2.1. Phòng trừ dơi hại vải, nhãn
2.1.1. Tác hại của dơi hại quả vải, nhãn
Dơi là động vật hại nhiều loại cây ăn quả trong đó có cây vải, nhãn (đặc biệt là nhãn). Một số vùng gọi là con dốc, con ngói
Dơi thường gây hại vào ban đêm và ở giai đoạn cho thu hoạch. Mức độ hại mang tính cục bộ nhưng rất lớn. Nhiều cây nhãn chỉ sau vài đêm bị dơi hại hoàn toàn.
2.1.2. Đặc tính sinh học của dơi
Dơi là động vật có kích thước nhỏ có khả năng bay giỏi
Ban ngày dơi ẩn nấp trong hang hốc trên các cây lớn hay mái nhà, kho tàng, chiều tối mói bay ra hoạt động
Hoạt động mạnh ban đêm, mạnh nhất là vào nửa đêm đến sáng
Dơi có hệt thống khứu giác rất phát triển có khả năng phát hiện mùi quả chín từ khoảng cách rất xa. Dơi chỉ tập trung gây hại khi quả bắt đầu chín
Dơi rất sợ tiếng động và ánh sáng, khi bị khua động tìm cách lẩn trốn
2.1.3. Biện pháp hạn chế tác hại của dơi
Theo kinh nghiệm của nhân dân các vùng trồng cây ăn quả. Để hạn chế tác hại do dơi gây ra có thể áp dụng các biện pháp:
- Tạo ra tiếng động bằng cách đập sào, khua trống, mõ để xua đuổi. - Treo hệ thống ống bơ trên cây lợi dụng gió khua động để dơi sợ không đến gây hại.
- Dùng đèn thắp sáng từ nửa đêm đến sáng để xua đuổi dơi.
- Khi đến giai đoạn quả chín dùng lưới vó quây xung quanh tán cây để chống dơi phá hoại. Biện pháp này rất có hiệu quả bên cạnh tác hại chống dơi còn có tác dụng phòng chuột. Khi hết mùa thu lại sử dụng cho năm sau. Một tấm lưới, vó mới có thể sử dụng 5-7 năm. Chú ý quan sát theo dõi trước tập trung ưu tiên che các hướng dơi thường xuyên bay tới.
- Sử dụng bẫy bắt dơi: dùng lưới (không phải vật liệu kim loại, giăng chắn ngang hướng dơi thường bay tới. Khi dơi sập bẫy bắt giết.
- Thu hoạch quả kịp thời, không nên thu quá muộn để hạn chế tác hại do dơi gây ra.
- Thu hái quả tập trung dứt điểm cho từng cây, từng vườn trong ngày. Trong một cây hay cùng trong một vườn không nên hái dở dang rồi để lại qua đêm.
2.2. Phòng trừ chuột hại vải, nhãn
2.2.1. Tác hại của chuột
Chuột là động vật gặm nhấm gây hại trên nhiều loại cây trồng. Trong sản xuất cây ăn quả nói chung và sabr xuất vải, nhãn nói riêng chuột cũng gây thiệt hại đánh kể. Tác hại của chuột thể hiện:
- Cắn phá cây con trong vườn ươm.
- Gặm thân cành, cắn phá cây mới trồng làm cây sinh trưởng kém thậm chí bị chết.
- Thời kỳ cho thu hoạch: chuột gặm nhấm quả non gây thối rụng, khi quả chín chuột gặm ăn quả, leo trèo làm quả bị rụng. Thiệt hại do chuột gây ra đối với năng suất rất lớn nhiều vườn cây không cho thu hoạch vì tác hại của chuột. Chuột còn phá hoại ngay khi quả đã được thu hoạch đang trong quá trình bảo quản vận chuyển.
2.2.2. Một số đặc tính sinh học của chuột
Chuột có nhiều đặc tính sinh hoạc quan trọng. Đối với nghề trồng vải, nhãn để hạn chế tác hại của chuột cần hiểu rõ các đặc tính sau đây:
- Chuột là loài động vật gặm nhấm. Có tập quán sinh sống rất đặc thù là thường xuyên cắn, gậm nhấm, đục khoét. Các vật mà chuột thường gặm nhấm rất đa dạng bao gồm cả thân, cành cây và các vật không phải là thức ăn của chúng. Vì vậy tác hại của chuột càng lớn.
- Chuột có hệ thần kinh khứu giác và vị giác rất phát triển. Có tính đa nghi, cảnh giác. Khi thấy vật là chuột thường lẩn tránh. Tuy vậy, khi bị đói thì sự thận trọng giảm đi rất nhiều.
