Thực hành bài 2: Pha và sử dụng thuốc hoá học trừ sâu hại vải, nhãn

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn (Trang 28 - 31)

1.1 .Triệu chứng tác hại

1.5.Thực hành bài 2: Pha và sử dụng thuốc hoá học trừ sâu hại vải, nhãn

Khi áp dụng biện pháp hóa học đòi hỏi người sử dụng phải có hiểu biết cần thiết về thuốc và có những kỹ năng nhất định về pha chế sử dụng. Phần hướng dẫn dưới đây không chỉ áp dụng cho việc phòng trừ bọ xít hại vải nhãn mà còn có tác dụng giúp học viên ứng dụng trong các tình huống sử dụng thuốc khác.

+ Pha chế thuốc

- Mục tiêu.

Học viên pha chế và sử dụng thuốc thành thạo

- Dụng cụ, vật liệu: Khay inox hay nhựa, bình bơm thuốc. Cốc thuỷ tinh , hộp petri, xô nhựa, ống đong

- Vật liệu: các loại thuốc điển hình trừ sâu hại vải, nhãn

- Dung cụ bảo hộ: bộ bảo hộ lao động, găng tay cao su, khẩu trang, kính... - Hướng dẫn chi tiết thực hiện:

Bảng 14: Hướng dẫn thực hiện việc pha thuốc

Tên công việc Hƣớng dẫn

Pha thuốc dạng bột hoà tan trong nước

Cân lượng thuốc cần pha, đổ lượng thuốc đã cân vào bình bơm hay xô đã có một ít nước, dùng que khuấy đều cho tan hết thuốc, sau đó đổ thêm lượng nước vào cho đủ lượng đã tính, rổi dung dịch vào bình bơm đem đi phun (nếu pha vào xô)

Pha thuốc dạng bột thấm nước

- Cân một lượng thuốc bột thấm nước cần thiết cho vào một lượng nước nhỏ, khuấy từ từ cho thuốc ngấm đều với nước thành dạng sền sệt, thêm dần cho đủ nước, vừa đổ vừa quấy, sau đó mới đổ dung dịch vào bình bơm đi phun.

- Các pha dung dịch mẹ: trong thực tế sản xuất làm như trên rất mất nhiều công, nên thường pha chế thành dung dịch mẹ trước. Tính lượng thuốc cần pha cho 1 ngày, sau đó cho một lượng nước nhỏ vào xô thuốc vừa đổ vừa quấy đều cho đến khi thành hỗn hợp sền sệt.

- Đổ vào bình bơm một lượng nước, sau đó đổ lượng dung dịch mẹ cần thiết (tương ứng với lượng thuốc cần có trong 1 bình. Đổ thêm nước cho đến khi đủ lượng nước cần thiết. Khấy đều trước khi đem phun; cần nhớ trước khi lấy thuốc cho vào bình cần khuấy đều dung dịch mẹ trước khi múc đổ vào bình bơm.

Pha thuốc dạng sữa (EC, ND)

Đong lượng thuốc cần pha, đổ một ít nước vào bình sau đó đổ lượng thuốc đã đong vào bình, cho thêm lượng nước vào bình bơm cho đủ số nước cần thiết, khuấy đều hoặc lắc đều rồi đem đi phun.

Pha thuốc dạng dung dịch (DD, LC)

Cách pha tương tự như đối với dạng thuốc dạng sữa trên đây.

Bảng 15: Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa

Hiện tƣợng Nguyên nhân Cách phòng ngừa

Lượng thuốc trong bình không đủ số lượng thuốc pha.

Cân, đong không chính xác, không tráng sạch ống đong, giấy lót khi cân

Cân, đong chính xác, tráng rửa ống đong, thay giấy cân trước và sau khi thực hiện nội dung khác.

+ Sử dụng thuốc

- Mục tiêu.

Học viên biết cách sử dụng một số thiết bị, dụng cụ phun thuốc BVTV: bình thủ công (bơm tay), và bình động cơ đeo vai trong việc phung thuốc trừ sâu hại cho vây vải, nhãn.

- Địa điểm thực hành: vườn ươm vải, nhãn. - Hướng dẫn thực hiện

Bảng 16: Hướng dẫn thực hiện sử dụng thuốc

Tên công việc Hƣớng dẫn

1. Pha chế thuốc Xem hướng dẫn trong bảng 14 2. Phun thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng bình bơm tay

- Kiểm tra màng lọc thuốc trên miệng bình chứa

- Đổ thuốc vào bình (mực nước trong bình thấp hơn miệng bình chứa 5 – 10 cm để thuốc không sóng ra ngoài khi di chuyển).

- Khoác dây đeo vào 2 bên vai.

- Khoá van phun thuốc, đẩy (hoặc kéo) cần bơm để tạo áp lực trong bình tạo áp (khi thấy năng nay thì dừng lại)

- Vặn khoá cần bơm, hướng vòi vào vi trí cần phun

- Di chuyển vòi phun kết hợp sự di chuyển của cơ thể để phun đều và đủ lượng thuốc lên toàn bộ các vị trí cần phun. Chú ý tránh ngược chiều gió hoặc di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm

- Kết thúc phun: rửa sạch bình, rửa chân tay bằng xà phòng và xả nhiều lần bằng nước sạch

Sử dụng máy bơm có động cơ

- Khởi động máy. - Đeo máy lên vai. - Mở khoá vòi phun.

- Di chuyển đúng tốc độ quy định - Chọn hướng đi xuôi chiều gió. - Hướng vòi phun vào nơi cần phun - Khi phun hết thuốc

Bảng 17: Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa

TT Hiện tƣợng Nguyên nhân Cách phòng ngừa

1

Thuốc bắn vào người

- Chưa xác định đúng hướng gió, hoặc đưa vòi phun lên quá cao so với chiều cao của người phun thuốc.

Cần kiểm tra xác định hướng gió trước. Đưa vòi phun ngang tầm chiều cao của người phun.

2

Trong khi phun nước thuốc không ra

Tắc bình Sử dụng nước khô có cặn bẩn Lọc kỹ dung dịch thuốc trước khi phun.

Mở đầu vòi phun kiểm tra các rác bẩn bám vào đầu vòi phun. 3 Động cơ không hoạt động Hết xăng, hoặc bộ phận khác trong động cơ bị hỏng

Kiểm tra, sửa chữa

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại vải nhãn (Trang 28 - 31)