Phòng trừ cỏ dại và dịch hại khác

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn (Trang 63)

Mã bài: MĐ04-04

Mục tiêu

- Liệt kê được các loại cỏ dại chính và các đối tượng dịch hại khác (ngoài sâu, bệnh, cỏ dại) hại vải, nhãn

- Nhận dạng được các đối tượng cỏ dại chính và một số dịch hại khác hại vải, nhãn

- Giải thích được phương thức gây hại và tác hại của cỏ dại, cũng như một số dịch hại khác hại vải nhãn. Vận dụng phán đoán được đối tượng gây hại thông qua triệu chứng để lại trên cây.

- Thực hiện được các biện pháp phòng trừ cỏ dại và một số dịch hại khác hại vải, nhãn.

A. Nội dung

1. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn

1.1. Tác hại của cỏ dại đối với vải, nhãn

Cỏ dại là những loại thực vật mọc tự nhiên ngoài ý muốn của con người. Do đặc điểm là những thực vật mang tính hoang dại nên sức sống và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận rất cao. Nếu không có biện pháp trừ diệt một cách kịp thời cỏ dại sẽ phát triển tràn lan và gây tác hại nghiêm trọng.

Đối với cây vải nhãn, cỏ dại tuy không gây tác hại lớn như sâu, bệnh hại. Tuy nhiên cỏ dại cũng gây những tác hại nhất định thể hiện trên các khía cạnh:

- Cỏ dại tranh chấp về ánh sáng:

Ánh sáng là yếu tố quyết định năng suất của cây vải, nhãn. Trong điều kiện thiếu ánh sáng cây ăn quả sinh trưởng, phát triển kém, biểu hiện cây thường có hiện tượng vống lướt, khả năng phân cành kém, cây chậm ra hoa, kết quả, hoa quả hay bị rụng, tỷ lệ đậu quả thấp, chất lượng quả kém (cả về mã quả và hàm lượng dinh dưỡng trong quả)

Trong vườn vải, nhãn đặc biệt là đối với vườn ươm cây con, cây mới trồng bộ tán cây chưa phát triển cỏ dại thường phát triển mạnh. Khi cỏ dại phát triển amnhj che khuất, lấn át cây vải, nhãn làm cho cây thiếu ánh sáng.

- Cỏ dại tranh chấp nước và dinh dưỡng

Để đáp ứng yêu cầu của mình, cỏ dại hút một lượng lớn nước và dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng mà cỏ dại sử dụng cũng đồng thời là dinh dưỡng cần thiết cho cây ăn quả. Do cùng tồn tại trong môi trường vườn cây nên cỏ dại

tranh chấp với cây vải nhãn về các yếu tố này, do đó cây ăn quả bị cạnh tranh về mặt dinh dưỡng.

Trong điều kiện vườn vải nhãn được trồng trên đất có độ phì nhiêu thấp, lượng phân bón đầu tư ít thì tác hại của dại càng thể hiện rõ nét. Ở những vườn này ta có thể thấy một biểu hiện dễ nhận biết là cây cằn cỗi, tốc độ sinh trưởng chậm, thậm chí cây ăn quả có thể bị lấn át và bị chết

- Cỏ dại tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển

Nhiều loại sâu bệnh bên cạnh gây hại cho cây vải, nhãn còn có thể sử dụng chất dinh dưỡng trên cỏ dại. Vì thế cỏ dại có thể là nguồn ký chủ phụ cho nhiều loại sâu, bệnh có thể sử dụng tạm thời chất dinh dưỡng chất cỏ dại vì thế chúng có thể tiếp tục tồn tại chờ cơ hội tiếp tục gây hại cho cây vải, nhãn.

Ngoài ra cỏ dại còn tạo điều kiện tiểu khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh phát triền. Sở dĩ như vậy là vì cỏ dại là nơi cư trú, ẩn nấp, là nhân tố che khuất ánh tạo điều kiện độ ẩm cao trong vườn, đó là những điều kiện rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển lây lan. Thực tế cho thấy vườn vải, nhãn càng nhiều cỏ dại thì mật độ sâu hại, tỷ lệ bệnh càng cao, mức độ bị hại do sâu bệnh gây ra càng lớn.

1.2. Điều tra cỏ dại trên vườn vải, nhãn

* Mục đích

Nhằm giúp học viên phân biệt được các loại cỏ dại, trên vườn cây ăn quả.

* Điều kiện thực hiện

- Địa điểm thực hành: Vườn vải, nhãn

- Thiết bị: Kính hiển vi, kính lúp, cân kỹ thuật. - Dụng cụ, vật liệu.

Thước mét, khung có kích thước 50 x 50cm

Khay đựng mẫu, túi nilon, dao con, bút chì, sổ ghi chép.