- Chuột tiêu thụ một lượng thức ăn lớn so với khối lượng cơ thể. Trung bình 1 con chuột trong 1 ngày đêm có thể ăn lượng thức ăn bằng hoặc lớn hơn khối lượng cơ thể. Do vậy chuột thường gây hại rất nặng, nhất là khi phát sinh với mật độ cao.
- Chuột có tính ăn tạp. Thức ăn chính là ngũ cốc, hạt lúa, ngô, các loại thức ăn được chế biến, cỏ, trái cây, côn trùng, tôm cua, gia cầm nhỏ vv... Lượng thức ăn trong một ngày chiếm 10% khối lượng cơ thể. Chuột có thể lấy nước từ thức ăn.
Khả năng nhịn đói của chuột kém, thiếu thức ăn chúng chỉ có thể sống được từ 3 - 5 ngày.
Khi xuất hiện thức ăn mới, chúng thử ăn một ít, nếu không có vấn đề gì chúng mới tiếp tục ăn.
- Về hoạt động:
Thời điểm hoạt động: khác với nhiều loại động vật khác để trốn tránh kẻ thù chuột họat động chủ yếu vào ban đêm, ban ngày trú ẩn trong hang hốc vì vậy càng gây khó khăn cho việc trừ diệt.
Thời điểm hoạt động mạnh 17 giờ - 6 giờ, mạnh nhất 20 giờ - 24 giờ. Khi mưa bão chúng ẩn nấp trong hang.
Mức độ hoạt động thay đổi theo giai đoạn phát triển: khi còn nhỏ dưới 1 tháng tuổi chuột không ra khỏi hang. Sau 1 tháng chuột theo mẹ ra ngoài. Từ 3 tháng trở đi là thời kỳ chúng hoạt động mạnh nhất. Giai đoạn nuôi con hoạt động giảm. Khi tuổi trên 1 năm rưỡi, hoạt động giảm rõ rệt.
Cự ly hoạt động: nhóm chuột hoạt động ở đồng ruộng, phạm vi hoạt động rộng hơn chuột nhà. Một số loài có thể đi kiếm ăn xa 100 - 200m, có con đi xa 1000m.
Chuột thường di chuyển, kiếm ăn, theo lối cũ: đường đi thường sát chân tường, khe vách, ven bờ ruộng, lùm cây, giữa cỏ dầy hoặc đống lá kín đáo. Dần dần tạo thành lối mòn nhẵn.
Chuột có khả năng leo trèo, nhảy giỏi, (có khả năng nhảy cao tới 70 - 80 cm và nhảy xa tới 1,2 m).
- Chuột có tập tính đào hang làm nơi ẩn nấp. Hang chuột thường được đào ở nơi kín đáo, chân tường, góc nhà, bờ ruộng, vv... Mỗi hang chuột thường có 2 cửa, cửa chính nhẵn còn cửa phụ không nhẵn. Cửa phụ dùng để chạy trốn hoặc ra vào tạm thời.
Hang có thể dài 30 - 150 cm, tuỳ thuộc vào loài và vật liệu nơi đào hang vật liệu hang.
- Chuột thường di chuyển mang tính tập thể và theo đường nhất định, ăn phá tập trung vào những khu vực nhất định
- Chuột sinh sản sớm và có khả năng sinh sản mạnh. Chuột 2 - 3 tháng tuổi đã có thể bắt đầu đẻ. Một con chuột cái đẻ trung bình 3 - 4 lứa/1 năm, mỗi lứa từ 5 đến 10 con. Thời gian sinh sản từ tháng 3 đến tháng 10.
Vì có khả năng sinh sản nhanh, mạnh nên có khả năng phục hồi số lượng nhanh sau khi bị tiêu diệt
2.2.3. Biện pháp phòng trừ chuột
Do các đặc tính sinh học nêu trên, không có biện pháp nào có tác dụng triệt để trong việc phòng trừ chuột. Nhằm hạn chế sự gia tăng số lượng quần thể chuột, hạn chế tác hại do chuột gây ra cần quán triệt phương châm:
Tiến hành một cách kịp thời
Phối hợp nhiều biện pháp thành một hệ thống thống nhất áp dụng đồng loạt trên quy mô rộng
Tiến hành liên tục, thường xuyên
Biện pháp phòng
- Vệ sinh vườn cây: phát quang bờ cây, bui cỏ rậm rạp, dọn sạch hoặc đốt cành lá, cỏ dại.
- Khi thiết kế xây dựng vườn cần hạn chế tối đa diện tích đất hoang hóa, hạn chế việc thạn thành quá nhiều bờ bụi hang hốc.
- Lấp kín các hạng hốc tự nhiên, sau khi đào hang bắt chuột bằng biện pháp thủ công cần san lấp đất ngay để làm mất nơi trú ẩn của chuột.
- Bố trí cây trồng xen, thời vụ trồng mới, ươm cây con một cách hợp lý.
