giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn

92 555 6
giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI MÃ SỐ: 04 NGHỀ: TRỒNG VẢI, NHÃN Trình độ sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04 3 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho nông dân. Trong khuôn khố Chương trình Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình nghề Trồng vải, nhãn xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình dùng cho đào tạo trình độ sơ cấp nghề đối với nghề Trồng vải, nhãn. Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại vải, nhãn là một trong 6 giáo trình được biên soạn sử dụng cho khoá học. Trên quan điểm đào tạo năng lực thực hành, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn thành khoá học là học viên có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất trong điều tra phát hiện và phòng trừ các loại dịch hại cơ bản hại vải nhãn. Chúng tôi đã lựa chọn các kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Phần kiến thức lý thuyết được đưa vào giáo trình với phạm vi và mức độ để người học có thể lý giải được các biện pháp kỹ thuật được thực hiện trong quá trình phòng trừ dịch hại. Kết cấu mô đun gồm 4 bài. Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: điều tra phát hiện, nhận biết và phòng trừ dịch hại trên đối tượng cây trồng là cây vải, nhãn Chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ giúp ích được cho người học. Tuy nhiên do khả năng hạn chế và thời gian gấp rút trong quá trình thực hiện nên giáo trình không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của độc giả, của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu và chỉnh sửa để giáo trình ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của người học. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2011 Tham gia biên soạn: Chủ biên: TS. Nguyễn Bình Nhự Cộng sự: TS. Nguyễn Văn Vượng Ths. Trần Thế Hanh 4 MỤC LỤC TIÊU ĐỀ TRANG MÃ TÀI LIỆU: 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIÊ ́ T TẮT 6 MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI 7 Giới thiệu về mô đun 7 Bài 1: Điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn 8 A. Nội dung 8 1. Ý nghĩa và sự cần thiết của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn 8 2. Một số khái niệm chung về sâu bệnh hại và điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn 9 3. Chọn điểm và vị trí điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn 10 4. Điều tra thành phần và diễn biến sâu bệnh hại vải, nhãn 14 4.1.2. Điều tra thành phần sâu bệnh hại trên vườn vải, nhãn 16 4.2. Điều tra diễn biến sâu bệnh hại vải, nhãn 17 5. Tính toán kết quả và đánh giá tình hình sâu bệnh hại vải, nhãn 20 5.1 các chỉ tiêu đánh giá tình hình sâu hại 20 5.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sâu hại 21 B. Câu hỏi và bài tập 22 Bài 2: Phòng trừ sâu hại vải, nhãn 23 Mục tiêu 23 A. Nội dung 23 1. Bọ xít hại vải, nhãn 23 1.1.Triệu chứng tác hại 23 1.2. Nhận biết bọ xít hại vải, nhãn 24 1.3. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của bọ xít hại vải, nhãn 26 1.4. Phòng trừ bọ xít hại vải, nhãn 27 1.5. Thực hành bài 2: Pha và sử dụng thuốc hoá học trừ sâu hại vải, nhãn 27 2. Nhện lông nhung hại vải 30 2.1. Triệu chứng tác hại 30 2.2. Nhận biết nhện lông nhung hại vải 32 2.3 Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của nhện lông nhung hại vải 32 2.4. Phòng trừ nhện lông nhung hại vải 33 3. Sâu đục thân cành vải, nhãn 34 3.1. Triệu chứng tác hại 34 3.2. Nhận biết sâu đục thân cành vải, nhãn 35 3.3. