- Nhộng màng.
2. Bệnh vàng lá Moko
2.1. Tác nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum.
2.2. Triệu chứng- Khi cây bị - Khi cây bị nhiễm bệnh, lá vàng. - Khi bị nặng có thể làm cho lá cả bụi chuối vàng úa dần. Sinh trưởng của cây giảm, chuối không cho sản lượng.
Hình 4.3.2. Bệnh vàng lá Moko trên cây chuối.
2.3. Điều kiện phát sinh, phát triển
- Bệnh phát sinh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên.
- Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương cơ giới khi tách chồi con của bụi chuối. - Bệnh phát triển và lây lan từ cây này sang cây khác qua vết thương trên chuối.
- Mầm bệnh gây hại trên lá làm giảm khả năng quang hợp của lá, giảm quá trình sinh trưởng phát triển và có thể mất trắng.
2.4. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh vườn cây thường xuyên, chăm sóc cây đúng kỹ thuật để tăng sức đề kháng với mầm bệnh.
( Xem trang 33, phần sâu đục thân chuối) - Xử lý dụng cụ khi tách chồi con .
- Chặt bỏ và đào hết gốc cây bị bệnh, đem ra khỏi vườn để xử lý.
- Xử lý đất và thay đổi giống kháng với mầm bệnh khi vườn chuối bị nhiễm bệnh nặng.
- Sử dụng một số loại thuốc hóa học tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh: + Kasumin 2 SL + Actinovate 1SP. + Lobo 8 WP. + Starner 20WP. 3. Bệnh đốm lá 3.1. Tác nhân gây bệnh Do nấm Sigatoka đốm vàng lá chuối. 3.2. Triệu chứng - Khi bị bệnh đốm lá do nấm Sigatoka vàng thì lá chuối có những hình bầu dục có màu nâu, với viền vàng rất rõ.
- Khi bị bệnh do nấm và Sigatoka đen thì lá có những đốm bệnh có màu sẫm hơn và xuất hiện ở trên lá.
Hình 4.3.4. Bệnh đốm lá chuối
3.3. Điều kiện phát sinh, phát triển
- Bệnh phát sinh do nấm Sigatoka vàng và Sigatoka đen gây nên.
- Bệnh phát triển mạnh vào những tháng mùa mưa và mùa có sương ẩm ướt. - Bệnh cũng có thể bột phát sau những trận mưa rào ngắn nhưng có gió, ngay giữa mùa khô.
- Bào tử nấm nảy mầm, xâm nhập vào lá để gây bệnh.
- Lá non thường bị bệnh nặng hơn lá già. Chuối tiêu (chuối già) bị bệnh khá nặng, các giống khác bị nhẹ hoặc không bị bệnh này.
- Cây bị bệnh giảm quá trình sinh trưởng, phát triển. 52
- Bệnh nặng, gây thiệt hại đến năng suất của chuối. 53
3.4. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh vườn chuối thường xuyên, không để vườn quá rậm rạp. - Tỉa bớt chồi, cắt bỏ bớt lá già, cắt bỏ lá khô, lá bị bệnh đem đốt. ( Xem trang 33, phần sâu đục thân chuối)
- Chăm sóc đúng cách, không bón quá nhiều phân đạm. Vườn chuối luôn thoát nước tốt.
- Phun Bordeaux 2% hay Benomyl từ 2 - 4 tuần / lần trong mùa mưa. Thường phun từ cuối tháng 3 đến hết tháng 8.