Nội dung chính của môđun

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn (Trang 87)

Mã bài Tên bài Loại

bài dạy Địa điểm

Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 04-01

Điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn Tích hợp Lớp học/ Vườn cây 20 4 15 1 MĐ 04-02 Phòng trừ sâu hại vải, nhãn Tích hợp Lớp học/ Vườn cây 24 6 17 1 MĐ 04-03 Phòng trừ bệnh hại vải, nhãn Tích hợp Lớp học/ Vườn cây 22 6 15 1 MĐ 04-04 Phòng trừ cỏ dại và dịch hại khác Tích hợp Lớp học/ Vườn cây 18 4 13 1

Kiểm tra hết mô đun 4 4

Cộng 88 20 60 8

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành.

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, thực hành

4.1. Nguồn lực cần thiết cho việc giảng dạy môđun

* Cơ sở vật chất

- Phòng học (30 học viên). - Vườn trồng vải, nhãn

- Phòng thí nghiệm với các trang thiết bị nuôi giám định sâu hại, sinh vật gây bệnh, các dụng cụ pha chế thuốc BVTV.

* Học liệu

- Mẫu tiêu bản triệu chứng do dịch hại vải, nhãn gây ra.

- Mẫu thuốc hoá học, chế phẩm sinh học phòng trừ dịch hại vải, nhãn. - Đĩa CD về thao tác điều tra dịch hại và thao tác trừ diệt dịch hại hại vải, nhãn.

- Bộ slide ảnh và tranh minh hoạ (cỡ A0) về triệu chứng dịch hại hại vải, nhãn; các pha phát dục, tuổi sâu hại, hình ảnh nấm, vi khuẩn gây bệnh.

* Dụng cụ và trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập

+ Dụng cụ:

- Bộ dụng cụ điều tra dịch hại cây trồng. - Bộ dụng cụ pha chế, xử lý thuốc BVTV. - Bộ dụng cụ bảo hộ lao động.

+ Các trang thiết bị dạy học: - Máy tính cá nhân - Máy chiếu Projector - Máy ảnh kỹ thuật số + Tài liệu:

- Giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại hại vải, nhãn

- Các tài liệu phát tay hướng dẫn điều tra dịch hại. Bảng phân tuổi sâu, cấp bệnh. Bảng danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

* Các nguồn lực khác

- Phương tiện đi lại cho việc điều tra sâu bệnh vườn vải, nhãn và các điều kiện cần thiết khác cho việc đào tạo.

4.2. Phạm vi áp dung chƣơng trình

- Chương trình môđun được áp dụng đào tạo cho đối tượng học nghảnTồng vải, nhãn trình độ sơ cấp với thời gian đào tạo dưới 12 tháng.

4.3. Hƣớng dẫn một số điểm chính về phƣơng pháp giảng dạy môđun

- Việc chuẩn bị các học liệu cần thiết cần đặc biệt được chú ý, nhất là các mẫu tiêu bản, slide ảnh, đĩa CD về các hình ảnh triệu chứng do dịch hại gây ra trên vải, nhãn, hình ảnh về các giai đoạn phát dục của sâu, vi sinh vật gây bệnh vv...

- Chuẩn bị chu đáo địa bàn cho việc thực hành về các thao tác điều tra dịch hại, nhận biết triệu chứng hoặc áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại vải, nhãn.

- Phần đặc điểm nhận biết nên tiến hành bằng cách kết hợp giữa mẫu thật, tranh ảnh minh hoạ và giải thích của giáo viên.

- Đối với các nội dung thực hành sử dụng tài liệu phát tay, phiếu giao bài tập làm tài liệu tham khảo. Giáo viên hướng dẫn kết hợp thao tác mẫu. Phần thực hiện chủ yếu tiến hành tại thực địa vườn cây.Trong quá trình này kết hợp hoạt động kiểm tra đánh giá kỹ năng của giáo viên.

4.4. Những trọng tâm chƣơng trình cần chú ý

- Phương pháp điều tra, đánh giá tình hình sâu bệnh hại vải, nhãn.

- Triệu chứng tác hại, đặc điểm sinh học của các loại sâu bệnh chủ yếu hại vải, nhãn.

- Phương pháp phòng trừ các loại sịch hại chủ yếu hại vải, nhãn.

