- Nhộng màng.
4. Bệnh héo rũ Panama
4.1. Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Fusarium oxysporumf sp.cubense gây ra.
4.2. Triệu chứng
- Khi cây chuối nhiễm nấm
+ Vàng lá dần từ lá già đến lá non.
+ Triệu chứng biểu hiện từ viền lá và lan dần vào gân lá.
+ Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả. Đôi khi lá bị gãy ngang ở phần giữa của phiến lá.
- Trên cây bị bệnh:
+ Các lá già héo và khô dần, rủ xuống quanh thân giả.
+ Một số lá ở phần đọt mọc thẳng. Các lá đọt này có màu xanh nhạt hơi vàng hoặc nhăn nheo và khô dần.
- Cây bị bệnh chết, nhưng không đổ ngã. Các bẹ bên ngoài bị nứt dọc. Các chồi con vẫn phát triển một thời gian, sau đó nhiễm bệnh và chết dần.
- Cắt ngang thân giả cây bị bệnh quan sát thấy các mạch dẫn truyền có màu nâu vàng. Cắt ngang thân ngầm (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi.
4.3. Điều kiện phát sinh, phát triển
- Bệnh do nấm Fusarium oxysporumf sp.cubense gây ra.
- Bệnh có thể phát sinh ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng, phát triển nào của cây chuối.
- Nấm bệnh lưu tồn trong đất và các cây bị bệnh. 54
- Nấm có thể sống hoại sinh trong củ chuối và các bộ phận khác một thời gian dài.
- Đất chứa mầm bệnh hoặc cây con nhiễm bệnh là nguồn lây lan và phát triển của bệnh.
- Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ.
- Sau khi xâm nhập vào tế bào rễ, nấm sẽ phát triển trong mạch dẫn truyền của cây chuối. Gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hút và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây. Từ đó, kìm hãm hoạt động sinh lý như quang hợp, sinh trưởng, phát triển của cây.
- Bệnh phát triển liên quan đến dinh dưỡng trong đất: đất thiếu mùn, ít tơi xốp, hàm lượng Zn thấp, tỷ lệ Ca / Mg và K/ Mg cao là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh.
- Bệnh thường gây hại nặng trên giống chuối Xiêm ở giai đoạn 2 – 3 năm tuổi trở lên.
- Nấm bệnh phát triển gây chết cây, hoặc không cho sản phẩm.
4.4. Biện pháp phòng trừ
- Chọn đất trồng có pH hơi kiềm, đất thoát nước tốt.
- Xử lý đất trước khi trồng chuối bằng cách bón vôi bột vào hố trồng chuối. - Chọn cây giống sạch bệnh. Gọt sạch rễ cây giống trước khi trồng.
- Xử lý cây giống trước khi trồng có thể nhúng gốc cây giống vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc có gốc đồng như Funguran, COC 85, Kocide…
- Thường xuyên kiểm tra vườn và vệ sinh vườn chuối sạch sẽ cỏ dại. Cắt và đem đốt những lá khô, lá già, lá nhiễm bệnh. ( xem trang 33, phần sâu đục thân chuối).
- Khi phát hiện cây bị bệnh đào bỏ các gốc bị bệnh, rải vôi bột hoặc Bordeaux để xử lý đất.
- Phun vào đất ở vườn chuối con bằng các loại thuốc như Benomyl, Macozeb, Zineb, Kocide, Score, Anvil…
- Nếu vườn chuyên canh chuối đã bị bệnh nặng nên ngừng canh tác, cho ngập nước từ 2 – 3 tháng để diệt nấm bệnh. Có thể thay đổi bằng một giống chuối khác có khả năng kháng nấm bệnh như chuối Cau, chuối Già hương.