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân cành vải, nhãn 37 5 3.4. Phòng trừ sâu đục thân cành vải, nhãn 37 4. Sâu đục cuống quả và sâu đục quả vải 38 4.1. Triệu chứng tác hại 38 4.2. Nhận biết sâu đục cuống quả vải 39 4.3. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của sâu đục cuống quả vải 40 4.4. Phòng trừ sâu đục cuống quả vải 41 5. Phòng trừ một số sâu hại khác hại vải nhãn 42 5.1. Sâu gặm vỏ 42 5.2. Sâu đục gân lá 43 5.3. Rệp hại vải nhãn 44 B. Câu hỏi và bài tập 46 Bài 3: Phòng trừ bệnh hại vải, nhãn 47 Mục tiêu 47 A. Nội dung 47 1. Bệnh sương mai hại vải, nhãn 47 1.1.Triệu chứng tác hại do bệnh sương mai 47 1.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của nấm và quy luật phát sinh phát triển của bệnh sương mai 48 1.3. Phòng trừ bệnh sương mai hại vải, nhãn 49 1.4. Thực hành bài 3: pha chế thuốc Booc đô sử dụng trừ một số bệnh hại vải, nhãn 49 2. Bệnh thán thư hại vải, nhãn 52 2.1.Triệu chứng tác hại do bệnh thán thư 52 2.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của nấm và quy luật phát sinh phát triển của bệnh thán thư 53 2.3. Phòng trừ bệnh thán thư hại vải, nhãn 53 3. Bệnh chổi rồng hại nhãn 53 3.1.Triệu chứng tác hại do bệnh chổi rồng 53 3.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh phát triển của bệnh chổi rồng 54 3.3. Phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn 55 4. Phòng trừ một số bệnh hại khác hại vải, nhãn 55 4.1. Bệnh ghẻ cành 55 4.2. Bệnh ám khói. 56 5. Hướng dẫn sử dụng thuốc bvtv trong phòng trừ sâu bệnh hại vải nhãn 57 5.1.Sử dụng thuốc hóa học xử lý đất 57 5.2. Sử dụng thuốc hóa học xử lý giống 58 5.3. Sử dụng thuốc hóa học để phun thuốc 58 5.4. Sử dụng thuốc BVTV để bôi, quét lên cây 60 B. Câu hỏi và bài tập 61 Bài 4: Phòng trừ cỏ dại và dịch hại khác 62 Mục tiêu 62 A. Nội dung 62 1. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn 62 1.1. Tác hại của cỏ dại đối với vải, nhãn 62 6 1.2. Điều tra cỏ dại trên vườn vải, nhãn 63 1.3. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn 66 1.3.1. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn bằng biện pháp kỹ thuật canh tác 66 1.3.2. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn bằng biện pháp hóa học 69 1.3.3. Thực hành bài 4a: Sử dụng thuốc hóa học trừ cỏ dại hại vải nhãn 69 2. Phòng trừ một số dịch hại khác hại vải, nhãn 72 2.1. Phòng trừ dơi hại vải, nhãn 72 2.1.1. Tác hại của dơi hại quả vải, nhãn 72 2.1.2. Đặc tính sinh học của dơi 72 2.1.3. Biện pháp hạn chế tác hại của dơi 72 2.3. Phòng trừ chuột hại vải, nhãn 73 2.3.1. Tác hại của chuột 73 2.3.2. Một số đặc tính sinh học của chuột 73 2.3.3. Biện pháp phòng trừ chuột 75 2.3.4. Thực hành bài 4b: thực hiện một số biện pháp thủ công diệt chuột 80 B. Câu hỏi và bài tập 84 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 85 I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun 85 II. Mục tiêu của mô đun 85 III. Nội dung chính của mô đun 86 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, thực hành 86 4.1. Nguồn lực cần thiết cho việc giảng dạy môđun 86 4.2. Phạm vi áp dung chương trình 87 4.3. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môđun 87 4.4. Những trọng tâm chương trình cần chú ý 87 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 87 VI. Tài liệu tham khảo 90 7 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ ̃ VIÊ ́ T TĂ ́ T MĐ: Mô đun LT: lý thuyết TH: thực hành KT: kiểm tra 8 MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI VẢI, NHÃN Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu về mô đun Phòng trừ dịch hại vải, nhãn là mô đun thứ tư trong các mô đun của nghề Trồng vải nhãn. Mô đun này cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc điều tra phát hiện và phòng trừ các loại dịch hại cơ bản hại vải, nhãn. Bài 1: Điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn Mã bài: MĐ04-01 Mục tiêu - Giải thích được sự cần thiết của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn. - Hiểu được ý nghĩa của các chỉ tiêu sử dụng trọng việc đánh giá tình hình diễn biến các loại sâu bệnh chủ yếu hại vải, nhãn. - Thực hiện được việc chọn khu vực, điểm, vị trí điều tra và điều tra thành phần và diễn biến sâu bệnh chủ yếu. - Từ kết quả điều tra rút ra được nhận xét đánh giá về thành phần và diễn biến sâu bệnh chủ yếu trong vườn vải, nhãn. A. Nội dung 1. Ý nghĩa và sự cần thiết của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn - Do nhiều yếu tố khác nhau sâu bệnh hại luôn có sự thay đổi về chủng loại, giai đoạn phát dục, mật độ…Sự biến động này dẫn đến mức độ tác hại của sâu bệnh đối với cây cũng có sự thay đổi theo thời gian. Để nắm được sự thay đổi đó cần thực hiện công việc theo dõi tình hình diễn biễn sâu bệnh trên vườn vải, nhãn - công tác đó được gọi là điều điều tra phát hiện sâu bệnh hại. Hay nói cách khác điều tra phát hiện sâu bệnh hại nhằm nắm diễn biến tình hình biến động sâu bệnh, cụ thể về:  Thời điểm xuất hiện.  Biến động mật độ và mức độ gây hại Mặt khác điều tra sâu bệnh hại còn nhằm thu thập thông tin về diễn biến các yếu tố có liên quan đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại, bao gồm: 9  Diễn biến điều kiện thời tiết khí hậu.  Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây.  Tình hình phát triển của thiên địch.  Các biện pháp kỹ thuật mà con người tác động. - Ý nghĩa của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn thể hiện ở chỗ kết quả điều tra là cơ sở cho việc xác định các biện pháp và chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm mục đích cuối cùng là chủ động trong việc tiến hành các hoạt động nhằm quản lý sâu bệnh hại vải, nhãn. - Nội dung của điều tra phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng:  Điều tra thành phần sâu bệnh hại và diễn biến của chúng.  Xác định đối tượng chủ yếu, diễn biến và mức độ của các đối tượng đó. 2. Một số khái niệm chung về sâu bệnh hại và điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn - Thành phần sâu bệnh hại là khái niệm dùng để chỉ tất cả các loại sâu, bệnh hại có mặt trên cây trồng nói chung và cây vải, nhãn nói riêng. Thành phần sâu, bệnh hại phản ánh mức độ phong phú về các đối tượng sâu, bệnh hại ở một giai đoạn nào đó. Tuỳ vùng và giai đoạn phát triển, thành phần sâu bệnh hại vải, nhãn có sự khác nhau. Có thể tham khảo bảng dưới đây Bảng 01: Một số đối tƣợng trong thành phần sâu bệnh hại vải, nhãn Sâu hại Bệnh hại TT Tên sâu hại TT Tên bệnh hại 1 Bọ xít hại vải 1 Bệnh thán thư 2 Nhện lông nhung 2 Bệnh sương mai 3 Sâu đục quả 3 Bệnh thối rễ 4 Sâu đục cuống quả 4 Bệnh ghẻ cành 5 Rệp muội 5 Bệnh muội đen 6 Ruồi đục quả 6 Bệnh chổi sể 7 Sâu đục gân lá 7 10 - Sâu bệnh hại chính là các loại sâu bệnh thường xuyên xuất hiện ở mức độ phổ biến và gây hại nặng hàng năm tại địa phương, khu vực, Các đối tượng được