Phòng trừ một số sâu hại khác hại vải nhãn

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn (Trang 43)

5.1. Sâu gặm vỏ

- Triệu chứng: Sâu gây hại làm cho vỏ thân, cành bị tổn thương. Bên ngoài vết hại sần sùi, bong tróc.

Thuộc loại đa thực, có thể hại trên nhiều loài cây trồng như ổi, hồng, bưởi, vv... Sâu non gặm vỏ. Tuổi lớn sâu gặm sâu vào vỏ thân (hình 34)

Hoặc đục sâu hơn vào vỏ tạo thành đường hầm, đồng thời nhả chất kết dính các cục phân, mẩu vỏ thân cành và các vật liệu khác đắp thành đường hầm sâu di chuyển và gây hại trong đó (hình 35 )

- Nhận dạng:

Sâu non có mầu xám đen và bóng. Sâu trưởng thành có chiều dài trung bình 3- 4cm, đường kính thân 3- 4 mm. Miệng nhai, răng to khoẻ có mầu xám và miệng nhả tơ. Có 3 đôi chân dài ở phần đầu, 5 đôi chân ngăn ở phần bụng và đuôi. Trên thân có nhiều lông và tập trung ở phần đầu.

- Đặc điểm phát sinh gây hại

Thời kỳ sâu non dài từ tháng 4-5 năm trước đến thang 2-3 năm sau. Sâu thường ẩn náu trong thân cây về ban ngày, ban đên chui ra khỏi thân và gặm vỏ cây.

- Biện pháp phòng trừ:

Phòng trừ sâu gặm vỏ bằng cách thường xuyên kiểm tra vườn cây phá bỏ đường đục, diệt sâu.

Cạo vỏ sần, bôi booc đô vào vết tổn thương trên vỏ để tạo điều kiện phục hồi vết thương.

5.2. Sâu đục gân lá

- Sâu non đục trong gân chính của lá làm cho gân bị khô. Phiến lá bị rách theo chiều dọc.

Hậu quả là phần mút lá bị chết khô. Vết khô này lan dần vào trong. Cây bị hại tuy không chết nhưng quá trình sinh trưởng bị ảnh hưởng xấu. Cây cằn cỗi, năng suất thấp.

5.3. Rệp hại vải nhãn

Rệp hại nụ, hoa nhãn, vải có hai loại chủ yếu: rệp muội đen; rệp nâu vàng.

- Tác hại

+ Rệp trưởng thành và rệp non đều gây hại hoa và đọt non quả non. Chúng chích hút dinh dưỡng của các bộ phận non, làm cho các bộ phận này khô và biến dạng

+ Rệp thường phát sinh gây hại trên lá và chồi non, gây hại nặng trên nụ và trên hoa khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao từ 80->90%. Đặc biệt vào những năm có mùa xuân ấm và ẩm thì thiệt hại rõ rệp gây nên rất nặng.

- Đặc điểm nhận dạng:

+ Rệp thường có kích thước rất nhỏ, chiều dài khoảng 1,0 - 1,5mm nhìn trên kính lúp mới rõ. Có hai loại rệp: mầu đen và màu nâu vàng.

- Rệp muội đen (hình 37)

Hình 37: Rệp muội đen

- Rệp nâu vàng (hình 38 )

- Đặc điểm sinh sống và gây hại

+ Rệp vừa đẻ trứng vừa đẻ con.

+ Rệp trưởng thành có cánh và bay đi đẻ trứng ở các cây, cành khác.

- Phòng trừ

+ Để hạn chế rệp muội phát sinh gây hại, cần chú ý ngay từ khâu tỉa cành tạo tán, thường xuyên cắt bỏ những cành vượt hoặc những cành nhỏ nằm trong tán, những cành này ít có khả năng ra hoa cho quả, lại tiêu tốn dinh dưỡng của cây và tại môi trường thuận lợi cho rệp muội phát triển nhanh.