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

5.1. Bài 1:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Sự cần thiết của việc điều tra sâu

bệnh hại vải, nhãn Đánh giá thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận Chọn điểm và vị trí điều tra sâu

bệnh hại vải Kiểm tra kỹ năng chọn điểm và vị trí điều tra trên thực địa Điều tra thành phần sâu bệnh

hại vải

Đánh giá thông qua việc nhận biết các đối tượng sâu bệnh hại vải nhãn trong bài thực hành

Điều tra diễn biến sâu bệnh hại vải

Đánh giá thông qua việc nhận biết các đối tượng sâu bệnh hại vải nhãn trong bài thực hành

Tính toán kết quả và đánh giá

tình hình sâu bệnh hại vải Đánh giá thông qua bài tập xử lý tính toán các chỉ tiêu sâu bệnh hại chính

5.2. Bài 2:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Mô tả triệu chứng của các đối tượng sâu hại chính hại vải, nhãn

Đánh giá trên thực địa vườn vải, nhãn kỹ năng nhận biết triệu chứng của các đối tượng sâu hại chính hại vải, nhãn

Nhận biết các pha phát dục của các đối tượng sâu hại chính hại vải, nhãn

Đánh giá trên thực địa vườn vải, nhãn kỹ năng nhận biết các pha phát dục của các đối tượng sâu hại chính hại vải, nhãn

phát sinh gây hại của các đối tượng sâu hại chính hại vải, nhãn

nghiệm hoặc tự luận Phòng trừ các đối tượng sâu hại

chính hại vải, nhãn

Đánh giá thông qua các thao tác tiến hành và kết quả thực hiện việc phòng trừ các đối tượng sâu hại chính hại vải, nhãn

Pha chế và sử dụng thuốc hoá học phòng trừ các đối tượng sâu hại chính hại vải, nhãn

Đánh giá thông qua việc nhận biết các đối tượng sâu bệnh hại vải nhãn trong bài thực hành

5.3. Bài 3:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Mô tả triệu chứng của các đối tượng bệnh hại chính hại vải, nhãn

Đánh giá trên thực địa vườn vải, nhãn kỹ năng nhận biết triệu chứng của các đối tượng bệnh hại chính hại vải, nhãn

Đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của các đối tượng bệnh hại chính hại vải, nhãn

Đánh giá thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận

Phòng trừ các đối tượng bệnh hại chính hại vải, nhãn

Đánh giá thông qua các thao tác tiến hành và kết quả thực hiện việc phòng trừ các đối tượng bệnh hại chính hại vải, nhãn

Pha chế và sử dụng thuốc booc đô Đánh giá thông qua việc thực hiện quy trình pha chế, sử dụng thuốc booc đô

5.4. Bài 4:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Mô tả triệu chứng của các đối tượng dịch khác (dơi, chuột) hại vải, nhãn

Đánh giá trên thực địa vườn vải, nhãn kỹ năng nhận biết triệu chứng dịch khác (dơi, chuột) hại vải, nhãn

Nhận biết các các loại cỏ dại hại vải, nhãn

Đánh giá trên thực địa vườn vải, nhãn kỹ năng nhận biết các loại cỏ dại hại vải, nhãn Đặc điểm sinh học và quy luật

phát sinh gây hại của các đối

Đánh giá thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận

tượng dịch hại khác (cỏ dại, dơi, chuột) hại vải, nhãn

Kỹ năng sử dụng thuốc trừ cỏ Đánh giá thông qua các thao tác tiến hành và kết quả thực hiện việc phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn

Kỹ năng thực hiện các biện pháp cơ lý trừ chuột

Đánh giá thông qua các thao tác tiến hành và kết quả thực hiện các biện pháp cơ giới, vật lý trừ chuột

VI. Tài liệu tham khảo

1. Viện BVTV (2002), Kinh nghiệm trồng và chăm sóc vải tại Lục Ngạn, NXBNN Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam, NXBNN Hà Nội.

3. Nguyễn Bình Nhự (2008), Bài giảng Cây ăn quả (tài liệu dùng cho hệ Cao đẳng Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang).

4. Trần Thế Tục (1998) – Hỏi đáp về nhãn vải, NXBNN Hà Nội.

5. Phạm Văn Lầm (2003), Biện pháp canh tác phòng chống sâu bệnh và cỏ dại trong nông nghiệp, NXBNN Hà Nội.

6. Sở Nông nghiệp Hà Nội (2004), Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ chuột hại, NXBNN Hà Nội.

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông -

Lâm Bắc Giang

2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Văn Vượng- Trưởng phòng Trường Đại học Nông -

Lâm Bắc Giang

4. Các ủy viên:

- Ông Nguyễn Bình Nhự - Trưởng khoa Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

- Ông Trần Thế Hanh - Phó trưởng khoa Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

- Ông Nguyễn Quang Chung - Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc

- Ông Lê Văn Ngân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Trần Văn Dư, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

2. Thƣ ký: Bà Trần Thị Anh Thư, Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Các ủy viên:

- Ông Phùng Trung Hiếu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

- Ông Đinh Viết Tú, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

- Ông Hoàng Văn Hồng, Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)