Bệnh chổi rồng hại nhãn

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn (Trang 54)

3.1.Triệu chứng tác hại do bệnh chổi rồng

Bệnh còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: bệnh chùn ngọn, bệnh chổi sể, bệnh hủi nhãn vv....Hiện nay bệnh đang có xu hướng phát triển mạnh gây tác hại lớn nhất là tại các vùng trồng nhãn đồng bằng Sông Cửu long.

Triệu chứng:

Trên là và chồi non chồi non không phát triển được, mọc thành chùm. Lá nhỏ không xoè ra được, xoăn và cụm lại như bó chổi. Lá mọc thành chùm với nhiều nhánh nhỏ, ngắn (hình 45)

Trên chùm hoa và quả: bệnh gây hại trên cuống chùnm và trên hoa, quả non. Bệnh làm cho hoa kém phát triển và đậu quả ít, quả non bị rụng.

Hình 45: Triệu chứng bệnh trên lá

Hình 46: Triệu chứng bệnh trên hoa

3.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh phát triển của bệnh chổi rồng chổi rồng

Tác nhân gây bệnh vẫn chưa được thống nhất, (có người cho rằng do Phytoplasma, có người cho rằng do virus, có người cho là do nhện lông nhung vv...).

Bệnh phát sinh gây hại nặng trên vương ươm Eriophyes dimocarpi là tác nhân gây bệnh, nhưng tác giả khác lại cho rằng do bọ đục cành

3.3. Phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn

- Không lấy giống từ những vùng đã bị bệnh trồng cho những vùng chưa bị bệnh để tránh bệnh lây lan.

- Kết hợp cắt tỉa cành đặc biệt là đối với những vườn trong vùng đang có bệnh phát triển.

- Trong giai đoạn cây ra đọt non, ra hoa kết quả định kỳ 10 ngày/lần bằng các loại thuốc trừ trù nhện lông nhung: Sulox 80WP; Saromite 57EC; dầu khoáng SK Enspray 99EC; Ortus 5SC; Pegasus 500SC; Vimite 10ND; Cascade 5EC; Nissorun 5EC; Kumulus 80DF…

Các loại thuốc trren nên phun luân phiên để tráng tình trạng quen, chống thuốc. Phun tập trung vào những bộ phận non của cây.

- Cây bị bệnh nhẹ, nên vệ sinh vườn sạch sẽ và thường xuyên cắt bỏ những cành bị bệnh (cắt sâu khoảng 40-50 cm tính từ ngọn cành), đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để tránh bệnh lây lan.

- Tưới nước theo kiểu phun mưa hoặc phun tia nước vào những bộ phận non của cây cũng có tác dụng hạn chế bệnh do nhện bị rửa trôi.

- Ngoài những biện pháp trên đây, cần chăm sóc cây nhãn chu đáo như bón phân, tưới nước đầy đủ theo yêu cầu của cây và phòng trừ kịp thời những sâu bệnh khác để tăng cường sức đề kháng, chống chịu với bệnh cho cây.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)