1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 - PHARBACO

103 462 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 6,15 MB

Nội dung

1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp “Phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp là sử dụng một tập hợp các khái niệm phương pháp và công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát, lại vừa xem xét chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để phân tích năng lực, vị thế tài chính của công ty trong hiện tại và tương lai từ đó đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.” [2, tr.66] Phân tích tình hình tài chính là vấn đề hết sức quan trọng trong việc đánh giá tình hình doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tài chính cho phép đánh giá được khái quát và toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, thấy rõ những điểm mạnh, những điểm yếu và những tiềm năng của doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích thường kết hợp sử dụng nhiều công cụ phương pháp mang tính nghiệp vụ - kỹ thuật khác nhau như phân tích so sánh, phân tích tỷ lệ, phân tích Dupont, phân tích quy mô và cơ cấu, phân tích các nhân tố thành phần, phân tích xu hướng… Mỗi một phương pháp có những tác dụng khác nhau và được sử dụng trong từng nội dung phân tích khác nhau. Phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp bao hàm nhiều nội dung khác nhau tùy thuộc vào mục đích phân tích. Tuy nhiên khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích về cơ bản luôn chú trọng những nội dung chủ yếu, những nội dung mang tính khái quát, tổng hợp, phản ánh những nét chung nhất thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp như là: đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn – nguồn vốn, phân tích tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tài chính và khả năng thanh toán, phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ, phân tích hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu sử dụng vốn. Đánh giá phân tích tình hình tài chính được dựa trên các dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp, các dữ liệu tài chính này chính là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền Thang Long University Library 2 tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính để tính toán và xác định các chỉ tiêu tài chính phản ánh thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn tình hình hiện tại của tài chính doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra khi đánh giá tình hình tài chính là phải chính xác và toàn diện. Có đánh giá chính xác thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp trên tất cả các mặt mới giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định hiệu quả, phù hợp với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và định hướng phát triển trong tương lai. Việc đánh giá chính xác và toàn diện còn giúp các nhà quản lý có các kế sách thích hợp để nâng cao năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp chính là việc sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích theo một hệ thống nhất định để thu thập, xử lý các số liệu trên báo cáo tài chính, các chỉ tiêu và mối quan hệ giữa các dữ liệu đó. Chúng ta thực hiện quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu tài chính hiện hành với quá khứ, thông qua đó người sử dụng thông tin đánh giá đúng tình hình, kết quả của việc quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Từ đó giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý và tài chính phù hợp, đưa ra các dự báo và các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích những gì đã làm được, những gì làm chưa được và dự đoán những gì sẽ xảy ra đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đề ra các biện pháp tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu và nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. 1.2. Vai trò và mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp “Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp những thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và cả các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp do đó họ quan 3 tâm với mọi hoạt động. Đối với chủ Ngân hàng và các chủ nợ khác, mối quan tâm chủ yếu của họ là đánh giá khả năng thanh toán, khả năng trả nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư khác, họ quan tâm tới cá yếu tố rủi ro, lãi suất, khả năng thanh toán… Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc cung cấp và phân tích những thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họ lựa chọn và ra các quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.” [2, trg.66-67] - Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp thì mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra còn có các mục tiêu khác như nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo công ăn việc làm…Nhà quản trị tài chính