*Trình tự thực hiện

Tiến hành các bước điều tra theo hướng dẫn trong bảng dưới đây:

Bảng 24: Các bƣớc điều tra cỏ dại trong vƣờn vải, nhãn

Bƣớc Cách tiến hành

1.1. Xác định điểm điều tra

- Chọn 5 điểm theo đường chéo góc 4 điểm ở 4 góc cách bờ bằng 1/4-1/5 chiều dài của đường chéo; 1 điểm chính giữa nơi giao nhau của 2 đường chéo.

1.2. Đánh giá sơ bộ tình hình cỏ dại

Quan sát xác định:

- Các loại cỏ có mặt trong điểm điều tra

- Mức độ xuất hiện của từng loài theo đánh giá bằng mắt thông qua diện tích che phủ của loài đó trên mặt đất hoặc trong không gian. Việc phan cấp mức độ xuất hiện có thể phân theo 5 cấp theo bảng 25 đề cập dưới đây: - Kết quả ghi vào bảng 1

1.3. Lấy mẫu để xác định chủng loại cỏ dại

- Dùng khung có kích thước 50 x 50cm đặt ngẫu nhiên vào điểm điều tra.

- Thu thập tất cả các loại cỏ dại có trong khung (lưu ý đối với những loại cỏ bò lan rộng chỉ cắt toàn bộ phần thân lá nằm trong khung).

- Phân loại và đếm số cá thể của từng loài và ghi vào phiếu điều tra.

- Định lượng mẫu:

+ Xác định các loài cỏ có trong mẫu đó + Xác định mật độ của từng loài

+ Trọng lượng của từng loài - Ghi kết quả.

1.4. Tổng hợp và báo cáo kết quả

Để xác định được loài hoặc nhóm cỏ phổ biến, ta cần xác định mức độ phổ biến của các loài cỏ theo phân cấp dựa vào mật độ và trọng lượng sinh khối của loài theo thang phân cấp (bảng 25).

Bảng 25: Bảng phân cấp mức độ cỏ dại

Cấp Ký hiệu Mức độ che phủ củ cỏ dại

Cấp 1 + < 5% diện tích bị che phủ. Cấp 2 ++ < 5- 10% diện tích bị che phủ. Cấp 3 +++ < 11-20% diện tích bị che phủ. Cấp 4 ++++ < 21-30% diện tích bị che phủ Cấp 5 +++++ > 30% diện tích bị che phủ.

* Các dạng sai hỏng thường gặp và cách khắc phục

Bảng 26: Một số dạng sai hỏng thƣờng gặp khi điều tra cỏ dại và cách khắc phục

TT Hiện tƣợng Nguyên nhân Cách phòng ngừa

1

Xác định điểm không đại diện, không chính xác

Không xác định đường chéo khu vườn, không tuân thủ quy địnhnxác định điểm.

Đo đường chéo góc xác định điểm chính xác

2

Bỏ sót cỏ dại Không cẩn thận thu thập, không hết cỏ.

Thu gom đầy đủ. Kiểm tra lại sau khi thu gom.

3

Phân loại không chính xác

Không phân biệt, nhận dạng được cỏ dại.

So sánh đối chiếu mẫu cỏ dại thu được với ảnh trong bộ ảnh mẫu.

Một số loại cỏ dại trong vƣờn vải nhãn

Hình 49: Cỏ tranh Hình 48: Cỏ trinh nữ

1.3. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn

1.3.1. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn bằng biện pháp kỹ thuật canh tác - Xử lý phân hữu cơ trước khi bón - Xử lý phân hữu cơ trước khi bón

Không dùng các loại cỏ dại sinh sản vô tính, cỏ sinh sản hữu tính đã ra hoa kết hạt làm chất độn chuồng, làm vật liệu tủ gốc.

Ủ kỹ phân chuồng bằng phương pháp ủ nóng, thời gian ủ từ 4- 5 tháng. Trong vườn ươm khi đóng bầu nhân giống không sử dụng loại đất có cỏ các loại cỏ dại lạ sinh sống. Hoặc phải xử lý kỹ. Lọc bỏ hết cỏ dại trước khi sử dụng đóng bầu.

+ Biện pháp làm đất phòng trừ cỏ dại

Khi làm đất trồng cây ăn quả thực hiện các biện pháp  Dọn sạch cỏ dại tại những vị trí trồng cây

 Làm đất kỹ: cày lật đất, phơi ải, làm nhỏ đất vơ sạch các đoạn thân rễ cỏ dại trước khi đào hố trồng

 Trong trường hợp sử dụng cỏ rác hoặc các tàn dư hữu cơ khác tủ hố trước khi trồng cần đảm bảo thời gian tủ từ 1-2 tháng, kết hợp trộn vôi bột để tăng mức độ phân huỷ.

