá theo các tiêu chí sau: + Số lượng các loại bệnh hại trong bản tường trình so với số lượng các loại bệnh hại chính trong vườn.

+ Độ chính xác trong mô tả đặc điểm triệu chứng gây hại của các loại bệnh hại chính.

+ Sự phù hợp của các phương pháp phòng trừ các loại bệnh hại chính đã đề xuất của học viên.

C. Ghi nhớ

- Bệnh chuối rụt:

+ do rầy mềm truyền vi rút gây bệnh.

+ Cây bị bệnh có lá vàng, hẹp, ngắn và rụt lại, cây lùn lại và không trổ buồng

+ Bệnh dễ lây lan từ cây này sang cây khác, dễ phát sinh bệnh khi thiếu dinh dưỡng, nhiều cỏ dại, ẩm cao.

+ Phòng trừ bằng cách: vệ sinh vườn thường xuyên, chọn cây sạch bệnh hoặc dùng một số thuốc hóa học diệt rầy mềm.

- Bệnh vàng lá Moko: + Do vi khuẩn gây bệnh.

+ Cây bị bệnh: lá vàng , khô dần.

+ Mầm bệnh truyền từ cây này sang cây khác qua vết thương cơ giới trên cây.

+ Phòng trừ bệnh bằng cách: vệ sinh vườn thường xuyên, chăm sóc cây tốt tăng khả năng chống bệnh, chọn cây sạch bệnh hoặc dùng một số thuốc hóa học.

- Bệnh đốm lá:

+ Do nấm gây bệnh đốm vàng lá chuối.

+ Cây bị bệnh: Lá có nhiều đốm màu nâu viền vàng, hình bầu dục.

+ Bệnh phát sinh, phát triển mạnh vào giai đoạn vườn chuối có độ ẩm cao. + Phòng trừ bệnh bằng cách: vệ sinh vườn thường xuyên, tạo vườn luôn thoáng khí, sử dụng một số thuốc hóa học diệt nấm.

- Bệnh héo rũ Panama: + Bệnh do nấm gây nên.

+ Cây bị bệnh: Lá vàng dần từ mép lá vào gân lá, lá bị héo gãy rũ xuống. + Bệnh phát triển khi dất thiếu mùn, ít tơi xốp và thiếu một số vi lượng như Zn…

+ Phòng trừ bệnh bằng nhiều cách khác nhau. - Tuyến trùng hại chuối:

+ Tuyến trùng gây tổn thương đến tế bào cây chuối, tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập gây hại.

+ Phòng trừ bằng cách: Chọn đất trồng thích hợp, chọn giống sạch bệnh, xử lý đất và cây giống trước khi trồng.

Bài 4: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Mã bài: MĐ04 – 04

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng chuối nói riêng, việc phòng trừ các dịch hại là vấn đề hết sức quan trọng. Nhưng phòng trừ dịch hại như thế nào để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm, không làm giảm phẩm chất nông sản, bảo vệ được môi trường sinh thái để nền nông nghiệp Việt Nam trong đó có nghề trồng chuối phát triển bền vững.

Trang bị cho người trồng chuối những kiến thức cơ bản về “Quản lý dịch hại tổng hợp” là nhằm đạt được những yêu cầu đó.

Mục tiêu

- Trình bày được nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp.

- Áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp.

- Phân biệt được biện pháp sinh học với các biện pháp khác.

A. NỘI DUNG

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại chuối (Trang 58 - 61)