phải đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Lấy đó làm cơ sở để đưa ra các dự báo, định hướng các quyết định thích hợp không chỉ trong vấn đề tài chính mà còn nhiều vấn đề khác, đưa ra các quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Thêm vào đó phân tích tài chính nhằm kiểm soát các mặt hoạt động doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quản lý thích ứng để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. - Đối với Ngân hàng, các nhà cho vay tín dụng, các đối tác kinh doanh và các tổ chức khác mối quan tâm chủ yếu của họ là khả năng thanh toán công nợ, khả năng hợp tác liên doanh của doanh nghiệp, cho nên cần phân tích và đánh giá tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các chủ nợ họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các loại tài sản có tính thanh khoản cao để biết được khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp nếu đó là khoản vay ngắn hạn, đối với các khoản vay dài hạn họ phải đánh giá khả năng hoàn trả khi xem xét khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Và một điều quan trọng không thể thiếu đó là xem xét cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm khi cho vay. Đối với nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của Công ty, khả năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư vào Công ty. Các đối tác kinh doanh thì họ xem xét đến khả năng hợp tác của doanh nghiệp thông qua tình hình chấp hành các chế độ khả năng, tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp. - Đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp họ quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp bởi vì lợi ích của họ gắn liền với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Cả người đang làm việc và người đi tìm việc họ đều có nguyện vọng làm việc trong các Công ty có triển vọng với tương lai lâu dài để hy vọng có mức lương xứng đáng với chỗ làm việc ổn định do đó họ quan tâm đến các thông tin và số liệu tài chính để đánh giá, xem xét triển vọng của nó trong tương lai. Bên cạnh đó các cơ quan thuế, nhà cung cấp, cảnh sát kinh tế, luật sư…dù họ công tác ở các lĩnh vực Thang Long University Library 4 khác nhau nhưng họ đều rất quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của mình. 1.3. Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta thường dùng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh, phương pháp Du Pont. 1.3.1. Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán: ba hệ số thông dụng được sử dụng để xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời; Nhóm tỷ lệ này được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; Nó có tầm quan trọng to lớn trong việc đánh giá các rủi ro chứng khoán của doanh nghiệp; Các tỷ số này giúp ta đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn bao gồm: hệ số tự trả nợ, hệ số đòn bảy tài chính, hệ số tài sản cố định, tỷ số nợ trên tài sản…; qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nhóm tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: bao gồm vòng quay tổng tài sản, vòng quay vốn lưu động, chu kỳ hàng tồn kho, kỳ thu tiền trung bình…; Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. Nhóm tỷ lệ về khả năng 5 sinh lời: Nhóm tỷ lệ này cho biết lợi nhuận đạt được từ doanh thu hoặc từ tài tài sản, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp. Nhóm tỷ lệ này bao gồm tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất sinh lời (ROA), tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Mỗi nhóm tỷ lệ bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình. Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện được tình hình tài chính. Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một số dấu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tượng nghiên cứu riêng rẽ. [2, trg.69-70] 1.3.2. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính, nó sử dụng con số về một chỉ tiêu so sánh giữa các thời kỳ với nhau để từ đó đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo đủ các điều kiện có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân; nội dung so sánh bao gồm: - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước và số kỳ gốc, hệ số kỳ này với hệ số kỳ trước và hệ số kỳ gốc của doanh nghiệp, qua đó thấy rõ xu hướng thay đổi về tình tình tài chính doah nghiệp. Đây là phương pháp khá chính xác trong việc đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp rồi từ đó có những quyết định để doanh nghiệp có thể hoàn thành xuất sắc mọi kế hoạch đề ra trong tương lai. - So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của khu vực, của các doanh nghiệp khác để đánh giá thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc so sánh với doanh nghiệp tiên tiến trong ngành để rút ra những nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp rồi từ đó đưa ra các quyết định tài chính phù