Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn bằng biện pháp kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn (Trang 67 - 70)

1. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn

1.3.1. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn bằng biện pháp kỹ thuật canh tác

- Xử lý phân hữu cơ trước khi bón

Không dùng các loại cỏ dại sinh sản vô tính, cỏ sinh sản hữu tính đã ra hoa kết hạt làm chất độn chuồng, làm vật liệu tủ gốc.

Ủ kỹ phân chuồng bằng phương pháp ủ nóng, thời gian ủ từ 4- 5 tháng. Trong vườn ươm khi đóng bầu nhân giống không sử dụng loại đất có cỏ các loại cỏ dại lạ sinh sống. Hoặc phải xử lý kỹ. Lọc bỏ hết cỏ dại trước khi sử dụng đóng bầu.

+ Biện pháp làm đất phòng trừ cỏ dại

Khi làm đất trồng cây ăn quả thực hiện các biện pháp  Dọn sạch cỏ dại tại những vị trí trồng cây

 Làm đất kỹ: cày lật đất, phơi ải, làm nhỏ đất vơ sạch các đoạn thân rễ cỏ dại trước khi đào hố trồng

 Trong trường hợp sử dụng cỏ rác hoặc các tàn dư hữu cơ khác tủ hố trước khi trồng cần đảm bảo thời gian tủ từ 1-2 tháng, kết hợp trộn vôi bột để tăng mức độ phân huỷ.

+ Biện pháp trồng xen

Trồng xen có tác dụng che phủ diện tích đất trống làm cho cỏ dại không có điều kiện phát triển. Một số phương thức xen canh có thể áp dụng:

Hình 51: Cỏ vừng

Xen cây ăn quả chu kỳ ngắn như: na, dứa, cam quýt với cây ăn quả có chu kỳ dài. theo phương thức này cây ăn quả chu kỳ ngắn được trồng xen hàng hay xen cây với cây ăn quả chu kỳ dài. sau một số năm, khi cây chính có bộ tán đã phát triển rộng tiến hành đốn bỏ cây trồng xen.

Trồng xen cây ngắn ngày với cây ăn quả. Sử dụng các loại cây ngắn ngày như đậu đỗ các loại, lạc trồng xen trong vườn cây ăn quả.

Trồng xen cây phân xanh hoặc cây đa dụng khác. Ví dụ: đậu mèo, trinh nữ không gai, lạc dại, mạch môn

+ Biện pháp che phủ đất

 Biện pháp che phủ đất dựa trên cơ sở là tại điều kiện bất lợi về ánh sáng làm cho cỏ không phát triển được.

 Bên cạnh tác dụng hạn chế cỏ dại, che phủ đất cho vườn cây ăn quả còn nhiều tác dụng khác:

 Bổ sung nguồn hữu cơ tạo chất mùn.

 Giữ ẩm cho đất (tác dụng này đặc biệt có ý nghĩa đối với vùng có điều kiện khí hậu khô hạn, đất thiếu nước).

 Điều hoà nhiệt độ đất.

- Để che phủ đất có thể dùng nhiều loại nguyên, vật liệu khác nhau nhau bao gồm:

 Sử dụng thảm thực vật sống.

 Nguyên liệu hữu cơ như: rơm, rạ, cỏ rác, cây xanh, tàn dư cây sau khi thu hoạch vv…

Hình 53: Trồng lạc dại khống chế cỏ Hình 52: Trồng xen cây

 Có thể sử dụng vật liệu vô cơ chẳng hạn như màng mỏng nilon . - Phương pháp che phủ

 Che phủ bằng thảm cỏ tự nhiên: phương thức này thường được áp dụng trên vùng đất dốc và khi khai hoang trồng mới cây ăn quả. Khi khai hoang không dọn sạch toàn bộ bề mặt mặt đất mà chừa lại diện tích giữa các hàng, các cây tạo thành thảm cỏ che phủ gần như toàn bộ bề mặt vườn. Tuy nhiên cần lưu ý cắt khống chế độ cao, không để cỏ phát triển quá mức che lấp cây ăn quả.

 Che tủ gốc: sử dụng các loại vật liệu như rơm, rạ, cỏ rác, cây xanh, tàn dư cây trồng xen sau khi thu hoạch để che phủ vùng đất xung quanh gốc cây. Độ dày lớp vật liệu hữu cơ che phủ tối thiểu 8-10cm  Che phủ đất bằng màng nilon: đây là một tiến bộ kỹ thuật mới trong

nghề trồng cây ăn quả nói chung , cây vải, nhãn nói riêng. Theo phương pháp này màng nilon được dùng che phủ toàn bộ bề mặt mặt đất giữa các hàng cây, sau một thời gian nhất định khi màng nilon bị lão hoá, mục nát thu dọn thay thế lớp che phủ khác. Khi thực hiện biện pháp này cần lưu ý:

- Sử dụng nilon màu den

- Thu dọn tiêu huỷ sau mỗi chu kỳ sử dụng

+ Xới xáo đất diệt cỏ dại

Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây ăn quả dù đã tiến hành các biện pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của cỏ dại, song không thể hoàn toàn tiêu diệt được chúng. Sau một thời gian nhất định cỏ dại lại phát triển. Để giảm thiểu tác hại của cỏ dại cần tiến hành xới xáo trừ cỏ.

- Tác dụng của biện pháp này thể hiện:

 Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí tăng cường sự phát triển của bộ rễ và các sinh vật có lợi trong đất

 Tăng khả năng thấm nước, giữ ẩm cho đất  Diệt trừ được cỏ dại

- Phương pháp tiến hành

 Xới xáo vùng đất dưới tán cây độ sâu 5 – 10 cm. cày sâu 20 – 25 cm giữa các hàng cây.

 Thu gom cây cỏ hoặc gốc, đoạn thân bị đứt

 Tiêu huỷ bằng cách phi khô, chôn lấp hoặc ủ kỹ làm phân bón - Những chú ý khi thực hiện

 Thời điểm tiến hành: nên tiến hành thường xuyên khi cỏ phát triển mạnh có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến cây ăn quả

 Để tiết kiệm công lao động và chi phí cần kết hợp với việc bón phân thúc (phân hoá học hoặc phân hữu cơ hoà nước tưới)

 Không nên tiến hành vào mùa mưa lớn để tránh gây xói mòn đất

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)