1.1 .Triệu chứng tác hại
3. Sâu đục thân cành vải, nhãn
3.1. Triệu chứng tác hại
Cây bị hại cây sinh trưởng kém, còi cọc, quả hay bị rụng, quả nhỏ, chất lượng kém. Cành cây dễ bị gãy khi gặp gió bão. Bị hại nặng, thì cả đoạn cành hoặc cả cây có thể bị chết
Sâu non đục từ vỏ vào bên trong thân, cành lớn tạo thành đường đục. Đường đục thường hướng về phía gốc cây. Cách một đoạn sâu lại đục một lỗ xả phân ra ngoài. Khi quan sát thân cây có thể thấy các lỗ này. Những lỗ mới gần vị trí sâu non nhất có mùn cưa (phân sâu) mới thải ra có màu sáng.
Sâu đục gốc đục chủ yếu ở phần gốc tạo thành vòng tròn khép kín quanh gốc ở vị trí sát mặt đất hoặc dưới mặt đất vài cm. Khi bị hại năng vỏ gốc và một phần gỗ bị cắt đắt làm cho cây bị chết.
Hình 20: Cành bi héo do bi sâu đục
3.2. Nhận biết sâu đục thân cành vải, nhãn
+ Trứng: Có hình hạt cà, lúc đầu bên ngoài có keo bao bọc. Sau khi đẻ khoảng 8 -10 ngày trứng nở.
+ Sâu non của sâu đục cành mới nở dài 1mm màu hồng. Đẫy sức dài tới 4-5cm.
Sâu non của sâu đục thân, đục gốc có màu trắng vàng, đẫy sức dài tới 5cm (hình 24)
Hình 22: Triệu chứng sâu đục gốc nhãn
+ Nhộng: thuộc loại nhộng trần, lúc đầu có màu vàng kem, sau chuyển màu lục.
+ Trưởng thành gồm ba loại
Xén tóc: xén tóc xanh có ánh bạc chủ yếu đục cành Xén tóc nâu đậm chủ yếu đục thân
Xén tóc sao màu lam đen có hai chấm trắng chủ yếu đục gốc. Xén tóc cái có kích thước to hơn xén tóc đực. Con đực nhỏ, thon nhưng có râu dài hơn con cái.
Hình 26: Trưởng thành sâu đục thân cành vải, nhãn Hình 24: Sâu non
3.3. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân cành vải, nhãn thân cành vải, nhãn
Trưởng thành sâu đục thân, cành vũ hóa vào tháng 4-5. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trên vỏ cây, góc cành. Thời gian đẻ trứng bắt đầu từ cuối tháng 4. Sau khi vũ hóa vẫn nằm trong buồng nhộng 2-3 ngày. Trưởng thành hầu như không ăn thêm.
Trưởng thành sâu đục cành đẻ trứng vào nách lá của chồi non.
Trưởng thành sâu đục gốc lại đẻ trứng vào kẽ nứt của đoạn thân dưới gốc, chúng lấy răng khoét lỗ rồi đẻ mỗi lỗ một quả.
Mỗi xén tóc có thể đẻ 15-20 trứng, thời gian sống khoảng 20 ngày.
Sâu non sau khi nở ăn vỏ trứng. Sau đó đục vào vỏ cây khoảng 10mm rồi đục vào thân cây. Sâu càng lớn đường đục càng rộng ra. Sâu thải phân ngay trong đường đục. Một phần phân được đùn ra ngoài qua lỗ đục
Khi đẫy sức sâu đục dần ra phía ngoài vỏ há nhộng tạo thành đường hầm dài khoảng 50 - 60cm.
Sâu đục thân, cành phát sinh gây hại nặng quanh năm. Triệu chứng héo canh thể hiện vào tháng 6 - 8
3.4. Phòng trừ sâu đục thân cành vải, nhãn
- Dùng kéo cắt những cành héo và tìm diệt sâu non
- Nếu sâu non nằm trong thân cây thì dùng gai mây hoặc dây thép luồn vào lỗ bắt và diệt sâu.
- Dùng vợt để bắt trưởng thành (xén tóc)
- Quét vôi đoạn gốc thân để hạn chế vết nứt làm mất nơi đẻ trứng của trưởng thành.
- Tìm bắt trưởng thành vào tháng 4 -5
- Phát hiện sớm cây bị hại để can thiệp kịp thời. Biểu hiện khi cây bị hại là lá cành bị héo. Khi bị hại nhẹ, lá chỉ héo vào lúc trời nắng, nhiệt độ cao, ban đêm phục hồi. Khi bị năng mức độ héo càng nặng, thời gian héo ngày càng kéo dài.
Cũng có thể phát hiện bằng cách quan sát các lỗ đục trên thân cành và phân thải (mùn cưa) rới trên mặt đất hoặc tán lá
- Diệt sâu non: quan sát tìm các lỗ đục có phân còn mới. Dùng que sát chọc vào đường đục diệt sâu (hình 27). Hoặc dùng bơm tiêm bơm thuốc vào đường đục rồi bít chặt bằng đất sét (hình 28).
Đối với sâu đục gốc: tìm vị trí sâu hoạt động ở phần thân cây ở sát mặt đất, dùng dao nhọn lần theo vết sâu đục và tìm diệt sâu non.
- Biện pháp hoá học: sử dụng các loại thuốc
Dipterec 0,1- 0,2%, nên thêm 1.2 chén rượu trằng cho 1 bình 10 lít. Sherpa 25EC 10-15ml/bình 10lít.
Bi 5850EC pha 20--25ml/ bình 1 lít
Các loại thuốc trên phun đều trên tán cây. Phun vào thangd 4 – 6 nhằm diệt sâu non mới nở trước khi đục vào thân cành.