+ Vào đầu mùa xuân, trước khi nở hoa diệt nguồn rệp lưu trữ qua đông nhằm hạn chế phát triển số lượng rệp khi gặp thời tiết thuận lợi.

+ Biện pháp hoá học: để đảm bảo tiêu chuẩn VIETGAP cần lưu ý:

Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi mật độ rệp vượt quá ngưỡng gây hại kinh tế Các loại thuốc sử dụng:

Sherpa 25EC nồng độ 0.1% . Sumicidin 50EC nồng độ 0.1%

Liều lượng phun 600- 800 lít dung dịch/ha thuốc pha nồng độ áp dụng như hướng dẫn trên bao bì.

B. Câu hỏi và bài tập

1. Mô tả triệu chứng gây ra bởi bọ xít, nhện lông nhung, sâu đục quả, sâu đục gốc, thân cành vải, nhãn.

2. Trình bày một số đặc điểm cơ bản về đặc tính sinh học của bọ xít, nhện lông nhung, sâu đục quả, sâu đục gốc, thân cành vải, nhãn.

3 Nêu các biện pháp phòng trừ có thể áp dụng đối với bọ xít, nhện lông nhung, sâu đục quả, sâu đục gốc, thân cành vải, nhãn.

4. Bài tập thực hành:

- Nhận biết các đối tượng sâu hại: bọ xít, nhện lông nhung, sâu đục quả, sâu đục gốc, thân cành vải, nhãn.

- Pha chế và sử dụng thuốc hoá học phòng trừ các đối tượng sâu hại chính hại vải, nhãn.

Bài 3: Phòng trừ bệnh hại vải, nhãn Mã bài: MĐ04-03

Mục tiêu

- Nhận dạng được các đối tượng bệnh hại chính hại vải, nhãn

- Giải thích được tác hại của các loại bệnh hại chính hại vải, nhãn và phán đoán được nguyên nhân gây hại thông qua triệu chứng để lại trên cây.

- Hiểu được các đặc điểm cơ bản của các loại bệnh hại chính hại vải, nhãn. Vận dụng dược các đặc tính đó vào việc xác định biện pháp phòng trừ

- Thực hiện được các biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế tác hại của bệnh hại vải, nhãn.

A. Nội dung

1. Bệnh sƣơng mai hại vải, nhãn

1.1. Triệu chứng tác hại do bệnh sương mai

Trên lá: vết bệnh lan dần từ mép lá vào và từ và mút xuống. Cây bị hại nặng viền ngoài lá bị khô và chuyển thành màu nâu (hình 39)

Trên chùm hoa: đầu tiên trên chùm hoa xuất hiện các đốm đen nhỏ, sau lan rộng bao cuống nhánh hoa, sau đó toàn bộ chùm hoa biến thành màu nâu

đen. Nếu trời khô nắng cuống hoa bị khô, tóp lại. Nếu có mưa ẩm nhánh hoa và cuống hoa bị thối gãy, quả bị rụng

Trên quả bệnh hại từ lúc quả nhỏ đến quả chín đều bị hại nhưng hại nặng nhất khi quả chín đều sắp thu hoạch gây rụng quả nhiều

Lúc đầu có những vết bệnh không đều đặn màu tối hoặc xám ở trên bề mặt của quả. Khi điều kiện thuận lợi vết bệnh phát triển nhanh làm cho cuống quả và quả có màu đen, nứt ra và chảy nước có mùi chua, thối và có màu vàng nâu, thịt quả nát không ăn được nếu để lâu quả bị bệnh vào đống quả sẽ lây lan sang quả khác (hình 40)

1.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của nấm và quy luật phát sinh phát triển của bệnh sương mai của bệnh sương mai

Bệnh do một loại nấm có tên khoa học là Peronophythora litchii gây nên. Bệnh gây hại chủ yếu trong thời gian cây ra hoa và kết quả. Bệnh có thể gây rụng hoa rụng quả hàng loạt. Bệnh tiếp tục gây hại trong thời kỳ thu hoạch gây khó khăn cho việc bảo quản và vận chuyển.

Điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển là: độ ẩm không khí cao, nhiệt độ từ 22- 250C. Trong điều kiện ẩm ướt thì bề mặt của bệnh xuất hiện 1 lớp phấn trắng đó là các sợi nấm trưởng thành và cuống của túi bào tử.

Hình 40: Triệu chứng bệnh sương mai trên lá

Hình 42: Cành và túi bào tử Hình 41: Quả bị nấm

Hàng năm vào vụ xuân mưa liên miên, hoặc vụ thu hoạch quả gặp mưa, nấm phát triển nhanh nhất là trên các cây nhãn, vải cành lá chồng liền nhau hoặc trong tán cây rậm rạp

Bệnh gây hại từ thời kỳ ra hoa, đậu quả đến khi thu hoạch, nhưng nguy hiểm hơn cả là thời kỳ ra hoa kết quả.

Nguồn bệnh có thể do sợi nấm hoặc bào tử nằm trong các tổ chức bị bệnh hoặc trong đất, nước.

1.3. Phòng trừ bệnh sương mai hại vải, nhãn

Sau khi thu hoạch quả, tiến hành tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng Thu gom lá rụng chôn đốt

Khi cây ra hoa tỉa bỏ các chùm hoa quá dày, các nhánh hoa ở phần đầu và phần cuối chùm hoa

Sử dụng thuốc hóa học Booc đô 1% phun phòng trước và sau khi hoa nở Khi cây đậu quả sử dụng các loại thuốc như: Ridomi gold 68WP nồng độ 0,2%; Aliette 800 WP nồng độ 0,2 % để phun; Mikal 800WG; Alpine 80WP;

Các loại thuốc này cũng có thể sử dụng phun phòng 2 lần, lần 1 trước khi nở hoa 1-5 ngày, lần 2 sau lần thứ nhất 10 - 15ngày.

1.4. Thực hành bài 3: pha chế thuốc Booc đô sử dụng trừ một số bệnh hại vải, nhãn vải, nhãn

Booc đô là loại thuốc trừ bệnh được sử dụng phổ biến. Đối với vải, nhãn booc đô được sử dụng trừ bệnh sương mai, ghẻ cành và một số bệnh hại khác. Hướng dẫn dưới đây về việc pha chế và sử dụng booc đô có thể ứng dụng trong nhiều mục đích trừ bệnh trên các loại cây trồng khác.

+ Pha chế

- Mục tiêu.

Học viên pha chế được và sử dụng thuốc booc đô một cách thành thạo - Dụng cụ, vật liệu: xô nhựa, ống đong, cốc thuỷ tinh, hộp petri, bình bơm thuốc vv...

- Vật liệu: đồng sulphat, vôi sống

- Dung cụ bảo hộ: bộ bảo hộ lao động, găng tay cao su, khẩu trang, kính... - Hướng dẫn chi tiết thực hiện:

Bảng 19: Hướng dẫn thực hiện việc pha thuốc booc đô

Tên công việc Hƣớng dẫn

Chuẩn bị nguyên liệu

Vôi sống (CaO)

Đồng sulphat (còn gọi là phèn xanh CuSO4.5H2O) Nước (H2O)

Pha thuốc Booc

đô 1% Hướng dẫn dười đây là cách pha để có 1 lít booc đô 1% - Cân 10 gam vôi sống và 10gam đồng sulphat (sau đây gọi tắt là đồng)

- Đong 1 lít nước.

Cách 1: đồng loãng đổ vào vôi đặc

Đổ 800ml nước hoà tan 1g CuSO4.5H2O vào 1 thùng; đổ 200ml nước hoà tan 1g vôi sống vào một thùng sau đó đổ nước hoà tan đồng vào thùng nước hoà tan vôi. vừa đổ vừa khuâý đều. Pha xong bắt đầu tính giờ để so sánh độ lắng cạn của thuốc với cách pha khác.

