- Phương pháp này thường được áp dụng đối với đất vườn ươm hoặc đất trồng mới cây vải, nhãn nhằm ngăn ngừa hoặc chữa một số loại bệnh hại thời kỳ cây con như bệnh: thối gốc, bệnh lở cổ rễ, bệnh tuyến trùng hại rễ
- Các loại thuốc thường được sử dụng: Benlate
Ridomil Boocđô Vôi bột vv.
- Phương pháp tiến hành: Đối với luống gieo ươm hạt
Hòa thuốc (nồng độ căn cứ vào loại thuốc sử dụng)
Tưới đều lên toàn bộ bề mặt luống ươm (đã chuẩn bị: làm đất nhỏ lên luống, san phẳng) Lượng dung dịch thuốc 2 lit/10m2
Để khoảng 1 đến 2 ngày, đảo đều rồi gieo hạt
Đối với luống ươm cây con đã mọc:
Hòa thuốc (nồng độ căn cứ vào loại thuốc sử dụng)
Tưới đều hoặc dùng bình bơm phun đều lên toàn bộ bề mặt luống, đặc biệt chú ý vùng đất mà cây con đã có biểu hiện bị bệnh (héo, rụng lá vv..)
Đối với vườn trồng mới hoặc vườn cây đang trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển
Rắc thuốc bột hoặc hòa thuốc vào nước tưới vào hố trồng (lượng thuốc dùng tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng, loại và tuổi cây) Rắc thuốc bột hoặc hòa thuốc vào nước tưới vào vùng đất có bộ rễ
họat động (lượng thuốc dùng tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng, loại và tuổi cây). Xới nhẹ cho thuốc phân bố đều vào lớp đất mặt với độ sâu 2- 4 cm
Pha một trong các loại thuốc
Ridomil 72 WP với lượng 20 - 30g/10lit nước Score 250EC với lượng 8 -10 ml/10lit nước Bavistin với lượng 10 -12 ml/10lit nước Dùng ôdoa tưới lên bề mặt luống cây con đã bị hại
Chú ý: tiến hành sớm khi phát hiện lác đác có cây con bị teo gốc, héo
5.2. Sử dụng thuốc hóa học xử lý giống
Sử dụng thuốc hoá học xử lý giống có thể áp dụng các phương pháp sau: - Đối với hạt giống:
Hạt giống trong quá trình bảo quản: trộn đều thuốc hoá học với hạt theo phươg pháp xử lý khô
Hạt giống chuẩn bị đem gieo áp dụng phương pháp xử lý khô, nửa khô hoặc xử lý ướt
- Đối với hom, cây con giống:
Cắt tỉa bớt rễ quá dài, rễ bị đứt, bị tổn thương trong quá trình đánh cây con
Hoà thuốc thành dung dịch hoặc trộn thành hồ nhão (thuốc + bùn) nhúng rễ cây giống trước khi trồng.
Để ráo, đem trồng
Ví dụ: Xử lý thuốc trừ bệnh thối rễ cây trong vườn trồng Pha một trong các loại thuốc
Ridomil 72 WP với lượng 20 - 30g/10lit nước Score 250EC với lượng 8 -10 ml/10lit nước Bavistin với lượng 10 -12 ml/10lit nước Tưới vào gốc cây với lượng 10-15 lit.gốc Chú ý: tiến hành khi trời có mưa ẩm
5.3. Sử dụng thuốc hóa học để phun thuốc
Phun thuốc là phương thức sử dụng thuốc hoá học được sử dụng phổ biến nhất áp dụng cho nhiều loại cây trồng trong đó có cây ăn quả.
Bằng cách sử dụng các loại máy (bình bơm tay, máy phun có động cơ phung dung dịch thuốc hoặc thuốc bột phun lên cây để trừ diệt bệnh hại.
Kỹ thuật sử dụng thuốc hoá học phun trừ bệnh hại bao gồm các bước + Xác định loại thuốc sử dụng
+ Chuẩn bị dụng cụ máy móc
+ Tính toán lượng dung dịch thuốc cần phun và lượng thuốc thương phẩm cần sử dụng
+ Pha thuốc: + Phun thuốc
+ Kết thúc phun, vệ sinh cá nhân, dụng cụ thiết bị và bảo quản đồ dùng thiết bị.