Biện pháp diệt trừ chuột * Thời điểm trừ diệt
+ Trên vườn ươm cần tiến hành các biện pháp trừ diệt liên tục nhằm bảo vệ cây con.
+ Trong vườn sản xuất: tập trung các biện pháp trừ diệt vào các thời điểm:
- Tháng 3 - 4 khi mùa xuân đến là lúc cây sinh trưởng mạnh, đây cũng là thời kỳ chuột hoạt động mạnh trở lại, sinh sản rộ sau mùa đông.
- Tháng 7 - 8, khi số lượng quần thể chuột tăng nhanh sau thời gian sinh sản rộ, đồng thời cũng là lúc nhiều loại quả bước vào thời kỳ thu hoạch.
- Tháng 11 - 12, thời kỳ này cácloại cây trồng trên đồng ruộng đã thu hoạch, nguồn thức ăn khan hiếm. Đây là cao điểm gây hại và cũng là thời điểm tiêu diệt chuột thuận lợi vì thời tiết khô hanh đễ tiến hành các biện pháp trừ diệt, mặt khác trời trở nên rét dần chuột có xu hướng co cụm thành đàn.
Các biện pháp cụ thể:
Biện pháp quản lý tổng hợp dựa vào sự hiểu biết đầy đủ các đặc tính sinh học, huy động tối đa các nguồn lực của cộng đồng sẽ đem lại kết quả cao.
Khi tiến hành các biện pháp phòng trừ chuột cần chú ý đến các đặc điểm cơ bản sau:
Sinh sản theo mùa.
Tập tính hoạt động vào ban đêm, tại những nơi khuất, tối. Hay kiếm ăn tại nơi đã quen.
Đường di chuyển theo lối mòn dọc chân tường ven bờ ruộng. Cảnh giác với các vật lạ kể cả thức ăn.
Leo trèo giỏi, nhảy xa. Có khả năng vượt chướng ngại vật rất tốt. Thích mùi đồng loại, mùi thơm của thức ăn.
Đào hang sâu, dài, ngóc ngách. Sống trong hang hoặc trong chỗ tối.
Chuột có nhiều kẻ thù tự nhiên: mèo, rắn, chim, thú khác vv.... Các biện pháp phòng trừ chuột:
2.2.3.1. Biện pháp thủ công + Hun khói:
+ Đổ nước bắt chuột
+ Nuôi và huấn luyện chó săn bắt chuột 2.2.3.2. Biện pháp dùng bẫy cơ giới
Có nhiều loại bẫy cơ giới có thể dùng để diệt chuột trên đồng ruộng như bẫy cạm hình bán nguyệt, bẫy lồng sập, bẫy lồng hom...
Các loại bẫy cơ giới có ưu điểm rẻ tiền, dụ làm, có thể áp dụng quanh năm, tiện lợi khi sử dụng, đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm cho người và vật nuôi.
Trong các loại bẫy trên thì bẫy cạm hình bán nguyệt là loại bẫy đơn giản, rẻ tiền, gọn nhẹ, dễ sử dụng, dễ di chuyển và cho hiệu quả cao nếu sử dụng đúng kỹ thuật.
Bẫy cạm hình bán nguyệt có thể sử dụng để diệt chuột hại trên đồng ruộng, vườn cây ăn quả nói chung và cây vải, nhãn nói riêng.
Một số điểm cần chể ý khi sử dụng bẫy cạm hình bán nguyệt và các loại bẫy sập
- Bẫy mua về cần kiểm tra độ nhậy của chốt, nếu chốt dài quá bẫy khó sập thì phải gia công lại cho vừa vặn, sau để mài nhẵn và bôi 1 chút dầu mỡ để tăng độ nhập của bẫy.
- Mồi sử dụng cho bẫy nên chọn các mồi được chuột ưa thích như ngô non, khoai lang tươi, hạt lạc... kích thước mồi vừa phải, không nên to quá để chuột có thể cắn được. Chuột có đặc tính ăn thức ăn quen, nghi ngê thức ăn lạ, vì thế tùy điều kiện cây trồng ở từng vùng dùng mồi thích hợp để bẫy chuột mới có hiệu quả cao.
- Hiệu quả bẫy còn phụ thuộc vào vị trí và hướng đặt bẫy. Khi đặt bẫy phải quan sát những đường mòn chuột thường qua lại để tập trung đặt bẫy vào đường mòn để.
- Đối với các loại bẫy nhẹ (bẫy cạm hình bán nguyệt) cần có dây nối với 1 cọc cắm xuống đất hoặc buộc vào 1 điểm cố định để tránh khi chuột chạy tha mất bẫy.
- Bẫy đặt từ chập tối đến sáng hôm sau và nên kiểm tra 2 - 3 lần/đêm, nếu bẫy nào sập thì thu chuột rồi đặt lại.