Cách 2: đồng vừa đổ vào vôi vừa

Đổ 500ml nước hoà tan 1g CuSO4.5H2O vào 1 thùng; đổ 500ml nước hoà tan 1g vôi sống vào một thùng sau đó đổ nước hoà tan đồng và nước hoà tan vôi vào thùng thứ 3 cùng một lúc, vừa đổ vừa khuâý đều. Pha xong bắt đầu tính giờ để so sánh độ lắng cạn của thuốc với cách pha khác.

Cách 3: đồng đặc đổ vào vôi loãng

Đổ 200ml nước hoà tan 1g CuSO4.5H2O vào 1 thùng; đổ 800ml nước hoà tan 1g vôi sống vào một thùng sau đó đổ nước hoà tan đồng vào thùng nước hoà tan vôi loãng, vừa đổ vừa khuâý đều. Pha xong bắt đầu tính giờ để so sánh độ lắng cạn của thuốc với cách pha khác.

Để tiện lợi ba nhóm pha 3 cách sau đó đổ dung dịch pha xong vào bình thuỷ tinh. Quan sát chiều cao mực thuốc lắng cặn, mực lắng cặn càng ít thì thuốc pha càng tốt. Ngoài ra người ta còn có thể kiểm tra thuốc bằng màu sắc, độ chua để xác định thuốc phá tốt hay xấu.

Bảng 20: Các dạng sai hỏng có thể xảy ra kho pha thuốc booc đô và biện pháp phòng ngừa

TT Hiện tƣợng Nguyên nhân Cách phòng ngừa

1

Dung dịch Booc đô bị kết tủa

Đổ không đúng quy định. Không khuấy đều dung dịch kịp thời

Luôn nhớ đông loãng đổ vào dung dịch nước vôi đặc; vừa đổ vừa quấy đều.

2

Cặn tạp chất quá nhiều trong dung dịch Booc đô

Lọc không hết cặn vôi khi hoà tan

Vải lọc đủ độ dày để lọc hết cặn vôi.

+ Sử dụng thuốc booc đô

Bảng 21: Hướng dẫn thực hiện sử dụng thuốc booc đô

Tên công việc Hƣớng dẫn

1. Chuẩn bị trước khi phun

- Kiểm tra dụng cụ. Đảm bảo đầy đủ các dụng cụ thiết bị máy móc cần thiết: thùng pha, dụng cụ đong, que khuấy thuốc, bình bơm (hoặc máy bơm), nhiên liệu, bộ bảo hộ lao động sử dụng khi phun thuốc vv...

- Kiểm tra thuốc đã pha, Khuấy đề thùng thuốc (tránh thuốc bị đọng cặn).

2. Phun thuốc Sử dụng bình bơm tay hoặc máy bơm có động cơ (xem hướng dẫn trong bảng 16)

Bảng 22: Các dạng sai hỏng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc booc đô và cách phòng ngừa

TT Hiện tƣợng Nguyên nhân Cách phòng ngừa

1

Thuốc bị phân tầng hoặc lắng cặn trước khi phun

- Nguyên liệu pha chất lượng kém

- Cách pha không đúng quy định

- Thuốc sau khi pha để lâu không phun

- Chuẩn bị nguyên liệu đảm bảo chất lượng

- Pha lại thuốc

- Sau khi pha phun ngay, không để lâu quá 1 giờ

2 Trong khi phun thuốc không ra

- Vòi phun bị tắc - Lọc thuốc không kỹ

- Rửa, thông lại vòi phun - Lọc thuúoc cẩn thận (nếu

khỏi vòi phun - Thuốc bị lắng cặn cần thiết cần thay màng lọc) - Đổ thuốc bị lắng, thay thuốc khác. 3 Động cơ không hoạt động - Hết xăng - Động cơ bị hỏng

