1.1 .Triệu chứng tác hại
5. Phòng trừ một số sâu hại khác hại vải nhãn
5.1. Sâu gặm vỏ
- Triệu chứng: Sâu gây hại làm cho vỏ thân, cành bị tổn thương. Bên ngoài vết hại sần sùi, bong tróc.
Thuộc loại đa thực, có thể hại trên nhiều loài cây trồng như ổi, hồng, bưởi, vv... Sâu non gặm vỏ. Tuổi lớn sâu gặm sâu vào vỏ thân (hình 34)
Hoặc đục sâu hơn vào vỏ tạo thành đường hầm, đồng thời nhả chất kết dính các cục phân, mẩu vỏ thân cành và các vật liệu khác đắp thành đường hầm sâu di chuyển và gây hại trong đó (hình 35 )
- Nhận dạng:
Sâu non có mầu xám đen và bóng. Sâu trưởng thành có chiều dài trung bình 3- 4cm, đường kính thân 3- 4 mm. Miệng nhai, răng to khoẻ có mầu xám và miệng nhả tơ. Có 3 đôi chân dài ở phần đầu, 5 đôi chân ngăn ở phần bụng và đuôi. Trên thân có nhiều lông và tập trung ở phần đầu.
- Đặc điểm phát sinh gây hại
Thời kỳ sâu non dài từ tháng 4-5 năm trước đến thang 2-3 năm sau. Sâu thường ẩn náu trong thân cây về ban ngày, ban đên chui ra khỏi thân và gặm vỏ cây.
- Biện pháp phòng trừ:
Phòng trừ sâu gặm vỏ bằng cách thường xuyên kiểm tra vườn cây phá bỏ đường đục, diệt sâu.
Cạo vỏ sần, bôi booc đô vào vết tổn thương trên vỏ để tạo điều kiện phục hồi vết thương.
5.2. Sâu đục gân lá
- Sâu non đục trong gân chính của lá làm cho gân bị khô. Phiến lá bị rách theo chiều dọc.
Hậu quả là phần mút lá bị chết khô. Vết khô này lan dần vào trong. Cây bị hại tuy không chết nhưng quá trình sinh trưởng bị ảnh hưởng xấu. Cây cằn cỗi, năng suất thấp.
5.3. Rệp hại vải nhãn
Rệp hại nụ, hoa nhãn, vải có hai loại chủ yếu: rệp muội đen; rệp nâu vàng.
- Tác hại
+ Rệp trưởng thành và rệp non đều gây hại hoa và đọt non quả non. Chúng chích hút dinh dưỡng của các bộ phận non, làm cho các bộ phận này khô và biến dạng
+ Rệp thường phát sinh gây hại trên lá và chồi non, gây hại nặng trên nụ và trên hoa khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao từ 80->90%. Đặc biệt vào những năm có mùa xuân ấm và ẩm thì thiệt hại rõ rệp gây nên rất nặng.
- Đặc điểm nhận dạng:
+ Rệp thường có kích thước rất nhỏ, chiều dài khoảng 1,0 - 1,5mm nhìn trên kính lúp mới rõ. Có hai loại rệp: mầu đen và màu nâu vàng.
- Rệp muội đen (hình 37)
Hình 37: Rệp muội đen
- Rệp nâu vàng (hình 38 )
- Đặc điểm sinh sống và gây hại
+ Rệp vừa đẻ trứng vừa đẻ con.
+ Rệp trưởng thành có cánh và bay đi đẻ trứng ở các cây, cành khác.
- Phòng trừ
+ Để hạn chế rệp muội phát sinh gây hại, cần chú ý ngay từ khâu tỉa cành tạo tán, thường xuyên cắt bỏ những cành vượt hoặc những cành nhỏ nằm trong tán, những cành này ít có khả năng ra hoa cho quả, lại tiêu tốn dinh dưỡng của cây và tại môi trường thuận lợi cho rệp muội phát triển nhanh.
+ Vào đầu mùa xuân, trước khi nở hoa diệt nguồn rệp lưu trữ qua đông nhằm hạn chế phát triển số lượng rệp khi gặp thời tiết thuận lợi.
+ Biện pháp hoá học: để đảm bảo tiêu chuẩn VIETGAP cần lưu ý:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi mật độ rệp vượt quá ngưỡng gây hại kinh tế Các loại thuốc sử dụng:
Sherpa 25EC nồng độ 0.1% . Sumicidin 50EC nồng độ 0.1%
Liều lượng phun 600- 800 lít dung dịch/ha thuốc pha nồng độ áp dụng như hướng dẫn trên bao bì.
B. Câu hỏi và bài tập
1. Mô tả triệu chứng gây ra bởi bọ xít, nhện lông nhung, sâu đục quả, sâu đục gốc, thân cành vải, nhãn.
2. Trình bày một số đặc điểm cơ bản về đặc tính sinh học của bọ xít, nhện lông nhung, sâu đục quả, sâu đục gốc, thân cành vải, nhãn.
3 Nêu các biện pháp phòng trừ có thể áp dụng đối với bọ xít, nhện lông nhung, sâu đục quả, sâu đục gốc, thân cành vải, nhãn.
4. Bài tập thực hành:
- Nhận biết các đối tượng sâu hại: bọ xít, nhện lông nhung, sâu đục quả, sâu đục gốc, thân cành vải, nhãn.
- Pha chế và sử dụng thuốc hoá học phòng trừ các đối tượng sâu hại chính hại vải, nhãn.