- Những bẫy đã đặt được chuột trong đêm cần phải được ngâm nước, cọ rửa sạch cho hết mùi, phơi khô để hôm sau đặt tiếp sẽ cho kết quả chuột vào bẫy cao.
- Để sử dụng bẫu được lai phải thường xuyên tra dầu nhờn vào lò so để bảo vệ lò so không bị han rỉ và lực của lò so luôn mạnh khi sập.
2.2.3.3. Sử dụng bả sinh học
Sử dụng bả là phương pháp rất hiệu quả
Có nhiều loại bả khác nhau có thành phần khác nhau, nhưng thành phần cơ bản của các loại bả đều bao gồm:
Thành phần có tác dụng hấp dẫn chuột: chất thường được dùng để hấp dẫn chuột có thể là thức ăn, chất hấp dẫ sinh dục
Thành phần tiêu diệt là thành phần có tác dụng tiêu diệt chuột khi chuột ăn phải bả.
Đối với bả sinh học thành phần tiêu diệt thường là các vi sinh vật có tác động gây bệnh cho chuột sau khi chuột ăn bả.
* Ưu điểm của bả sinh học:
Tác dụng châm nhưng lâu bền và có tác dụng lan truyền trong quần thể chuột
Không gây tác động quá mạnh ngay tức thời nên không làm các cá thửê khác sợ bả
An toàn vớingười và các sinh vật khác
Sử dụng bả sinh học để diệt chuột nên chọn thời điểm khi trên vườn cây, đồng ruộng khan hiếm thức ăn hoặc chỉ có các loại thức ăn mà chuột không ưa thích để đặt bả.
* Cách tiến hành: đặt bả thành những mô nhỏ (5 - 10 gam) và đều khắp khu vực (mật độ bả đặt dày hay thưa tùy thuộc vào mật độ chuột nhiều hay ít).
* Khi sử dụng bả sinh học cần lưu ý:
+ Do bả sinh học chỉ có hiệu trong 1 thời gian ngắn nên khi mua về phải kiểm tra hạn sử dụng và phải đạt bả ngay.
+ Tránh không để bả tiếp xểc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nên đặt bả vào lúc chiều tối.
+ Việc đặt bả sinh học phải tiến hành đồng loạt và trên diện tích rộng mới cho hiệu quả cao.
2.2.3.4. Diệt chuột bằng bả hoá học.
* Bả hóa học là loại bả mà trong thành phần có yếu tố tiêu diệt là các loại thuốc hóa học. các chất này sẽ gây độc khi chuột ăn bả.
* Do sử dụng chất hóa học mà các chất này thường là chất độc thậm chí rất độc đối với người gia súc nên cần chú ý:
Chỉ sử dụng thuốc hoá học khi thật cần thiết (mật độ chuột quá cao, có nguy cơ gây hại lớn).
Chỉ nên chọn các loại thuốc có độc tính thấp, được phép sử dụng ở Việt Nam. Đó là những loại thuốc thường gây chết chậm, chủ yếu thuộc nhóm thuốc chống đông máu. Hạn chế sử dụng các loại thuốc độc tính cấp. Do chuột có khả năng vị giác tốt nên khi diệt chuột thuốc hóa học nên
đạt mồi sạch trước 2 - 3 ngày cho chuột ăn quen, rồi sau đó mới trộn thuốc thì sẽ tăng hiệu quả diệt chuột.
Đặt bả ở những nơi chuột thường qua lại.
Trước khi đặt bả phải thông báo cụ thể thời gian, địa điểm cho nhân dân biết để chủ động nhốt gia súc, gia cầm...
Nơi đặt bả phải đảm bảo cách xa nguồn nước sinh hoạt (bể, giếng nước), xa các bãi chăn thả gia súc, gia cầm.
Hàng ngày vào các buổi sáng phải tiến hành thu nhặt hết quả thừa và xác chuột chết, đem chôn ở những nơi cách xa nguồn nước sinh hoạt và xử lý bằng vôi bột, tránh gây ô nhiễm môi trường, tránh gây nguy hiểm cho người và vật nuôi.
* Cách tiến hành và thời điểm đặt bả tương tự thời điểm đặt bả sinh học. * Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm
Có thể áp dụng trên phạm vi rộng.
Có hiệu quả cao, đạt được kết quả nhanh. Chi phí thấp.
+ Nhược điểm:
Có thể gây độc cho người, môi trường và nông sản. Chuột có thể quen thuốc và kháng thuốc.
* Các loại thuốc có thể sử dụng: - Kẽm photphua.
Thuốc rẻ tiền, không gây hiện tượng chuột kháng thuốc nên được dùng phổ biến ở ta và một số nước đang phát triển.
Thuốc thuộc danh mục thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Thuốc có