- Kiểm tra, đổ xăng bổ sung - Kiểm tra, sửa chữa động cơ

2. Bệnh thán thƣ hại vải, nhãn

2.1.Triệu chứng tác hại do bệnh thán thư

Vết bệnh ban đầu có dạng giọt dầu màu vàng, sau chuyển thành màu xám tro. Vết bệnh lan từ mép lá vào, gây đốm lá. Bệnh nặng lá bị cháy từ mép vào làm cho lá bị cháy khô. Trên vết bệnh thường thấy các chấm đen nhỏ. Ranh giới vết bệnh và phần khoẻ có đường viền màu nâu sẫm (hình 43)

Trên chùm hoa và quả non, ban đầu là vết chấm đen sáu phát triển rộng làm cho cả cành hoa chuyển màu đen. Vết bệnh hơi lõm xuống, trời nắng làm khô cành hoa và gây rụng hoa, trời mưa làm hoa rụng càng nhiều.

Trên quả bệnh gây hại làm cho quả bị rụng. Bệnh nhẹ trên vỏ quả xuất hiện các đám xanh nhạt hoặc sẫm màu còn gọi là vết chàm (hình 44)

2.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của nấm và quy luật phát sinh phát triển của bệnh thán thư của bệnh thán thư

Bệnh thán thư do một loại nấm có tên là Collectotrichum gây nên. Bệnh gây hại phổ biến ở các vùng trồng vải.

Nấm lan truyền cây này qua cây khác bằng bào tử và sợi nấm nhờ nước tưới, nước mưa, và thông qua hoạt động chăm sóc của con người

Nấm gây bệnh ưa điều kiện ấm, ẩm. Nên bệnh phát sinh trong suốt mùa xuân, hè và thu. Đặc biệt trong mùa xuân có mưa phùn bệnh phát triển mạnh. Khi quả chín bệnh thường gây hại năng làm quả bị rụng.

2.3. Phòng trừ bệnh thán thư hại vải, nhãn

Tỉa cành tạo tán hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch làm cho tán cây thông thoáng. Sử dụng các loại thuốc như Benlat 50WP hoặc Bavistin 50FL nồng độ 0,1% phun với lượng 1- 4 lít thuốc đã pha/cây. Đặc biệt chú ý khi cây ra hoa và các đợt lộc.

Thời tiết nóng ẩm và mưa, trên quả vải có các vết chàm xanh là biểu hiện bệnh phát sinh. Vết chàm chuyển màu mực thẫm là bệnh phát triển mạnh, cần phun thuốc Bavistin 50 fl; Anvil 5SC; Topsin M 70WP nồng độ 0,2%.

Để có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, bệnh nặng phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày.

Trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày cần dừng hoàn toàn việc phun thuốc hóa học.

3. Bệnh chổi rồng hại nhãn

3.1.Triệu chứng tác hại do bệnh chổi rồng

Bệnh còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: bệnh chùn ngọn, bệnh chổi sể, bệnh hủi nhãn vv....Hiện nay bệnh đang có xu hướng phát triển mạnh gây tác hại lớn nhất là tại các vùng trồng nhãn đồng bằng Sông Cửu long.

Triệu chứng:

Trên là và chồi non chồi non không phát triển được, mọc thành chùm. Lá nhỏ không xoè ra được, xoăn và cụm lại như bó chổi. Lá mọc thành chùm với nhiều nhánh nhỏ, ngắn (hình 45)

Trên chùm hoa và quả: bệnh gây hại trên cuống chùnm và trên hoa, quả non. Bệnh làm cho hoa kém phát triển và đậu quả ít, quả non bị rụng.

Hình 45: Triệu chứng bệnh trên lá

Hình 46: Triệu chứng bệnh trên hoa

3.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh phát triển của bệnh chổi rồng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)