hợp. - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể rồi so sánh các tỷ trọng đấy qua các năm để thấy được kết cấu, mối quan hệ, mức độ phổ biến, xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá Thang Long University Library 6 hoạt động tài chính của doanh nghiệp. So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. So sánh bằng số tuyệt đối các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về quy mô nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc; so sánh bằng số tương đối thấy được tốc độ phát triển, mức độ thực hiện trong kỳ phân tích của doanh nghiệp đạt bao nhiêu phần so với kỳ gốc. Từ đó giúp đánh giá khái quát tình hình biến động hay tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu tài chính, đánh giá từ tổng quát đến chi tiết để phân tích xác định được khả năng tiềm tàng, rủi ro và nguyên nhân của sự biến động đấy. Tóm lại phương pháp so sánh là phương pháp phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt, những biến động hay những đặc trương riêng biệt vốn có của đối tượng nghiên cứu. Từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đưa ra quyết định lựa chọn. [2, trg.68-69] 1.3.3. Phương pháp phân tích tài chính Du Pont (phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính) Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả của tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm với mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó. Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét: - Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận. Mối quan hệ này đực xác lập như sau: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thần Tổng số vốn kinh doanh Doanh thu thần Tổng số vốn kinh doanh Như vậy, ta có: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Trên cơ sở đó người quản lý doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. 7 - Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Có thể thiết lập các mối quan hệ sau: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Trong công thức trên, tỷ số: Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Được gọi là thừa số vốn chủ sở hữu và thể hiện mức độ sử dụng đòn bảy tài chính của doanh nghiệp. Từ đó: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh x Mức độ sử dụng đòn bảy tài chính Từ các công thức trên ta có thể xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu bằng công thức sau: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận su thuế x Doanh thu thuần x Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Doanh thu thần Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Như vậy: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bảy tài chính Qua công thức trên, cho thấy rõ các yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ, từ đó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. [3, trg.393-395] 1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.4.1. Phân tích các báo cáo tài chính 1.4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá: Tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là bức ảnh tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Bảng cân đối kế toán được lập theo nguyên tắc cân đối: Thang Long University Library 8 Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Trong đó: Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu Phân tích bảng cân đối kế toán là phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Bên cạnh đó phân tích các nhân tố tác động đến ảnh hưởng tài sản và nguồn vốn. Từ đó đưa ra những biện pháp để cân đối tài sản và nguồn vốn, đảm bảo kinh doanh hiệu quả. “Dựa vào các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản, có thể đánh giá khái quát quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất với trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.” [1, trg.162] Bảng 1.1. Bảng phân tích cơ cấu và biến động của tài sản Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Tuyệt đối (3)=(2)-(1) Chênh lệch tương đối (%) (4)=(3)/(1) Lượng (1) Tỷ trọng (%) Lượng (2) Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác (Nguồn: Tài chính doanh nghiệp [2, trg.75]) Đánh giá sự thay đổi các mục tài sản (về giá trị, tỷ trọng cơ cấu tài sản) qua các năm; so sánh cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp với cơ cấu tài sản 9 ngắn hạn, dài hạn chung của toàn ngành. Từ đó tìm hiểu sự thay đổi bất thường của một số mục tài sản hoặc sự thay đổi chủ yếu của tài sản ở những mục nào, sự thay đổi đó có hợp lý không. Việc làm này giúp cho người phân tích đánh giá được rủi ro, những thay đổi không hợp lý. Chú ý khi đánh giá, nhận xét cần chú trọng đến đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực tế trên thị trường và giai đoạn phát triển của nền kinh tế. “Dựa vào chỉ tiêu phản ánh trong phần nguồn vốn doanh nghiệp có thể cho biết được cơ cấu của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có. Đồng thời quan hệ kết cấu này cũng giúp đánh giá tính tự chủ cũng như khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp.” [1, trg.162] Bảng 1.2. Bảng phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch tuyệt đối (3)=(2)-(1) Chênh lệch tương đối (%) (4)=(3)/(1) Lượng (1) Tỷ trọng (%) Lượng (2) Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí, quỹ khác Tổng nguồn vốn (Nguồn: Tài chính doanh nghiệp [2, trg.75]) Tương tự như phân tích đánh giá sự thay đổi của tài sản, phân tích biến động của các khoản mục nguồn vốn sẽ giúp ta thấy được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của từng khoản mục nguồn vốn qua các năm có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng vận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mình hay không. Khi phân tích, nhận xét đánh giá tình hình nguồn vốn cũng cần chú ý đến đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực tế trên thị trường và giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Trong phân tích chung, trước hết phải quan sát các chỉ tiêu tổng hợp của bảng cân đối kế toán thông qua sự thay đổi số đầu kỳ và cuối kỳ của tài sản và nguồn vốn sau đó đánh giá sự thay đổi đó là tích cực hay tiêu cực để có định hướng đưa ra phân Thang Long University Library 10 tích chi tiết và hoạch định những giải pháp trong quản lý và điều hành. Trước hết phải so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Sự thay đổi này cho thấy quy mô tài sản tăng hay giảm, nguồn vốn tài trợ cho các tài sản đó được huy động như thế nào. Tuy nhiên, việc tăng hay giảm số tổng cộng chưa thể biểu thị cho sự hoạt động tích cực hay tiêu cực của doanh nghiệp một cách đầy đủ. Chính vì vậy, ngoài việc so sánh sự thay đổi của các số tổng cộng, ta cần tiến hành tìm hiểu mối quan hệ và biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính và tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thêm vào đó, cần phải phân tích đánh giá mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng. Nếu TSNH > NNH thì đây là điều hợp lý vì việc này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa TSNH và NNH. Ngược lại, nếu TSNH < NNH điều này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa TSNH và NNH vì đây là dấu hiệu doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn vào TSDH. Nếu TSDH lớn hơn NDH và phần thiếu hụt được bù đắp từ VCSH thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích NDH và VCSH, nhưng nếu phần thiếu thiếu hụt được bù đắp bằng một phần NNH thì lại là điều không hợp lý vì lúc này TSNH không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán NNH, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng. Nếu TSDH nhỏ hơn NDH điều này chứng tỏ một phần NDH được sử dụng để tài trợ cho TSNH, việc làm này vừa dẫn đến sự lãng phí chi phí lãi vay vừa thể hiện việc sử dụng sai mục đích của NDH, nó có thể làm cho lợi nhuận kinh doanh giảm và làm rối loạn tài chính doanh nghiệp. 1.4.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phân tích các nhân tố như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế qua các năm. “Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể đánh giá khái quát lợi nhuận của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước và sau thuế. Việc so sánh lợi nhuận của các kỳ kế toán liên tiếp theo số tuyệt đối và số tương đối sẽ cho thấy xu hướng biến động của chỉ tiêu này. Hơn nữa cũng có thể đánh giá sự biến đổi của cơ cấu lợi nhuận bằng cách so sánh tỷ trọng lợi nhuận của từng hoạt động trong tổng số lợi nhuận qua các năm để xem xét nguồn lợi nhuận chính của doanh nghiệp là do hoạt động nào mang lại.” [4, trg.221] [...]... trình bày ở chương 2 với nội dung: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco 22 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM TRUNG ƢƠNG I – PHARBACO 2 .1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Trung Ƣơng I – Pharbaco 2 .1. 1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco 2 .1. 1 .1 Quá trình hình thành... thuốc tân dược Xí nghiệp hoá dược nay là Công ty Cổ Phần hoá dược Hà nội: sản xuất hoá chất làm thuốc và một số loại vật tư y tế Xí nghiệp dược phẩm 3 nay là Công ty Cổ Phần Dược phẩm trung ương III tại Hải Phòng Năm 19 93 Xí nghiệp Dược Phẩm 1 đổi tên thành Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung Ương I nay là Công ty Cổ Phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco Căn cứ Quyết định số: 286/QĐ-BYT ngày 2 5- 0 1- 2007 và Quyết... bản dở dang 23.785.638.529 18 0.062 .11 6 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 6.4 81. 153.380 6.4 81. 153.380 6.4 81. 153.380 V Tài sản dài hạn khác 1. 812 . 413 .17 5 756.7 41. 568 1. 567.527.025 TỔNG TÀI SẢN - (23.605.576. 413 ) (99,24) 512 .705.950.632 533 .10 0. 512 .822 5 31. 755.752 .17 9 (18 0.062 .11 6) (10 0) 0 0 0 (1. 055.6 71. 607) (58,25) 810 .785.457 10 7 ,14 (1. 344.760.643) (0,25) 0 20.394.562 .19 0 3,98 ( Nguồn: Phòng Kế... Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco 2.2.2 .1 Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco Việc nắm rõ cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty là việc làm vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong công tác quản lý tài chính Công ty Và thông qua việc phân tích các cơ cấu tài sản, nguồn vốn đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hình. .. trọng tài sản của Công ty Biểu đồ 2.3 Biểu đồ cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn của Công giai đoạn 2 011 -2 013 ty giai đoạn 2 011 02 013 10 0% 10 0% 90% 90% 80% 44,94% 70% 48,68% 80% 51, 57% 60% 44,03% 48,73% 60% 50% Tài sản ngắn hạn 40% 30% 44,64% 70% 55,06% 20% 51, 32% 50% 40% Tài sản dài hạn Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn 48,43% 37,69% 39,06% 34,92% 17 ,67% 16 ,92% 16 ,35% 2 011 30% 2 012 2 013 20% 10 % 10 % 0% 0% 2 011 2 012 2 013 31. .. (26 ,11 ) 93. 415 .737.534 10 3.936.347.880 11 6.209 .11 8.397 10 .520. 610 .346 11 ,26 12 .272.770. 517 11 , 81 117 .896.035.239 12 8 .17 2.888.474 13 7. 717 .257.784 10 .276.853.235 8,72 9.544.369. 310 7,45 9.802.4 51. 532 2.783.044.999 26,76 B - TSDH 282.298.506.286 273.609.573. 413 257.537.324.244 (8.688.932.873) (3,08) (16 .072.249 .16 9) (5,87) II Tài sản cố định 274.004.939.7 31 266.3 71. 678.465 249.488.643.839 (7.633.2 61. 266) (2,79)... Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco giai đoạn 2 011 -2 013 Bảng 2 .1 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2 011 -2 013 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Năm 2 012 với năm2 011 Doanh thu thuần 422.453.809 .18 9 509.666.042.8 91 5 21. 656.395.259 Năm 10 13 với năm2 012 Chênh Chênh lệch Chênh lệch lệch Chênh lệch tuyệt tương tuyệt đối tương đối đối đối (%) (%) 87. 212 .233.702 20,64 11 .990.352.368... của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco Bảng 2.3 Bảng xu hƣớng biến động về tài sản của Công ty giai đoạn 2 011 -2 013 Đơn vị tính: VNĐ Năm 2 012 so với năm 2 011 CHỈ TIÊU A - TSNH Năm 2 011 Năm 2 012 Năm 2 013 Chênh Chênh lệch tuyệt lệch Chênh lệch tuyệt đối tương đối đối (%) Chênh lệch tương đối (%) 29.083.495.063 12 ,62 14 .727.488.526 10 .489.600.222 5.502.986.483 63,30 (3.707.468.634) (26 ,11 )... 444.866.262.077 5 41. 809.076.242 522.847.9 81. 709 96.942. 814 .16 5 21, 79 (18 .9 61. 094.533) (3,50) Tổng chi phí 436. 519 .467.285 538.296.060.629 5 21. 432.247.377 10 1.776.593.344 23,32 (16 .863. 813 .252) (3 ,13 ) Chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế Năm 2 011 Năm 2 012 8.346.794.792 3. 513 . 015 . 613 Năm 2 013 1. 415 .734.332 (4.833.779 .17 9) (57, 91) (2.097.2 81. 2 81) (59,70) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty) ... (16 .883.034.626) (6,34) 1 Tài sản cố định hữu hình 250. 219 .3 01. 202 266 .19 1. 616 .349 249.488.643.839 15 .972. 315 .14 7 6,38 (16 .702.972. 510 ) (6,27) I Tiền và các khoản tương ương tiền III Các khoản phải thu ngắn hạn IV Hàng tồn kho V Tài sản ngắn hạn khác 230.407.444.346 259.490.939.409 274. 218 .427.935 Năm 2 013 so với năm 2 012 8.694.082.373 10 .4 01. 589.200 14 .19 7.068.856 13 .18 4.634 .19 9 34 5,68 (3.382 .18 2.667) . 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. 1. Khái niệm về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính trong. trg.39 3-3 95] 1. 4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1. 4 .1. Phân tích các báo cáo tài chính 1. 4 .1. 1. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng. khái quát tình hình tài chính, phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn – nguồn vốn, phân tích tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tài chính và khả năng thanh toán, phân tích tình hình lưu

Ngày đăng: 25/06/2015, 15:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Phạm Văn Dược (2010), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.82-162 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: PGS.TS. Phạm Văn Dược
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 2010
2. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2012), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, tr.66-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Lưu Thị Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Năm: 2012
3. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm (2010), Giáo trình Tài chính doanh ngiệp, Nhà xuất bản Tài chính, tr.118-395 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh ngiệp
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2010
4. PGS.TS. Phạm Quang Trung (2009), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, tr.221-227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Phạm Quang Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Năm: 2009
6. Báo cáo tài chính theo nhóm ngành, www.cophieu68.vn , http://www.cophieu68.vn/category_ib2.php Link
5. Huỳnh Thị Hằng (2009), Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w