Đơn vị tính: VNĐ
2.3.4. So sánh các chỉ tiêu của Công ty với chỉ tiêu bình quân ngành
Để đánh giá chính xác tình hình tài chính của Công ty ta so sánh các chỉ tiêu của Công ty với các chỉ tiêu bình quân của ngành.
Bảng 2.27. Bảng so sánh một số chỉ tiêu tài chính của Công ty với ngành
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Ngành Công ty Ngành Công ty Ngành Công ty Tỷ số nợ trên tổng tài sản 59 82 57 83 57 84 Tỷ số nợ trên VCSH 145 466 135 491 132 512 Hệ số thanh toán hiện thời 144 101 148 111 148 106 Hệ số thanh toán nhanh 77 49 79 56 78 53 Hệ số thanh toán tức thời 15 4 17 6 18 4 Hệ số lãi ròng 6 1,98 6 0,69 6 0,27 ROA 9 1,66 10 0,67 9 0,27 ROE 21 11,16 23 3,89 21 1,6 (Nguồn: Số liệu dược tổng hợp từ Báo cáo tài chính của Công ty và
www.cophieu68.vn [6])
Tỷ số nợ trên lãi vay và tỷ số nợ trên VCSH của Công ty giai đoạn 2011-2013 đều có xu hướng tăng và có tỷ số lớn hơn bình quân ngành. Điều này cho thấy Công ty phụ thuộc quá nhiều vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ từ đó dẫn đến Công ty chịu độ rủi ro cao.
Dựa vào bảng trên ta thấy trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 cả ba hệ số khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, khả năng tức thời của Công ty đều thấp hơn nhiều so với bình quân ngành nhưng hệ số thanh toán hiện thời của Công ty đều lớn hơn 100% nên Công vẫn có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Cụ thể nhìn vào bảng 2.27 ta thấy trong khi hệ số thanh toán nhanh bình quân ngành của năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 77% 49% và 79% thì hệ số thanh toán nhanh của Công ty trong ba năm này đều rất thấp nó nhỏ hơn bình quân ngành. Điều này cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho nhỏ hơn nợ ngắn hạn hay nói
cách khác là giá trị tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp không đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Công ty không có đủ khả năng thực hiện thanh toán nhanh. Vì hệ số thanh toán nhanh của Công ty thấp hơn nhiều so với hệ số thanh toán nhanh bình quân của ngành nên Công ty cần có những biện pháp khắc phục và cải thiện khả năng thanh toán nhanh của mình.
Nhìn vào bảng ROA, ta thấy hệ số ROA của ngành tăng giảm tương đối ổn định, trong khi đó hệ số ROA của Công ty lại giảm mạnh qua các năm. Không những thế hệ số ROA của Công ty còn thấp hơn nhiều so với bình quân ngành. Cụ thể năm 2011 hệ số ROA của ngành gấp 5,42 lần so với ROA của Công ty, đến năm 2012 thì gấp 14,53 lần và đến năm 2013 ROA của ngành gấp 33,33 lần ROA của Công ty. Điều này cho thấy rõ tình hình kinh doanh và hiệu quả sử dụng nguồn tài sản của Công ty không được tốt. Nhìn chung tình hình ROE của Công ty so với ngành cũng giống như tình hình của ROA. Hệ số ROE của ngành tăng vào năm 2012 và giảm vào năm 2013. Trong khi đó ROE của Công ty qua các năm có xu hướng giảm, tốc độ giảm của nó mạnh và đạt hệ số nhỏ hơn so với bình quân ngành. Cho nên Công ty cần có biện pháp tích cực trong hoạt đông kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao cho Công ty.