+ Biện pháp trồng xen

Trồng xen có tác dụng che phủ diện tích đất trống làm cho cỏ dại không có điều kiện phát triển. Một số phương thức xen canh có thể áp dụng:

Hình 51: Cỏ vừng

Xen cây ăn quả chu kỳ ngắn như: na, dứa, cam quýt với cây ăn quả có chu kỳ dài. theo phương thức này cây ăn quả chu kỳ ngắn được trồng xen hàng hay xen cây với cây ăn quả chu kỳ dài. sau một số năm, khi cây chính có bộ tán đã phát triển rộng tiến hành đốn bỏ cây trồng xen.

Trồng xen cây ngắn ngày với cây ăn quả. Sử dụng các loại cây ngắn ngày như đậu đỗ các loại, lạc trồng xen trong vườn cây ăn quả.

Trồng xen cây phân xanh hoặc cây đa dụng khác. Ví dụ: đậu mèo, trinh nữ không gai, lạc dại, mạch môn

+ Biện pháp che phủ đất

 Biện pháp che phủ đất dựa trên cơ sở là tại điều kiện bất lợi về ánh sáng làm cho cỏ không phát triển được.

 Bên cạnh tác dụng hạn chế cỏ dại, che phủ đất cho vườn cây ăn quả còn nhiều tác dụng khác:

 Bổ sung nguồn hữu cơ tạo chất mùn.

 Giữ ẩm cho đất (tác dụng này đặc biệt có ý nghĩa đối với vùng có điều kiện khí hậu khô hạn, đất thiếu nước).

 Điều hoà nhiệt độ đất.

- Để che phủ đất có thể dùng nhiều loại nguyên, vật liệu khác nhau nhau bao gồm:

 Sử dụng thảm thực vật sống.

 Nguyên liệu hữu cơ như: rơm, rạ, cỏ rác, cây xanh, tàn dư cây sau khi thu hoạch vv…

Hình 53: Trồng lạc dại khống chế cỏ Hình 52: Trồng xen cây

 Có thể sử dụng vật liệu vô cơ chẳng hạn như màng mỏng nilon . - Phương pháp che phủ

 Che phủ bằng thảm cỏ tự nhiên: phương thức này thường được áp dụng trên vùng đất dốc và khi khai hoang trồng mới cây ăn quả. Khi khai hoang không dọn sạch toàn bộ bề mặt mặt đất mà chừa lại diện tích giữa các hàng, các cây tạo thành thảm cỏ che phủ gần như toàn bộ bề mặt vườn. Tuy nhiên cần lưu ý cắt khống chế độ cao, không để cỏ phát triển quá mức che lấp cây ăn quả.

 Che tủ gốc: sử dụng các loại vật liệu như rơm, rạ, cỏ rác, cây xanh, tàn dư cây trồng xen sau khi thu hoạch để che phủ vùng đất xung quanh gốc cây. Độ dày lớp vật liệu hữu cơ che phủ tối thiểu 8-10cm  Che phủ đất bằng màng nilon: đây là một tiến bộ kỹ thuật mới trong

nghề trồng cây ăn quả nói chung , cây vải, nhãn nói riêng. Theo phương pháp này màng nilon được dùng che phủ toàn bộ bề mặt mặt đất giữa các hàng cây, sau một thời gian nhất định khi màng nilon bị lão hoá, mục nát thu dọn thay thế lớp che phủ khác. Khi thực hiện biện pháp này cần lưu ý:

- Sử dụng nilon màu den

- Thu dọn tiêu huỷ sau mỗi chu kỳ sử dụng

+ Xới xáo đất diệt cỏ dại

Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây ăn quả dù đã tiến hành các biện pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của cỏ dại, song không thể hoàn toàn tiêu diệt được chúng. Sau một thời gian nhất định cỏ dại lại phát triển. Để giảm thiểu tác hại của cỏ dại cần tiến hành xới xáo trừ cỏ.

- Tác dụng của biện pháp này thể hiện:

 Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí tăng cường sự phát triển của bộ rễ và các sinh vật có lợi trong đất

 Tăng khả năng thấm nước, giữ ẩm cho đất  Diệt trừ được cỏ dại

- Phương pháp tiến hành

 Xới xáo vùng đất dưới tán cây độ sâu 5 – 10 cm. cày sâu 20 – 25 cm giữa các hàng cây.

