lông, cỏ may, cỏ chỉ, cỏ chân gà, cỏ mần trầu, cỏ tranh, cỏ lồng vực cạn, cỏ gấu, cỏ sữa đất, cỏ rau trai, dền gai, cỏ nút áo, cỏ kim thất, cỏ yên bạch, cỏ chó đẻ, cỏ trinh nữ, cỏ ruột gà lớn…
- Một số phương pháp phòng cỏ dại thích hợp cho vườn trồng chuối như kỹ thuật làm đất, bón phân. Mật độ chuối trồng, trồng xen tạo thảm cỏ che phủ nhằm hạn chế cỏ dại.
- Các phương pháp trừ cỏ dại được áp dụng có hiệu quả cao bằng thủ công như dùng dao phát cỏ dại, dùng cuốc cuốc xới trừ cỏ dại hoặc nhổ cỏ dại bằng tay.
- Ngoài các phương pháp thủ công, để tăng năng suất lao động còn dùng máy cắt cỏ ở những vườn có nhiều cỏ và cỏ mọc cao.
Bài 2: SÂU HẠI CHUỐI. Mã bài: MĐ04 – 02
Côn trùng còn gọi là sâu bọ. Nó là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên các loại cây ăn quả nói chung trong đó có cây chuối. Nó có thể cản trở sự sinh trưởng phát triển của cây, làm giảm năng suất khi thu hoạch và ảnh hưởng đến chất lượng quả, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận.
Vì vậy, để quản lý tốt đối tượng này cần nhận dạng đúng loại sâu hại và có biện pháp phòng trừ thích hợp.
Mục tiêu:
- Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái của một số loài sâu hại chính. - Mô tả chính xác các triệu chứng gây hại.
- Nêu các tác hại của một số loại sâu hại chính.
- Lựa chọn được biện pháp phòng trừ sâu hại phù hợp và đạt hiệu quả cao. - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại theo nguyên tắc 4 đúng. - Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn cho con người thực hiện, người sử dụng sản phẩm. Bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm phát triển nền nông nghiệp bền vững.
A. Nội dung
1. Sâu đục thân chuối (Sâu vòi voi hay còn gọi là Bọ đầu dài)
Các vùng trồng chuối tập trung hay nhỏ lẽ sâu đục thân là một trong những đối
tượng gây tác hại nghiêm trọng nhất đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây chuối, nhất là chuối vùng đồi.
1.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học
1.1.1 Giai đoạn trưởng thành
Trưởng thành là một loại cánh cứng, có vòi tương tự vòi voi, nên được gọi là sâu vòi voi (bọ vòi voi).
C
Hình 4.2.1. Sâu đục thân chuối
A. Sâu non; B. Trưởng thành; C. Con trưởng thành và vết đục bẹ lá
- Đầu kéo dài ra phía trước tựa như một cái vòi, miệng gặm nhai ở phía cuối vòi cong dài 3 – 3,2mm.
- Râu đầu dạng dùi đục (có 3 đốt cuối phình to) thường cong gấp hình đầu gối và có 12 đốt.
- Bàn chân có 5 đốt (vì đốt thứ 4 rất bé cho nên chỉ trông thấy 4 đốt).
- Cánh sau phát triển bình thường, nhưng sâu đục thân chuối ít sử dụng cánh sau để bay xa mà thường bò trên mặt đất.
- Sâu trưởng thành toàn thân có màu nâu tươi hoặc đen bóng, thân dài khoảng 12 - 16mm kể cả vòi. Chiều ngang cơ thể 3,5 – 4mm
- Quanh đốt ngực trước có các chấm nhỏ phân bố đều khắp đốt ngực, mặt trên nhẵn bóng, chỉ có 2 hàng chấm mờ chạy dọc ở giữa từ đỉnh tới mép dưới của mảnh cứng.
- Cánh sau bằng chất sừng cứng, không che phủ hết phần bụng, còn để hở phần lưng bụng của đốt bụng cuối cùng.
- Mặt trên mỗi cánh sau có 10 đường gân gồ ghề nổi dọc theo chiều dài cánh.
- Con trưởng thành sống trong các bẹ chuối ngoài cùng, đẻ trứng tập trung các mô bẹ lá. Chúng thường đẻ trứng rải rác trong các mô bẹ lá phần ngọn của các cây chuối non, khi cây chuối đã già chúng di chuyển xuống đẻ gần gốc. Sâu đục thân giả thường phá hại nhiều nhất là ở những vườn chuối rậm rạp, nhiều lá và bẹ khô hoặc thối nát.
- Thời gian từ khi vũ hóa đến khi trưởng thành đẻ trứng từ 11 – 18 ngày. - Sâu trưởng thành có thể sống từ hai tháng đến một năm, đa số sống trên 8 tháng, có thề sống trên hai năm. Trưởng thành hoạt động mạnh từ tháng 4 đến tháng 10.
- Trưởng thành hoạt động ban đêm, di chuyển bằng cách bò ít khi bay và có tập tính giả chết khi gặp điều kiện bất lợi.
- Trưởng thành là thuộc loài ăn thêm phương thức gây hại giống như sâu non, đục vào trong mô thân cây chuối.
- Trưởng thành thường tập trung sống trong các bẹ hoặc những vết lõm trên thân cây chuối sát mặt đất, trưởng thành thích đẻ trứng trên cây chuối đã có buồng hoặc sắp ra buồng, ít khi đẻ trứng trên cây chuối non.
1.1.2. Giai đoạn trứng - Trứng hình bầu dục
- Chiều dài trứng khoảng 2,5mm, rộng khoảng 1mm - Trứng có màu trắng sữa.
- Trứng được đẻ rải rác ở giữa các bẹ lá, một số con trưởng thành đẻ trứng trên các bẹ lá vừa mới thối nhũn hoặc trên cây đã cắt buồng, một năm một con cái có thể đẻ khoảng 100 trứng.
- Thời phát gian phát dục của trứng (Từ khi trứng đẻ đến khi trứng nở ra sâu non) 7 - 10 ngày.
1.1.3. Giai đoạn sâu non