CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM TRUNG ƢƠNG I – PHARBACO
2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco
Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco
2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco
Việc nắm rõ cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty là việc làm vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong công tác quản lý tài chính Công ty. Và thông qua việc phân tích các cơ cấu tài sản, nguồn vốn đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản để từ đó phát hiện được tình trạng mất cân đối, và có phương hướng và biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi cho doanh nghiệp.
Thông qua bảng cân đối kế toán năm 2011, năm 2012, năm 2013 của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco ta có được bảng cơ cấu tài sản nguồn vốn như sau:
Bảng 2.2. Bảng cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: VNĐ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn 230.407.444.346 44,94% 259.490.939.409 48,68% 274.218.427.935 51,57% Tài sản dài hạn 282.298.506.286 55,06% 273.609.573.413 51,32% 257.537.324.244 48,43% Nợ ngắn hạn 228.893.893.624 44,64% 234.712.730.883 44,03% 259.119.957.368 48,73% Nợ dài hạn 193.221.329.694 37,69% 208.207.615.120 39,06% 185.688.215.120 34,92% Tổng nợ 422.115.223.318 82,33% 442.920.346.003 83,08% 444.808.172.488 83,65% Vốn chủ sở hữu 90.590.727.314 17,67% 90.180.166.819 16,92% 86.947.579.691 16,35% (Nguồn: Phòng kế toán) Dựa vào bảng cơ cấu tài sản nguồn vốn trên ta có thể vẽ được hai biểu đổ về cơ cấu tỷ trọng tài sản và nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn năm 2011-2012.
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ cơ cấu tỷ trọng tài sản của Công ty giai đoạn 2011-2013
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn của Công ty giai đoạn 201102013 55,06% 51,32% 48,43% 44,94% 48,68% 51,57% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn 17,67% 16,92% 16,35% 37,69% 39,06% 34,92% 44,64% 44,03% 48,73% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu
32
Thông qua hai biểu đồ 2.2 và 2.3 ta có thể thấy được Công ty đang áp dụng chính sách quản lý tài sản thận trọng. Công ty sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn. Điều này giúp cho khả năng thanh toán của Công ty được đảm bảo, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên Công ty sẽ phải đối mặt với việc chi phí huy động vốn cao hơn do các khoản phải thu khách hàng ở mức cao nên chi phí quản lý cũng cao thêm cào đó lãi xuất vay dài hạn cao hơn lãi suất vay ngắn hạn.
+Nhìn vào bảng 2.2 và biểu đồ cơ cấu tỷ trọng tài sản ta thấy trong cả ba năm 2011- 2013 cơ cấu của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều chiếm ưu thế gần bằng nhau (năm 2011 và năm 2012 tài sản dài hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn không nhiều, đến năm 2013 tài sản ngắn hạn tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản nhưng mức chênh lệch này không nhiều chỉ 3,14%). Giai đoạn 2011-2013 tỷ trọng tài sản dài hạn giảm dần qua qua các năm tức là tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng dần qua các năm. Năm 2012, tài sản ngắn hạn là 259.490.939.409 VNĐ chiếm tỷ trọng 48,68% trong tổng tài sản, tăng 3,74% so với năm 2011. Đến năm 2013, tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng và đạt 51,57% tức là tăng 2,89% so với tỷ trọng năm 2012. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng như vậy chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho có xu hướng tăng mạnh. Tỷ trọng hàng tồn kho lớn trong tổng tài sản, từ 22,99% trong năm 2011 lên tới 24,04% trong năm 2012 và đến năm 2013 là 25,90%. Nguyên nhân của sức tăng này là do Công ty luôn trong tình trạng có nhiều đơn hàng đang trong quá trình sản xuất và đơn đặt hàng không ngừng tăng dẫn tới chi phí sản xuất kinh doanh dở dang rất lớn, thêm vào đó Công ty sử dụng chính sách bán chịu để thu hút thêm nhiều khách hàng, cộng thêm Công ty cũng tăng lượng hàng tồn kho để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong tổng tài sản của Công ty thì tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng là 48,43% vào năm 2013 tức giảm 2,89% so với năm 2012 và giảm 6,63% so với năm 2011. Có mức giảm này là do trong ba năm qua Công ty giảm dần việc đầu tư vào tài sản cố định. Thêm vào đó chi phí xây dựng dở dang đã giảm mạnh vào năm 2012 và đến năm 2013 đã không còn do đã hoàn thành xong tất cả các hoạt động xây dựng dở dang vào năm trước. Măc dù tỷ trọng tài sản dài hạn giảm nhưng nó vẫn khá cao điều đó cho thấy Công ty vẫn quan tâm trong việc mua sắm, nâng cấp máy móc thiết bị, nhà xưởng để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng cản phẩm ngày càng tốt và hiệu quả.
Sau giai đoạn kinh doanh 2011-2013 ta có thể thấy, Công ty đã tập trung cả vào đầu tư tài sản ngắn hạn và tài sản hài hạn. Công ty đã dần chú trọng đầu tư hơn vào tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản. Ta thấy rằng sự thay đổi cơ cấu này là tương đối hợp lý đối với ngành nghề và hình thức hoạt động của Công ty. Công ty đang dần tập chung vốn phần lớn vào tài sản ngắn hạn, từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh được thuận lợi. Ta thấy rằng cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty đang ngày càng lớn hơn điều này là rất cần thiết, chứng tỏ Công ty đang dần linh hoạt hơn trong lĩnh vực đầu tư.
+ Nhìn vào bảng số liệu 2.2 và biểu đồ cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 ta thấy tổng nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty. Năm 2011 tổng nợ chiếm 82,33% trên tổng nguồn vốn, năm 2012 chiếm 83,08% và năm 2013 chiếm 83,65% trên tổng nguồn vốn. Ta thấy rằng tỷ trọng nợ có xu hướng tăng qua các năm mặc dù tỷ trọng tăng không nhiều, tỷ trọng nợ năm 2012 tăng 0,75% so với năm 2011, năm 2013 tỷ trọng nợ tăng 0,57% so với năm 2012. Tỷ trọng nợ của Công ty tăng lên chủ yếu là do khoản nợ dài hạn tăng lên vào năm 2012 và sự tăng lên của khoản nợ ngắn hạn vào năm 2013. Cụ thể năm 2012: nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng 44,03% trong tổng nguồn vốn giảm 0,61% so với năm 2011, trong khi đó tỷ trọng nợ dài hạn là 39,06% tức là tăng 1,37% so với năm 2011. Năm 2013: tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng 4,7%, tỷ trọng nợ dài hạn giảm 4,14% so với năm 2012. Ta thấy rằng tốc độ tăng tỷ trọng nợ dài hạn lớn hơn tốc độ giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2011-2012, giai đoạn 2012-2013 tốc độ tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ giảm tỷ trọng nợ dài hạn. Chính vì điều này mà có sự tăng tỷ trọng nợ qua các năm của Công ty.
Dựa vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.3 chúng ta có thể thấy tổng nguồn vốn ngày càng tăng còn tỷ trọng vốn chủ sở hữu ngày càng giảm. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2011 chiếm 17,67%, năm 2012 chiếm 16,92% và năm 2013 chiếm 16,35% so với tổng nguồn vốn. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu không ngừng giảm trong khi tỷ trọng nợ không những tăng mà còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Công ty đã biết khai thác đòn bảy tài chính, ngày càng biết cách huy động vốn bằng nguồn đi vay. Nhưng điều này cũng nói lên trong tổng số nguồn vốn mà Công ty đang quản lý và sử dụng thì chủ yếu là nguồn vốn vay nợ dẫn đến việc phụ thuộc tài chính đối với các chủ nợ cao vì Công ty sử dụng nguồn vốn vay khá lớn. Nó cũng có nghĩa Công ty không có tự chủ cao về vốn, khả năng tự tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Công ty giảm nên có thể nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh không được đảm bảo và dẫn đến mức độ rủi ro của Công ty ngày càng cao.
34
2.2.2.2. Phân tích xu hướng biến động về tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco
Bảng 2.3. Bảng xu hƣớng biến động về tài sản của Công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Năm 2012 so với năm 2011
Năm 2013 so với năm 2012 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%) Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%) A - TSNH 230.407.444.346 259.490.939.409 274.218.427.935 29.083.495.063 12,62 14.727.488.526 5,68 I. Tiền và các khoản
tương đương tiền 8.694.082.373 14.197.068.856 10.489.600.222 5.502.986.483 63,30 (3.707.468.634) (26,11) III. Các khoản phải
thu ngắn hạn 93.415.737.534 103.936.347.880 116.209.118.397 10.520.610.346 11,26 12.272.770.517 11,81 IV. Hàng tồn kho 117.896.035.239 128.172.888.474 137.717.257.784 10.276.853.235 8,72 9.544.369.310 7,45 V. Tài sản ngắn hạn khác 10.401.589.200 13.184.634.199 9.802.451.532 2.783.044.999 26,76 (3.382.182.667) (25,65) B - TSDH 282.298.506.286 273.609.573.413 257.537.324.244 (8.688.932.873) (3,08) (16.072.249.169) (5,87) II. Tài sản cố định 274.004.939.731 266.371.678.465 249.488.643.839 (7.633.261.266) (2,79) (16.883.034.626) (6,34) 1. Tài sản cố định hữu hình 250.219.301.202 266.191.616.349 249.488.643.839 15.972.315.147 6,38 (16.702.972.510) (6,27)
4. Chi phí xây dựng
cơ bản dở dang 23.785.638.529 180.062.116 - (23.605.576.413) (99,24) (180.062.116) (100) IV. Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn 6.481.153.380 6.481.153.380 6.481.153.380 0 0 0 0 V. Tài sản dài hạn
khác 1.812.413.175 756.741.568 1.567.527.025 (1.055.671.607) (58,25) 810.785.457 107,14 TỔNG TÀI SẢN 512.705.950.632 533.100.512.822 531.755.752.179 20.394.562.190 3,98 (1.344.760.643) (0,25)
( Nguồn: Phòng Kế toán) Dựa vào bảng số liệu trên ta có biều đồ tỷ trọng của các khoản mục tài sàn ngắn hạn như sau:
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng các khoản mục trong tài sản ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2011-2013
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
3,77% 0,00% 40,54 40,54 % 51,17 % 4,51% 5,47% 0,00% 40,05 % 49,39 % 5,08% 3,83% 0,00% 42,38% 50,22% 3,57% Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
36
Tình hình biến động tài sản
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy trong giai đoạn 2011-2013 tài sản ngắn hạn của Công ty có xu hướng tăng còn tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm qua các năm. Tổng tài sản năm 2012 tăng 20.394.562.190 VNĐ tức là tăng 3,98% so với năm 2011. Có mức tăng này là do tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng 12,62% so với năm 2011 và tốc độ tăng này lớn hơn tốc độ giảm của tài sản dài hạn, tài sản dài hạn năm 2012 giảm 3,08% so với năm 2011. Đến năm 2013 tổng tài sản có xu hướng giảm nhẹ, giảm 1.344.760.643 VNĐ tương đương giảm 0,25% so với năm 2012. Trong giai đoạn 2012-2013, tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng 14.727.488.526 VNĐ tức là tăng 5,68% so với năm 2012. Nhưng trong khi đó, tài sản dài hạn năm 2013 giảm 16.072.249.169 VNĐ tức giảm 5,87% so với năm 2012. Chính vì tốc độ giảm của tài sản dài hạn lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn mà dẫn đến việc giảm tổng tài sản trong giai đoạn năm 2012- 2013. Để thấy rõ hơn những biến động của tài sản ta đi vào phân tích chi tiết tường khoản mục của bảng cân đối kế toán.
- Tình hình biến động tài sản ngắn hạn:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Từ năm 2011 đến năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền tăng 5.502.986.483 VNĐ tức là tăng 63,30% so với năm 2011. Tiền và các khoản tương đương tiền này tăng là do tiền thu từ hoạt động kinh doanh tăng, thêm vào đó tiền thu từ hoạt động đầu tư cũng tăng đáng kể. Tiền mặt và các khoản tương đương tiền năm 2013 đạt 10.489.600.222 VNĐ tương đương giảm 26,11% so với năm 2012. Mặc dù doanh thu giai đoạn 2011 - 2013 tăng nhưng khoản tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm là do Công ty huy động vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanhdoanh thu tăng tức doanh số bán hàng của Công ty tăng kéo theo sự tăng lên của sản lượng sản xuất cộng thêm giá thành của hàng hóa nguyên vật liệu dược phẩm của Công ty nhập tăng nên các khoản tiền chi trả cho người cung cấp tăng mạnh, ngoài ra Công ty còn phải chi một khoản tiền cho thua lỗ từ hoạt động tài chính do đến kỳ thanh toán nợ gốc. Việc giảm tiền và các khoản tương đương tiền này có thể làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán những khoản tức thời cho nhà cung cấp. Ta thấy việc dự trữ lượng tiền của Công ty thấp dẫn đến mất an toàn trong thanh toán của Công ty thêm vào đó nó còn làm cho Công ty không nắm bắt thời cơ kịp thời qua hoạt động đầu cơ như mua nguyên vật, thiết bị khi giá giảm.
+Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn tăng 10.520.610.346 VNĐ tức là đạt 1,11 lần so với năm 2011. Đến năm 2013 khoản phải thu ngắn hạn này vẫn tăng mạnh, lượng tăng này là 12.272.770.517 VNĐ tương đương tăng 11,81% so với năm 2012. Trong giai đoạn 2011 – 2013, tài sản ngắn hạn của Công ty có xu hướng tăng, các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn và lần lượt là 51,17%; 49,39% và 50,22%. Điều này cho thấy vốn Công ty bị chiếm dụng ngày càng nhiều đồng thời cũng nói lên Công ty đã thực hiện tốt chính sách mở rộng hoạt động kinh doanh và tạo được niềm tin của khách hàng với sản phẩm của Công ty đặc biệt là những khách hàng ở thị trường mới như là Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi.
Bảng 2.4. Bảng xu hƣớng biến động về các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2011-2013