 Thu gom cây cỏ hoặc gốc, đoạn thân bị đứt

 Tiêu huỷ bằng cách phi khô, chôn lấp hoặc ủ kỹ làm phân bón - Những chú ý khi thực hiện

 Thời điểm tiến hành: nên tiến hành thường xuyên khi cỏ phát triển mạnh có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến cây ăn quả

 Để tiết kiệm công lao động và chi phí cần kết hợp với việc bón phân thúc (phân hoá học hoặc phân hữu cơ hoà nước tưới)

 Không nên tiến hành vào mùa mưa lớn để tránh gây xói mòn đất

1.3.2. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn bằng biện pháp hóa học

Trừ cỏ bằng biện pháp hoá học là biệp pháp sử dụng các loại hoá chất để trừ diệt mầm mống cỏ dại trên vườn vải, nhãn.

Ưu điểm của biện pháp này là hiệu quả có thể thấy rõ và nhanh chóng, đỡ tốn công lao động, chi phí tương đối thấp nên biện pháp này được áp dụng rất phổ biến hiện nay.

Mỗi loại thuốc trừ cỏ có cơ chế tác động và tác dụng khác nhau. Hiện tại rất nhiều loại thuốc trừ cỏ được giới thiệu hoặc đã được sử dụng. Việc lựa chọn loại thuốc trừ cỏ sử dụng cần đảm bảo các yêu cầu:

 Có hiệu quả trừ diệt cỏ cao, nhưng không hoặc ít ảnh hưởng tới cây vải, nhãn.

 Diệt được nhiều loại cỏ dại

 An toàn với người sử dụng, nhanh phân huỷ không hoặc ít độc hại với môi trường và các sinh vật khác cùng tồn trên vườn cây.

 Dễ bảo quản.

Tuỳ loại cây trồng, cỏ và điều kiện cụ thể mà có các cách sử dụg thuốc khác nhau như: Rắc vào đất, phun khi cỏ còn non..

Một số loại thuốc trừ sử dụng có hiệu quả cho vườn cây ăn quả: Basta 6SL; Dream 360 SC; Glyphosan 480DD; Gramoxone 29SL.

- Gramoxone 20SL: là loại thuốc dạng tiếp xúc, diệt được phần xanh cỏ nawmd trên mặt đất.

Để an toàn với vườn cây tuổi nhỏ, khi phun thuốc cần khống chế tia thuốc không để thuốc bị dính lên cây

Nên phun thuốc lúc trời êm gió và chiều mát. Riêng những vườn cây 3 – 4 năm tuổi, thân đã hóa gỗ nên khi tiếp xúc với thuốc sẽ không bị ảnh hưởng.

Glyphosan 480DD: có tác dụng diệt triệt để các loại cỏ khó phòng trừ như: cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ ống, cỏ chỉ, cỏ trinh nữ vv…

Là loại thuốc nội hấp (lưu dẫn) có tác dụng diệt được cả thân ngầm dưới mặt đất và củ cỏ. Hiệu lực kéo dài từ 2 –3 tháng.

Liều lượng sử dụng pha 60 – 80ml/bình 8 lít, phun 5 – 6 bình/1000m2

).

1.3.3. Thực hành bài 4a: Sử dụng thuốc hóa học trừ cỏ dại hại vải nhãn * Mục đích yêu cầu * Mục đích yêu cầu

- Giúp cho học viên hiểu rõ hơn về các loại cỏ dại trong vườn vải, nhãn. - Vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc xác định loại thuốc hoá học và sử dụng thuốc trừ cỏ dại trong vườn vải, nhãn.

Yêu cầu

- Xác định chính xác các loại cỏ dại chủ yếu trong vườn vải, nhãn. - Xác định được loại thuốc hoá học phù hợp đề trừ diệt.

- Sử dụng thuốc trừ cỏ đúng quy trình kỹ thuật.

* Địa điểm

Tiến hành trên thực địa trên vườn vải, nhãn.

* Nội dung

- Điều tra xác định loại cỏ chính. - Sử dụng thuốc hoá học để trừ cỏ.

* Chuẩn bị các điều kiện cần thiết

- Địa bàn thực tập: vườn vải, nhãn chưa khép tán - Dụng cụ:

Bộ dụng cụ điều tra cỏ dại: Dầm

Dao, xén Khay

Túi đựng mẫu vật Kéo vv…

Dụng cụ, thiết bị pha chế và phun thuốc

* Các bước và phương pháp tiến hành

+ Điều tra xác định thành phần và cỏ dại chính trong vườn.

Điều tra xác định thành phần và cỏ dại ch tiến hành theo các bước với hướng dẫn sau:

Bảng 27 : Hƣớng dẫn sử dụng thuốc hóa học trừ cỏ dại TT Bƣớc tiến hành Phƣơng pháp tiến hành

1 Chọn điểm điều tra  Chọn điểm theo phương phá đường chéo 5 điểm

 Mỗi điểm điều tra 1 m2

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)