Cắt lá khô,bẹ thối trên khóm chuối; B làm sạch cỏ dại xung quanh gốc chuố

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại chuối (Trang 34 - 36)

- Sau khi nở, sâu non đục ngay vào thân cây chuối làm thành các đường hầm

A. Cắt lá khô,bẹ thối trên khóm chuối; B làm sạch cỏ dại xung quanh gốc chuố

B. làm sạch cỏ dại xung quanh gốc chuối

- Vệ sinh vườn chuối, nhổ sạch cỏ quanh gốc cây, cắt bỏ các lá khô bẹ thối đem hủy nhằm cắt đứt nơi sinh sống của sâu trưởng thành vào cuối thu, đầu đông mỗi năm.

1.3.2. Dùng giống chống chịu

- Qua thử nghiệm cho thấy nhóm chuối tây có khả năng mẫn cảm với sâu đục thân cao nhất, trái lại nhóm chuối tiêu thường tránh được sự gây hại của sâu đục thân. Điều này chứng tỏ sự chọn lọc và lai tạo các giống chuối chống chịu sâu đục thân là có hiệu quả kinh tế nhất cho các nhà trồng chuối.

- Trồng những cây giống từ nguồn sạch sâu bệnh.

- Xử lý cây giống trước khi trồng bằng cách ngâm củ chuối giống vào nước có pha 0,1% thuốc padan 95sp trong khoảng 10 – 15 phút.

- Khi phát hiện thân giả bị sâu đục cần cắt bẹ lá từ ngoài vào trong, tìm bắt tiêu diệt sâu non và trưởng thành.

1.3.3. Dùng Pheromone

Dùng loại Pheromone (Sordidin) tiết ra bởi con đực để dẫn dụ con cái tập trung tiêu diệt rất có hiệu quả.

1.3.4. Sử dụng bẫy thành trùng

- Dùng bẫy làm bằng những cây chuối sau khi được đốn buồng:

+ Cắt từng khúc thân chuối độ 60 – 80cm

+ Bổ dọc theo thân cây chuối làm hai phần

+ Áp mặt cắt xuống đất, để nhựa khúc chuối là chất dẫn dụ, hấp dẫn sâu trưởng thành bám vào để ăn vào ban đêm.

Hình 4.2.4. Bẫy bắt sâu trưởng thành

+ Hàng ngày sáng sớm ra vườn lật khúc chuối lên, bắt và giết chúng hoặc dùng thuốc hóa học khi mật độ sâu cao để tiêu diệt chúng.

- Trường hợp thành trùng đẻ trứng trên những khúc chuối được sử dụng làm bẫy này thì khi trứng nở, sâu non cũng không có thể hoàn thành chu kỳ sinh trưởng vì những khúc chuối này sau đó sẽ khô đi và ấu trùng sẽ bị chết.

1.3.5. Phòng trừ sinh học

- Các thử nghiệm đã cho thấy các loại tuyến trùng sống trong đất là thiên địch của sâu đục thân. Nếu sử dụng ở số lượng từ 400 - 40.000 tuyến trùng trên một gốc chuối 4 tháng tuổi có thể làm giảm hẳn số lượng sâu non đục thân chuối.

- Ở số lượng cao hơn tuyến trùng có thể tiêu diệt 100% sâu non dục thân chuối.

1.3.6. Dùng thuốc hóa học

Rải quanh gốc, cách gốc khoảng 30cm một trong những loại thuốc sau đây vào cuối mùa mưa : BAM 5H, Pandan 4H, Basudin 10H.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại chuối (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w