gọi là sâu bệnh hại chính phải là đối tượng hiện tại đang xuất hiện với mật độ cao và trong thời gian ngắn sắp tới có khả năng phát triển mạnh. Cũng như thành phân sâu bậnh hại, tuỳ vùng và giai đoạn phát triển đối tượng sâu bệnh hại chính có sự khác nhau. Có thể tham khảo bảng dưới đây Bảng 02: Một số đối tƣợng sâu bệnh hại chính hại vải, nhãn TT Sâu hại Bệnh hại 1 Sâu đục cuống quả Bệnh thán thư 2 Bọ xít hại vải Bệnh sương mai 3 Nhện lông nhung Bệnh chổi sể Điều tra về thành phần sâu hại là việc khảo sát vườn cây ăn quả thu thập các thông tin về loại sâu bệnh hại đang tồn tại, giai đoạn phát dục, mức độ gây hại, thành phần thiên địch tạo cơ sở cho việc xác định biện pháp cần tác động nhằm quản lý sâu bệnh hại. - Khu vực điều tra là khu vực được lựa chọn để tiến hành các hoạt động điều tra. Khu vực điều tra có thể là một vườn cây trong khu vực, một dải trên sườn đồi hoặc một đoạn trên hàng cây (nếu cây được trồng thành một hàng). Khu vực điều tra có diện tích khoảng 0,1 - 0,2 ha - Cây điều tra là cây được lựa chọn để điều tra. Tại mỗi khu vực điều tra có thể có 1 hoặc nhiều cây cây được lựa chọn điều tra. Đối với cây vải nhãn, con số này là một hoặc 2 cây. - Vị trí điều tra là một điểm nào đó trên cây vải, nhãn mà tại đó việc thu thập các số liệu được tiến hành. Thông thường đối với cây còn nhỏ số vị trí điều tra có thể là 4 vị trí/1 cây (tương ứng với 4 hướng) ; đối với cây trưởng thành có kích thước lớn dố vị trí điều tra là 12 vị trí tương ứng với 4 hưởng ở 3 độ cao phần trên, giữa và dưới tán. Còn đối với cây trong vườn ươm không phân chia vị trí điều tra trên cây. 3. Chọn điểm và vị trí điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn Quy trình thực hiện việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn được tiến hành với các công việc theo sơ đồ sau: Sơ đồ 01: Các bƣớc trong quá trình điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn Chọn khu vực điều tra Chọn điểm điều tra [...]... đích của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn 2 Trình bày phương pháp điều tra thành phần sâu bệnh hại vải, nhãn 3 Trình bày phương pháp điều tra diễn biến sâu bệnh chính trên cây vải, nhãn 4 Bài tập thực hành: thực hiện kỹ thuật điều tra Thành phần sâu bệnh hại vải, nhãn Diễn biến bọ xít, sâu đục cuống quả, bệnh sương mai hại vải, nhãn 24 Bài 2: Phòng trừ sâu hại vải, nhãn Mã bài: MĐ04-02 Mục tiêu... sâu hại chính hại vải, nhãn - Giải thích được phương thức gây hại của các đối tượng sâu hại chính hại vải nhãn và phán đoán chính xác đối tượng gây hại thông qua triệu chứng để lại trên cây - Hiểu được các đặc tính sinh học cơ bản của các đối tượng sâu hại chính hại vải nhãn Vận dụng dược các đặc tính đó vào việc xác định biện pháp phòng trừ - Thực hiện được các biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế tác hại. .. được các biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế tác hại của sâu hại vải, nhãn A Nội dung 1 Bọ xít hại vải, nhãn 1.1.Triệu chứng tác hại Tên thường gọi của loại sâu hại này là bọ xít hại vải Đây là loại sâu hại đa thực (nghĩa là có thể khai thác thức ăn trên nhiều loại cây trồng khác nhau) Ngoài vải, bọ xít còn gây hại nặng trên cây nhãn - Triệu chứng tác hại Bọ xít non và trưởng thành chính hút đọt non, cuống... với rệp hại hoa vải, nhãn Cấp 0 Không bị hại Cấp 1 < 25% số chùm hoa bị Cấp 3 25 - 50% số chùm hoa bị Cấp 5 > 50% số chùm hoa bị Bảng 12: Bảng phân cấp hại đối với nhện lông nhung hại vải, nhãn Cấp 0 Cây, lá hoa, quả không bị hại Cấp 1 < 10% diện tích lá, hoa, quả bị hại Cấp 3 10-25% diện tích lá, hoa, quả bị hại Cấp 5 26-50% diện tích lá, hoa, quả bị hại Cấp 7 51-75% diện tích lá, hoa, quả bị hại Cấp... đối tượng sâu hại chính trên vườn vải, nhãn * Mục đích Học viên nhận biết được các đối tượng sâu bệnh hại trên vườn vải, nhãn ở các pha phát dục khác nhau Phân biệt được các đối tượng sâu bệnh hại vải, nhãn Xác định được đối tượng gây hại thông qua các triệu chứng đặc trưng * Địa điểm thực hiện Trên thực tế vườn cây ăn quả 15 * Chuẩn bị các điều kiện cần thiết - Địa bàn thực tập: vườn vải, nhãn với diện... phát sinh gây hại của nhện lông nhung hại vải - Nhện trưởng thành qua đông, bắt đầu sinh sản vào vụ xuân (tháng 3) - Nhện sống thành tập đoàn ở mặt sau của lá, ít di chuyển - Gây hại nặng vào cuối xuân và vụ thu - Trong cây nhện thường gây hại ở phần non 34 - Vườn vải càng rậm rạp càng bị hại nặng Nhện lây lan nhờ gió và động các loại động vật khác 2.4 Phòng trừ nhện lông nhung hại vải - Cắt tỉa cành... bệnh hại theo mẫu bảng dưới đây: 18 Bảng 6: Kết quả điều thành phần sâu bệnh hại vải nhãn TT Tên sâu bệnh hại Giai đoạn phát triển Vị trí gây hại Mức độ phổ biến* 1 2 3 Ghi chú: * mức độ phổ biến được đánh giá bằng các ký hiệu: + xuất hiện rất ít ++ xuất hiện chưa phổ biến +++ xuất hiện phổ biến ++++ xuất hiện rất phổ biến 4.2 Điều tra diễn biến sâu bệnh hại vải, nhãn Điều tra diễn biến sâu bệnh hại. .. hại Kết quả thu được ở mỗi kỳ điều tra được ghi chép theo mẫu bảng 13 21 Bảng 13: Kết quả điều tra sâu bệnh hại chính hại vải, nhãn (Mẫu) Kỳ điều tra: Khu vực điều tra Điểm điều tra Vị trí điều tra Tuổi sâu, cấp bệnh Tên sâu, bệnh 1 2 3 4 5 Bộ Tổng phận bị số hại 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 5 Tính toán kết quả và đánh giá tình hình sâu bệnh hại vải, nhãn Để đánh giá tình hình thực tế sâu bệnh hại. .. 4.1.2 Điều tra thành phần sâu bệnh hại trên vườn vải, nhãn Trên cơ sở kiến thức và kỹ năng có được từ việc nhận biết các đối tượng sâu bệnh hại vải, nhãn chúng ta có thể nhận biết được các đối tượng sâu hại ở các pha phát dục khác nhau, đồng thời cũng có thể xác định được đối tượng sinh vật hại thông qua các triệu chứng điển hình dù sinh vật đó không có mặt tại vị trí gây hại Đây là cơ sở cần thiết cho... phun kép 2 lần cách nhau 10-15 ngày 1.5 Thực hành bài 2: Pha và sử dụng thuốc hoá học trừ sâu hại vải, nhãn Khi áp dụng biện pháp hóa học đòi hỏi người sử dụng phải có hiểu biết cần thiết về thuốc và có những kỹ năng nhất định về pha chế sử dụng Phần hướng dẫn dưới đây không chỉ áp dụng cho việc phòng trừ bọ xít hại vải nhãn mà còn có tác dụng giúp học viên ứng dụng trong các tình huống sử dụng thuốc khác . dụng thuốc hóa học trừ cỏ dại hại vải nhãn 69 2. Phòng trừ một số dịch hại khác hại vải, nhãn 72 2.1. Phòng trừ dơi hại vải, nhãn 72 2.1.1. Tác hại của dơi hại quả vải, nhãn 72 2.1.2. Đặc. CHUYÊN MÔN, CHƢ ̃ VIÊ ́ T TĂ ́ T MĐ: Mô đun LT: lý thuyết TH: thực hành KT: kiểm tra 8 MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI VẢI, NHÃN Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu về mô đun Phòng trừ dịch. chương trình và biên soạn giáo trình dùng cho đào tạo trình độ sơ cấp nghề đối với nghề Trồng vải, nhãn. Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại vải, nhãn là một trong 6 giáo trình được biên soạn

Ngày đăng: 24/06/2015, 22:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan