3.1 .Triệu chứng tác hại do bệnh chổi rồng
4. Phòng trừ một số bệnh hại khác hại vải, nhãn
Bên cạnh các bệnh nêu trên trên vải, nhãn còn một số loại bệnh khác như bệnh ghẻ cành, bệnh muội đen (bệnh ám khói), bệnh thối rễ, bệnh chết rũ vv... cũng là những loại bệnh phát sinh gây hại trong những thời kỳ nhất định. Tuy mức độ tác hại không lớn nhưng cũng làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của câu, làm vườn cây mau cỗi năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.
4.1. Bệnh ghẻ cành
- Bệnh do nấm gây nên. Nấm gây hại trên thân, cành tạo thành những vết sần sùi. Vỏ cành bị phồng rộp, sùi lên tạo thành các nốt dễ bóc. Khi bóc các nốt sần sẽ lộ ra lớp vỏ sáng màu đang bị hại nằm bên dưới.
- Bệnh phát triển bmạnh trên các vườn vải vải ít được chăm sóc chu đáo, vườn rậm rạp nhiều cỏ dại, ít được tỉa cành tạo tán.
- Phòng trừ:
Không nên trồng cây với mật độ dày, thường xuyên tỉa cành tạo tán, vệ sinh vườn cây; giữ vườn khô ráo, tránh đọng nước.
Cắt tỉa cành, dọn sạch cỏ dại cho vương thông tháng tạo điều kiện bất lợi cho bệnh phát triển.
Tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón thừa phân đạm và không được phun phân bón lá lúc cây đang nhiễm bệnh.
Khi cây bị bệnh, nhanh chóng cắt những cành bị bệnh đem ra khỏi vườn tiêu hủy để tránh lây lan sang cây khác.
Sử dụng các loại thuốc hóa học gốc chứa đồng như Norshield 86,2 WG, booc đô vv… để phun ở giai đoạn cây ra chồi non. Nếu bệnh nặng, phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày.
Dùng thanh tren, cạo bỏ lớp vỏ sần và phun (hoặc bôi) thuốc booc đô.
4.2. Bệnh ám khói.
Bệnh ám khói (còn có tên gọi là bệnh muội ám khói) do nấm gây nên - Phát sinh trên cành, lá, quả lúc đầu là những chấm tròn và có hình như tia xạ sau đó loang rộng ra và hình thành 1 lớp mỏng mầu đen. Lớp mỏng ngày càng dầy lên và có dạng giống như muội than.
Bệnh gây ảnh hưởng đến xấu đến hoạt động quang hợp của lá làm cho cây sinh trưởng kém. Trên quả bệnh làm quả bị ám đen giảm giá trị thương phẩm.
Hình 47: Triệu chứng bệnh trên hoa lá
5. Hƣớng dẫn sử dụng thuốc bvtv trong phòng trừ sâu bệnh hại vải nhãn
Trong việc phòng trừ bệnh hại cho vải nhãn hiện nay, biện pháp hoá học được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên do hiểu biết của người sản xuất về đối tượng gây hại về đặc điểm, tính chất thuốc BVTV còn hạn chế nên việc sử dụng thuốc nhiều trường hợp kém hiệu quả. Không đảm bảo tiêu chuẩn quy định về môi trường và an toàn thực phẩm
Nhằm giúp người sản xuất có những hiểu biết nhất định trong việc sử dụng thuốc BVTV dưới đây xin giới thiệu một số vấn về lựa chọn loại thuốc phương pháp sử dụng thuốc BVTV:
5.1. Sử dụng thuốc hóa học xử lý đất
- Phương pháp này thường được áp dụng đối với đất vườn ươm hoặc đất trồng mới cây vải, nhãn nhằm ngăn ngừa hoặc chữa một số loại bệnh hại thời kỳ cây con như bệnh: thối gốc, bệnh lở cổ rễ, bệnh tuyến trùng hại rễ
- Các loại thuốc thường được sử dụng: Benlate
Ridomil Boocđô Vôi bột vv.
- Phương pháp tiến hành: Đối với luống gieo ươm hạt
Hòa thuốc (nồng độ căn cứ vào loại thuốc sử dụng)
Tưới đều lên toàn bộ bề mặt luống ươm (đã chuẩn bị: làm đất nhỏ lên luống, san phẳng) Lượng dung dịch thuốc 2 lit/10m2
Để khoảng 1 đến 2 ngày, đảo đều rồi gieo hạt
Đối với luống ươm cây con đã mọc:
Hòa thuốc (nồng độ căn cứ vào loại thuốc sử dụng)
Tưới đều hoặc dùng bình bơm phun đều lên toàn bộ bề mặt luống, đặc biệt chú ý vùng đất mà cây con đã có biểu hiện bị bệnh (héo, rụng lá vv..)
Đối với vườn trồng mới hoặc vườn cây đang trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển
Rắc thuốc bột hoặc hòa thuốc vào nước tưới vào hố trồng (lượng thuốc dùng tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng, loại và tuổi cây) Rắc thuốc bột hoặc hòa thuốc vào nước tưới vào vùng đất có bộ rễ
họat động (lượng thuốc dùng tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng, loại và tuổi cây). Xới nhẹ cho thuốc phân bố đều vào lớp đất mặt với độ sâu 2- 4 cm
Pha một trong các loại thuốc
Ridomil 72 WP với lượng 20 - 30g/10lit nước Score 250EC với lượng 8 -10 ml/10lit nước Bavistin với lượng 10 -12 ml/10lit nước Dùng ôdoa tưới lên bề mặt luống cây con đã bị hại
Chú ý: tiến hành sớm khi phát hiện lác đác có cây con bị teo gốc, héo
5.2. Sử dụng thuốc hóa học xử lý giống
Sử dụng thuốc hoá học xử lý giống có thể áp dụng các phương pháp sau: - Đối với hạt giống:
Hạt giống trong quá trình bảo quản: trộn đều thuốc hoá học với hạt theo phươg pháp xử lý khô
Hạt giống chuẩn bị đem gieo áp dụng phương pháp xử lý khô, nửa khô hoặc xử lý ướt
- Đối với hom, cây con giống:
Cắt tỉa bớt rễ quá dài, rễ bị đứt, bị tổn thương trong quá trình đánh cây con
Hoà thuốc thành dung dịch hoặc trộn thành hồ nhão (thuốc + bùn) nhúng rễ cây giống trước khi trồng.
Để ráo, đem trồng
Ví dụ: Xử lý thuốc trừ bệnh thối rễ cây trong vườn trồng Pha một trong các loại thuốc
Ridomil 72 WP với lượng 20 - 30g/10lit nước Score 250EC với lượng 8 -10 ml/10lit nước Bavistin với lượng 10 -12 ml/10lit nước Tưới vào gốc cây với lượng 10-15 lit.gốc Chú ý: tiến hành khi trời có mưa ẩm
5.3. Sử dụng thuốc hóa học để phun thuốc
Phun thuốc là phương thức sử dụng thuốc hoá học được sử dụng phổ biến nhất áp dụng cho nhiều loại cây trồng trong đó có cây ăn quả.
Bằng cách sử dụng các loại máy (bình bơm tay, máy phun có động cơ phung dung dịch thuốc hoặc thuốc bột phun lên cây để trừ diệt bệnh hại.
Kỹ thuật sử dụng thuốc hoá học phun trừ bệnh hại bao gồm các bước + Xác định loại thuốc sử dụng
+ Chuẩn bị dụng cụ máy móc
+ Tính toán lượng dung dịch thuốc cần phun và lượng thuốc thương phẩm cần sử dụng
+ Pha thuốc: + Phun thuốc
+ Kết thúc phun, vệ sinh cá nhân, dụng cụ thiết bị và bảo quản đồ dùng thiết bị.
* Một số chú ý cần thiết khi sử dụng thuốc hoá học phòng trừ bệnh hại vải, nhãn bằng phương pháp phun:
- Cần theo dõi tình hình phát sinh, phát triển của bệnh và tiến hành sớm ngay từ khi cây có biểu hiện bệnh hại đầu tiên
- Đối với một số loại bệnh mà quá trình phát sinh gây hại mang tính quy luật gắn liền với mùa vụ và diễn biến của điều kiện thời tiết khí hậu cần phun phòng vào thời điểm bệnh chưa có biểu hiện phát sinh. Ví dụ:
Để phòng bệnh sương mai hại hoa vải nhãn cần phun phòng vào thời điểm: Trước khi hoa nở 5-7 ngày
Khi trời có mưa phùn, nhiệt độ thấp
Để phòng bệnh lở cổ rễ hại cây con trong vườm ươm cần phun phòng vào thời điểm:
Khi cây mọc mầm
Khi cây ra lá thật đầu tiên
- Cần phun kép cách nhau 5 - 7 ngày trong các trường hợp Bệnh hại thường xuyên xuật hiện và gây hại qua các năm Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong đất, tàn dư cây bệnh
Khi điều kiện ngoại cảnh thời gian tới rất thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển
Thời gian sắp tới cây chuyển sang giai đoạn rất thuận lợi với bệnh. Cây vải, nhãn sắo bước sang giai đoạn rất mẫn cảm với bệnh. - Tránh phun thuốc vào các thời điểm:
Cây đang nở hoa, thụ phấn thụ tinh (khi hoa nở, nhất là khi hoa cái và hoa lưỡng tính nở).
Khi trời đang có mưa ẩm hoặc thời tiết thay đổi có thể có mưa lớn Khi trời quá nóng hoặc quá lạnh.
- Một số loại bệnh hiện chưa có thuốc đặc hiệu nên việc sử dụng thuốc cần chú ý.
Thay đổi loại thuốc sử dụng khi bệnh không có biểu hiện giảm thoái sau khi phun thuốc 2-3 ngày.
Phối hợp vài loại thuốc cùng có tác dụng trừ diệt một loại bệnh * Giới thiệu một số loại thuốc phun trừ bệnh hại vải, nhãn và nồng độ, liều lượng sử dụng
Bảng 23: Hƣớng dẫn sử dụng một số loại thuốc trừ bệnh hại vải, nhãn Loại thuốc thƣơng
phẩm Loại bệnh Nồng độ pha Boocđô Thối ngọn Bệnh sương mai Ghẻ cành Muội đen 1- 2%
Benlate 50WP Cháy lá Ghẻ, khô cành 0,5%. Daconil 75WP Ghẻ, khô cành Lở cổ rễ 20g/10 lit nước Oxychlorua đồng 30 BTN Bệnh ghẻ cành 70g/10lit nước Ridomil 72 WP Bệnh sương mai
Thối rễ
20 - 30g/10lit nước
Rineb 80 WP Bệnh sương mai Thối rễ
20 - 30g/10lit nước
Score 250EC Khô hoa rụng quả Bệnh thối gốc, rễ
8 - 10 ml/10lit nước
5.4. Sử dụng thuốc BVTV để bôi, quét lên cây
+ Phạm vi áp dụng
Phương pháp sử dụng thuốc này thường được áp dụng trong một số trường hợp:
Bệnh hại cục bộ ở các bộ phận: thân, cành lớn, gốc cây như bệnh ghẻ thân cành, thối loét.
Bệnh chưa lan rộng về phạm vi, chưa trầm trong về mức độ hại. Các vết thương tạo ra trong quá trình chăm sóc hoặc nhân giống
(vết cắt cành, tỉa chồi, vết cắt trên hom giống vv..)
+ Ưu nhược điểm - Ưu điểm
Đơn giản, dễ tiến hành.
Tập trung được lượng thuốc vào những vị trí nhất định, nên hiệu quả trừ bệnh cao.
Có tác dụng trừ bệnh và bảo vệ cây lâu dài. Tiết kiệm chi phí về thuốc.
- Nhược điểm:
Tốn công lao động
Không khả thi khi bệnh đã phát triển mạnh hoặc khi cần áp dụng trên quy mô rộng.
+ Cách tiến hành
- Pha thuốc hoặc làm hồ quét. - Quét thuốc: bao gồm các bước.
Làm sạch bộ phận bị bệnh: cạo sạch phần vỏ cây bị bệnh, khoét rộng vết thương. dùng giẻ sạch lau khô.
Quét thuốc hoặc hồ có chứa thuốc lên vị trí vết bệnh: có thể dùng miếng giẻ tẩm thuốc dập dập vào vị trí cần quét; hoặc dùng chổi sơn quét thuốc vào vết bệnh hoặc vết thương cần xử lý. Trong trường hợp dùng hồ chứa thuốc và vị trí cần quét rộng có thể dùng găng tay cao su phết thuốc dọc theo đoạn thân cành cần xử lý.
B. Câu hỏi và bài tập
1. Mô tả triệu chứng gây ra bởi các loại bệnh: sương mai, thán thư, chổi rồng hại vải, nhãn.
2. Trình bày một số đặc điểm cơ bản về đặc tính sinh học của sinh vật gây bệnh sương mai, thán thư, chổi rồng hại vải, nhãn.
3 Nêu các biện pháp phòng trừ có thể áp dụng đối với bệnh sương mai, thán thư, chổi rồng hại vải, nhãn.
4. Bài tập thực hành:
- Nhận biết triệu chứng các loại bệnh hại vải nhã sau: sương mai, thán thư, chổi rồng.
Bài 4: Phòng trừ cỏ dại và dịch hại khác Mã bài: MĐ04-04 Mã bài: MĐ04-04
Mục tiêu
- Liệt kê được các loại cỏ dại chính và các đối tượng dịch hại khác (ngoài sâu, bệnh, cỏ dại) hại vải, nhãn
- Nhận dạng được các đối tượng cỏ dại chính và một số dịch hại khác hại vải, nhãn
- Giải thích được phương thức gây hại và tác hại của cỏ dại, cũng như một số dịch hại khác hại vải nhãn. Vận dụng phán đoán được đối tượng gây hại thông qua triệu chứng để lại trên cây.
- Thực hiện được các biện pháp phòng trừ cỏ dại và một số dịch hại khác hại vải, nhãn.
A. Nội dung
1. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn
1.1. Tác hại của cỏ dại đối với vải, nhãn
Cỏ dại là những loại thực vật mọc tự nhiên ngoài ý muốn của con người. Do đặc điểm là những thực vật mang tính hoang dại nên sức sống và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận rất cao. Nếu không có biện pháp trừ diệt một cách kịp thời cỏ dại sẽ phát triển tràn lan và gây tác hại nghiêm trọng.
Đối với cây vải nhãn, cỏ dại tuy không gây tác hại lớn như sâu, bệnh hại. Tuy nhiên cỏ dại cũng gây những tác hại nhất định thể hiện trên các khía cạnh:
- Cỏ dại tranh chấp về ánh sáng:
Ánh sáng là yếu tố quyết định năng suất của cây vải, nhãn. Trong điều kiện thiếu ánh sáng cây ăn quả sinh trưởng, phát triển kém, biểu hiện cây thường có hiện tượng vống lướt, khả năng phân cành kém, cây chậm ra hoa, kết quả, hoa quả hay bị rụng, tỷ lệ đậu quả thấp, chất lượng quả kém (cả về mã quả và hàm lượng dinh dưỡng trong quả)
Trong vườn vải, nhãn đặc biệt là đối với vườn ươm cây con, cây mới trồng bộ tán cây chưa phát triển cỏ dại thường phát triển mạnh. Khi cỏ dại phát triển amnhj che khuất, lấn át cây vải, nhãn làm cho cây thiếu ánh sáng.
- Cỏ dại tranh chấp nước và dinh dưỡng
Để đáp ứng yêu cầu của mình, cỏ dại hút một lượng lớn nước và dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng mà cỏ dại sử dụng cũng đồng thời là dinh dưỡng cần thiết cho cây ăn quả. Do cùng tồn tại trong môi trường vườn cây nên cỏ dại
tranh chấp với cây vải nhãn về các yếu tố này, do đó cây ăn quả bị cạnh tranh về mặt dinh dưỡng.
Trong điều kiện vườn vải nhãn được trồng trên đất có độ phì nhiêu thấp, lượng phân bón đầu tư ít thì tác hại của dại càng thể hiện rõ nét. Ở những vườn này ta có thể thấy một biểu hiện dễ nhận biết là cây cằn cỗi, tốc độ sinh trưởng chậm, thậm chí cây ăn quả có thể bị lấn át và bị chết
- Cỏ dại tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển
Nhiều loại sâu bệnh bên cạnh gây hại cho cây vải, nhãn còn có thể sử dụng chất dinh dưỡng trên cỏ dại. Vì thế cỏ dại có thể là nguồn ký chủ phụ cho nhiều loại sâu, bệnh có thể sử dụng tạm thời chất dinh dưỡng chất cỏ dại vì thế chúng có thể tiếp tục tồn tại chờ cơ hội tiếp tục gây hại cho cây vải, nhãn.
Ngoài ra cỏ dại còn tạo điều kiện tiểu khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh phát triền. Sở dĩ như vậy là vì cỏ dại là nơi cư trú, ẩn nấp, là nhân tố che khuất ánh tạo điều kiện độ ẩm cao trong vườn, đó là những điều kiện rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển lây lan. Thực tế cho thấy vườn vải, nhãn càng nhiều cỏ dại thì mật độ sâu hại, tỷ lệ bệnh càng cao, mức độ bị hại do sâu bệnh gây ra càng lớn.
1.2. Điều tra cỏ dại trên vườn vải, nhãn
* Mục đích
Nhằm giúp học viên phân biệt được các loại cỏ dại, trên vườn cây ăn quả.
* Điều kiện thực hiện
- Địa điểm thực hành: Vườn vải, nhãn
- Thiết bị: Kính hiển vi, kính lúp, cân kỹ thuật. - Dụng cụ, vật liệu.
Thước mét, khung có kích thước 50 x 50cm
Khay đựng mẫu, túi nilon, dao con, bút chì, sổ ghi chép.
*Trình tự thực hiện
Tiến hành các bước điều tra theo hướng dẫn trong bảng dưới đây:
Bảng 24: Các bƣớc điều tra cỏ dại trong vƣờn vải, nhãn
Bƣớc Cách tiến hành
1.1. Xác định điểm điều tra
- Chọn 5 điểm theo đường chéo góc 4 điểm ở 4 góc cách bờ bằng 1/4-1/5 chiều dài của đường chéo; 1 điểm chính giữa nơi giao nhau của 2 đường chéo.
1.2. Đánh giá sơ bộ tình hình cỏ dại
Quan sát xác định:
- Các loại cỏ có mặt trong điểm điều tra
- Mức độ xuất hiện của từng loài theo đánh giá bằng mắt thông qua diện tích che phủ của loài đó trên mặt đất hoặc trong không gian. Việc phan cấp mức độ xuất hiện có thể phân theo 5 cấp theo bảng 25 đề cập dưới đây: