Các nguyên tác chung của quản lý dịch hại tổng hợp:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại chuối (Trang 73 - 74)

+ Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm an toàn môi trường sinh thái, sức khỏe con người để nghề trồng chuối phát triển bền vững.

+ Không thể tiêu diệt hết sinh vật gây hại nên “phòng” là chủ yếu, “trừ” là quan trọng nhằm hạn chế phát sinh thành dịch.

+ Phòng trừ dịch hại phải áp dụng các quy trình một cách linh hoạt, phù hợp từng điều kiện cụ thể để đạt hiệu quả cao.

- Trong quản lý dịch hại tổng hợp cần tuân thủ một số nguyên tắc và biện pháp cơ bản như:

+ Kỹ thuật làm đất. + Cây giống được chọn.

+ Quy trình trồng, chăm sóc cây chuối.

+ Các biện pháp phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại chuối. + Trang bị kiến thức khoa học cho người trồng chuối.

- Đảm bảo 4 nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc BVTV trên cây chuối: + Đúng thuốc.

+ Đúng lúc.

+ Đúng liều lượng, nồng độ. + Đúng cách.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUNI. Vị trí, tính chất của mô đun I. Vị trí, tính chất của mô đun

- Vị trí: Mô đun “Phòng trừ dịch hại cho cây chuối” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối; được giảng dạy sau mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối” và mô đun “Nhân giống chuối”, và mô đun “ Trồng và chăm sóc chuối”

- Tính chất: Mô đun “Phòng trừ dịch hại cho cây chuối” là mô đun có nội dung quan trọng. Phương pháp giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm.

II. Mục tiêu:

- Nhận biết được các loại cỏ dại và sâu bệnh gây hại chủ yếu trên chuối. - Phân biệt được các loại thuốc Bảo vệ thực vật thường sử dụng trong trồng chuối.

- Xác định được liều lượng, nồng độ hóa chất theo đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Sử dụng và bảo dưỡng được các dụng cụ máy phun thuốc thông thường. - Đề ra biện pháp phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh hại chuối một cách có hiệu quả cao.

- Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại chuối (Trang 73 - 74)