* Một số chú ý cần thiết khi sử dụng thuốc hoá học phòng trừ bệnh hại vải, nhãn bằng phương pháp phun:
- Cần theo dõi tình hình phát sinh, phát triển của bệnh và tiến hành sớm ngay từ khi cây có biểu hiện bệnh hại đầu tiên
- Đối với một số loại bệnh mà quá trình phát sinh gây hại mang tính quy luật gắn liền với mùa vụ và diễn biến của điều kiện thời tiết khí hậu cần phun phòng vào thời điểm bệnh chưa có biểu hiện phát sinh. Ví dụ:
Để phòng bệnh sương mai hại hoa vải nhãn cần phun phòng vào thời điểm: Trước khi hoa nở 5-7 ngày
Khi trời có mưa phùn, nhiệt độ thấp
Để phòng bệnh lở cổ rễ hại cây con trong vườm ươm cần phun phòng vào thời điểm:
Khi cây mọc mầm
Khi cây ra lá thật đầu tiên
- Cần phun kép cách nhau 5 - 7 ngày trong các trường hợp Bệnh hại thường xuyên xuật hiện và gây hại qua các năm Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong đất, tàn dư cây bệnh
Khi điều kiện ngoại cảnh thời gian tới rất thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển
Thời gian sắp tới cây chuyển sang giai đoạn rất thuận lợi với bệnh. Cây vải, nhãn sắo bước sang giai đoạn rất mẫn cảm với bệnh. - Tránh phun thuốc vào các thời điểm:
Cây đang nở hoa, thụ phấn thụ tinh (khi hoa nở, nhất là khi hoa cái và hoa lưỡng tính nở).
Khi trời đang có mưa ẩm hoặc thời tiết thay đổi có thể có mưa lớn Khi trời quá nóng hoặc quá lạnh.
- Một số loại bệnh hiện chưa có thuốc đặc hiệu nên việc sử dụng thuốc cần chú ý.
Thay đổi loại thuốc sử dụng khi bệnh không có biểu hiện giảm thoái sau khi phun thuốc 2-3 ngày.
Phối hợp vài loại thuốc cùng có tác dụng trừ diệt một loại bệnh * Giới thiệu một số loại thuốc phun trừ bệnh hại vải, nhãn và nồng độ, liều lượng sử dụng
Bảng 23: Hƣớng dẫn sử dụng một số loại thuốc trừ bệnh hại vải, nhãn Loại thuốc thƣơng
phẩm Loại bệnh Nồng độ pha Boocđô Thối ngọn Bệnh sương mai Ghẻ cành Muội đen 1- 2%
Benlate 50WP Cháy lá Ghẻ, khô cành 0,5%. Daconil 75WP Ghẻ, khô cành Lở cổ rễ 20g/10 lit nước Oxychlorua đồng 30 BTN Bệnh ghẻ cành 70g/10lit nước Ridomil 72 WP Bệnh sương mai
Thối rễ
20 - 30g/10lit nước
Rineb 80 WP Bệnh sương mai Thối rễ
20 - 30g/10lit nước
Score 250EC Khô hoa rụng quả Bệnh thối gốc, rễ
8 - 10 ml/10lit nước
5.4. Sử dụng thuốc BVTV để bôi, quét lên cây
+ Phạm vi áp dụng
Phương pháp sử dụng thuốc này thường được áp dụng trong một số trường hợp:
Bệnh hại cục bộ ở các bộ phận: thân, cành lớn, gốc cây như bệnh ghẻ thân cành, thối loét.
Bệnh chưa lan rộng về phạm vi, chưa trầm trong về mức độ hại. Các vết thương tạo ra trong quá trình chăm sóc hoặc nhân giống
(vết cắt cành, tỉa chồi, vết cắt trên hom giống vv..)
+ Ưu nhược điểm - Ưu điểm
Đơn giản, dễ tiến hành.
Tập trung được lượng thuốc vào những vị trí nhất định, nên hiệu quả trừ bệnh cao.
Có tác dụng trừ bệnh và bảo vệ cây lâu dài. Tiết kiệm chi phí về thuốc.
- Nhược điểm:
Tốn công lao động
Không khả thi khi bệnh đã phát triển mạnh hoặc khi cần áp dụng trên quy mô rộng.
+ Cách tiến hành
- Pha thuốc hoặc làm hồ quét. - Quét thuốc: bao gồm các bước.
Làm sạch bộ phận bị bệnh: cạo sạch phần vỏ cây bị bệnh, khoét rộng vết thương. dùng giẻ sạch lau khô.
Quét thuốc hoặc hồ có chứa thuốc lên vị trí vết bệnh: có thể dùng miếng giẻ tẩm thuốc dập dập vào vị trí cần quét; hoặc dùng chổi sơn quét thuốc vào vết bệnh hoặc vết thương cần xử lý. Trong trường hợp dùng hồ chứa thuốc và vị trí cần quét rộng có thể dùng găng tay cao su phết thuốc dọc theo đoạn thân cành cần xử lý.
B. Câu hỏi và bài tập
1. Mô tả triệu chứng gây ra bởi các loại bệnh: sương mai, thán thư, chổi rồng hại vải, nhãn.
2. Trình bày một số đặc điểm cơ bản về đặc tính sinh học của sinh vật gây bệnh sương mai, thán thư, chổi rồng hại vải, nhãn.
3 Nêu các biện pháp phòng trừ có thể áp dụng đối với bệnh sương mai, thán thư, chổi rồng hại vải, nhãn.
4. Bài tập thực hành:
- Nhận biết triệu chứng các loại bệnh hại vải nhã sau: sương mai, thán thư, chổi rồng.