1. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn
1.2. Điều tra cỏ dại trên vườn vải, nhãn
* Mục đích
Nhằm giúp học viên phân biệt được các loại cỏ dại, trên vườn cây ăn quả.
* Điều kiện thực hiện
- Địa điểm thực hành: Vườn vải, nhãn
- Thiết bị: Kính hiển vi, kính lúp, cân kỹ thuật. - Dụng cụ, vật liệu.
Thước mét, khung có kích thước 50 x 50cm
Khay đựng mẫu, túi nilon, dao con, bút chì, sổ ghi chép.
*Trình tự thực hiện
Tiến hành các bước điều tra theo hướng dẫn trong bảng dưới đây:
Bảng 24: Các bƣớc điều tra cỏ dại trong vƣờn vải, nhãn
Bƣớc Cách tiến hành
1.1. Xác định điểm điều tra
- Chọn 5 điểm theo đường chéo góc 4 điểm ở 4 góc cách bờ bằng 1/4-1/5 chiều dài của đường chéo; 1 điểm chính giữa nơi giao nhau của 2 đường chéo.
1.2. Đánh giá sơ bộ tình hình cỏ dại
Quan sát xác định:
- Các loại cỏ có mặt trong điểm điều tra
- Mức độ xuất hiện của từng loài theo đánh giá bằng mắt thông qua diện tích che phủ của loài đó trên mặt đất hoặc trong không gian. Việc phan cấp mức độ xuất hiện có thể phân theo 5 cấp theo bảng 25 đề cập dưới đây: - Kết quả ghi vào bảng 1
1.3. Lấy mẫu để xác định chủng loại cỏ dại
- Dùng khung có kích thước 50 x 50cm đặt ngẫu nhiên vào điểm điều tra.
- Thu thập tất cả các loại cỏ dại có trong khung (lưu ý đối với những loại cỏ bò lan rộng chỉ cắt toàn bộ phần thân lá nằm trong khung).
- Phân loại và đếm số cá thể của từng loài và ghi vào phiếu điều tra.
- Định lượng mẫu:
+ Xác định các loài cỏ có trong mẫu đó + Xác định mật độ của từng loài
+ Trọng lượng của từng loài - Ghi kết quả.
1.4. Tổng hợp và báo cáo kết quả
Để xác định được loài hoặc nhóm cỏ phổ biến, ta cần xác định mức độ phổ biến của các loài cỏ theo phân cấp dựa vào mật độ và trọng lượng sinh khối của loài theo thang phân cấp (bảng 25).
Bảng 25: Bảng phân cấp mức độ cỏ dại
Cấp Ký hiệu Mức độ che phủ củ cỏ dại
Cấp 1 + < 5% diện tích bị che phủ. Cấp 2 ++ < 5- 10% diện tích bị che phủ. Cấp 3 +++ < 11-20% diện tích bị che phủ. Cấp 4 ++++ < 21-30% diện tích bị che phủ Cấp 5 +++++ > 30% diện tích bị che phủ.
* Các dạng sai hỏng thường gặp và cách khắc phục
Bảng 26: Một số dạng sai hỏng thƣờng gặp khi điều tra cỏ dại và cách khắc phục
TT Hiện tƣợng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
1
Xác định điểm không đại diện, không chính xác
Không xác định đường chéo khu vườn, không tuân thủ quy địnhnxác định điểm.
Đo đường chéo góc xác định điểm chính xác
2
Bỏ sót cỏ dại Không cẩn thận thu thập, không hết cỏ.
Thu gom đầy đủ. Kiểm tra lại sau khi thu gom.
3
Phân loại không chính xác
Không phân biệt, nhận dạng được cỏ dại.
So sánh đối chiếu mẫu cỏ dại thu được với ảnh trong bộ ảnh mẫu.
Một số loại cỏ dại trong vƣờn vải nhãn
Hình 49: Cỏ tranh Hình 48: Cỏ trinh nữ
1.3. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn